Đừng chủ quan, đau lưng âm ỉ cũng có thể tiểu ra sỏi
Bệnh sỏi thận tiết niệu cực kỳ phổ biến nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra hàng loạt biến chứng khó lường.
PGS.TS Đỗ Trường Thành, Trưởng khoa Phẫu thuật tiết niệu, BV Việt Đức cho biết, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam, trong đó nam giới chiếm 60%.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu như: Rối loạn chuyển hoá gây tăng canxi máu và canxi niệu; thay đổi pH nước tiểu (bình thường pH: 5,6 – 6,3); dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh hoặc hẹp đường tiết niệu mắc phải gây ứ đọng nước tiểu tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên sỏi.
Đa số các trường hợp sỏi canxi không rõ nguyên nhân, một số tăng canxi do chế độ ăn uống, bệnh lý như mất nước, nằm bất động lâu, tăng canxi niệu gây sỏi hoặc do cường tuyến cận giáp gây tăng canxi, hạ phosho.
Hình ảnh những viên sỏi chi chít trong thận
Ngoài ra, các yếu tố địa dư, khí hậu và chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến sự hình thành sỏi thận.
Theo PGS Thành, những trường hợp sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, xuống bàng quang và bệnh nhân có thể đi tiểu sỏi ra ngoài hoặc sỏi gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận và suy chức năng thận có sỏi.
Khi để muộn, sỏi đài bể thận sẽ gây biến chứng như: Nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận; viêm quanh thận xơ hoá; cao huyết áp do sỏi san hô thận gây thiếu máu nhu mô thận, teo thận; suy thận do sỏi thận 2 bên gây tắc nghẽn…
Video đang HOT
Dù tỉ lệ người dân mắc sỏi tiết niệu khá lớn nhưng thường hay đi khám ở giai đoạn muộn do nhiều triệu chứng ban đầu bị bỏ qua.
Do đó, khi có những triệu chứng sau, PGS Thành khuyên người dân cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
- Đau âm ỉ thắt lưng, lúc này sỏi đài thận hoặc sỏi san hô chưa gây tắc nghẽn. Đôi khi bệnh nhân không có triệu chứng được phát hiện sỏi thận tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hay do tăng huyết áp.
- Cơn đau quặn thận điển hình, lúc này sỏi gây tắc nghẽn bể thận niệu quản. Cơn đau lan xuống hố chậu, bìu kèm theo nôn và bụng chướng.
- Đái ra máu do sỏi di chuyển khi vận động hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương niêm mạc đài bể thận chảy máu.
- Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu: Bệnh nhân sốt cao 38 – 39 độ C, thận to đau, đi tiểu đục và đôi khi gặp tình trạng sốc nhiễm trùng vã mồ hôi, nổi vân tím toàn thân và tụt huyết áp.
Một số trường hợp bệnh nhân đến muộn khám thấy vùng thắt lưng bên có sỏi thận sưng nề tấy đỏ do sỏi tắc nghẽn gây ứ mủ thận, viêm tấy quanh thận hoặc thấy rò mủ thắt lưng do áp xe quanh thận đã vỡ sau phúc mạc và chảy ra ngoài.
Để phòng bệnh và theo dõi sau điều trị sỏi thận, người bệnh cần có chế độ ăn uống nhiều nước trên 2 lít/ ngày, hạn chế thức ăn nhiều canxi, oxalate như sữa, phomat, chè, hạn chế protit động vật. Với những bệnh nhân đã tán sỏi, sau phẫu thuật cần phải tái khám định kỳ để phát hiện sớm các biến chứng cũng như sỏi tái phát.
Theo Vietnamnet
Những thói quen giúp tránh sỏi thận và ngăn bệnh tái phát
Sỏi thận có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào. Bệnh có thể gây ra những cơn đau dữ dội hai bên lưng. Có nhiều thói quen trong ăn uống, sinh hoạt đang góp phần gây sỏi thận mà nhiều người chúng ta không hề biết.
Có nhiều thói quen trong ăn uống, sinh hoạt đang góp phần gây sỏi thận mà nhiều người chúng ta không hề biết - SHUTTERSTOCK
Sỏi thận xuất hiện khi những chất thải trong máu không được thải hết ra ngoài mà tích tụ trong thận. Qua thời gian, chúng tạo thành những viên đá cứng, tức sỏi thận. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra với người uống ít nước, theo MSN.
Viên sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiểu. Nó xuất hiện khá phổ biến với bệnh nhân sỏi thận. Khi đó, dấu hiệu rõ nhất là sẽ bị đau dữ dội ở vùng bụng hoặc háng, thậm chí có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Các thống kế cho thấy có đến 50% những người từng bị viên sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu sẽ bị lại trong vòng 5 năm.
Những triệu chứng đặc trưng của sỏi thân là đau ở lưng dưới, đôi khi là ở háng. Đàn ông có thể bị đau ở tinh hoàn và bìu. Sỏi thận cũng làm bồn chồn, khó nằm yên một tư thế, buồn nôn, đi tiểu nhiều, đau khi tiểu và có máu trong nước tiểu.
Những thói quen sau có thể gây sỏi thận và làm bệnh tái phát:
Chế độ ăn giàu protein, ít chất xơ và không chịu tập luyện thể dục thường xuyên.
Gia đình có người có tiền sử bị sỏi thận.
Từng bị nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đã bị sỏi thận trước đó, đặc biệt là trước năm 25 tuổi.
Chỉ còn 1 quả thận hoạt động khỏe mạnh.
Ngoài ra, uống nhiều một số loại thuốc cũng có thể gây sỏi thận, chẳng hạn như aspirin, thuốc kháng a xít dùng để trị ợ nóng hay đầy hơi, thuốc lợi tiểu, một số loại kháng sinh và thuốc chống động kinh.
Muốn giảm nguy cơ bị sỏi thận tái phát thì phải tránh những điều trên.
Khi điều trị sỏi thận, những viên sỏi nhỏ có thể được đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Với những viên lớn hơn, bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm hoặc năng lượng laser để phá vỡ chúng, theo MSN.
Chế độ ăn với nhiều chất béo, đường, muối cũng góp phần gây sỏi thận. Hầu hết các trường hợp sỏi thận là sỏi canxi, hình thành do canxi oxalat tích tụ trong thận. Với loại sỏi thận này, người bệnh cần giảm lượng oxalate trong các bữa ăn hằng ngày.
Do đó, người bệnh cần hạn chế ăn những món có nhiều oxalate như củ dền, măng tây, chocolate, các loại quả mọng, cần tây, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, đậu nành. Nếu muốn ăn kiêng những món này thì người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp.
Đặc biệt, muốn ngăn sỏi thận thì nhất thiết phải uống nhiều nước để ngăn chất thải tích tụ trong thận và thành sỏi, các chuyên gia khuyến cáo
Theo Thanh Niên
Hỏng cả đời vì coi thường 'mấy viên sỏi nhỏ' ở thận Sỏi nhỏ trong thận có thể di chuyển xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận, gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến ứ nước, ứ mủ thận, suy chức năng thận có sỏi, giãn đài bể thận, ứ nước, ứ mủ thận, suy thận... Ảnh minh họa: Internet Theo các chuyên gia của Bệnh viện Việt Đức, sỏi tiết niệu chiếm 45...