Đừng chỉ uống nước “suông”!
Uống nước trước bữa ăn không hề gây loãng dịch vị, làm giảm sự ngon miệng, chỉ uống nước không cũng chưa hẳn tốt… là những gì bạn cần nhớ khi bổ sung nước cho cơ thể
1. Không uống nước vào sáng mùa đông
Bất kể là thời tiết nóng hay lạnh, cơ thể luôn cần nước, nhất là sau 1 đêm cơ thể không được bổ sung mà còn hao hụt 1 lượng nước lớn.
Vì thế nên uống 1 cốc nước ấm ngay sau khi thức giấc hoặc ăn sáng với các món nhiều nước như cháo hay sữa.
Các món ăn mặn sẽ “hút” một lượng nước khá lớn của cơ thể, làm bạn luôn có cảm giác khát nước.
2. Không uống nước trước bữa ăn
Nhiều người cho rằng, việc uống nước trước bữa ăn có thể làm giảm sự ngon miệng nhưng thực tế lại rất có lợi cho hệ tiêu hóa.
100ml nước ấm hay nước ép trái cây, sữa chua, trà hoa cúc hoặc 1 bát súp nhỏ trước bữa ăn có tác dụng kích thích nhu động dạ dày, giúp nhuận tràng, tiêu cơm.
3. Uống đủ lượng nước hàng ngày
Video đang HOT
Cơ thể chúng ta cần trung bình khoảng 2.000ml nước mỗi ngày nhưng không có nghĩa là uống ngần đó nước nguyên chất. Bởi các thực phẩm hàng ngày cũng là nguồn bổ sung nước dồi dào cho cơ thể. Ví dụ: bản thân cơm cũng chứa tới 60% là nước, khi chế biến thành món cháo, hàm lượng nước còn lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, rau xanh và hoa quả cũng chứa tới 70% thành phần là nước. 500gram rau xanh và hoa quả mỗi ngày đã có thể cung cấp cho cơ thể từ 300-4.00ml nước.
Nếu uống quá nhiều nước “nguyên chất” có thể gây nên các rối loạn về tiêu hóa, tạo áp lực cho hoạt động của thận và gây nên chứng phù thũng cho da và các cơ quan trong cơ thể.
4. Chỉ cần uống nước không là đủ
Việc bổ sung nước “suông” cũng hoàn toàn không có ý nghĩa với sức khỏe mà cần được kết hợp với các thực phẩm có khả năng hấp thụ nước. Ví dụ, nước ép trái cây hoặc các loại sữa cần được kết hợp với các thực phẩm ngũ cốc,tinh bột hoặc các thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Các thực phẩm này sẽ hấp thu nước và biến nước thành dung môi để hòa tan các vitamin, khoáng chất, giúp cơ thể hấp thụ nước các dưỡng chất đó 1 cách dễ dàng hơn.
Chỉ nên dùng nước đun sôi để không quá 2 ngày
5. Các loại đồ uống có vị chua tốt cho sức khỏe
Thực chất, các loại đồ uống có vị chua chứa nhiều axit hữu cơ, giúp kích thích tiêu hóa. Nạp quá nhiều axit hữu cơ có thể làm mất độ cân bằng PH cơ thể, dẫn đến hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ, ra nhiều mồ hôi, từ đó làm thất thoát rất nhiều chất điện giải của cơ thể như: kali, natri, clo…
Theo Dân Trí
Cúc trắng, gan lợn giúp sáng mắt
Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ.
Theo quan niệm của Y học cổ truyền mắt và tạng can có quan hệ với nhau, nên khi can nhiệt thì mắt bị viêm, sưng, đỏ do nhiệt, khi can suy yếu (huyết hư) thì thị lực kém, mắt bị thoái hoá dẫn đến nhiều bệnh ở mắt.
Muốn mắt sáng, mắt hoạt động tốt, lâu bền, chậm lão hoá cần phải bổ tạng can, dưỡng huyết được đầy đủ. Có rất nhiều phương pháp trị liệu giúp bổ can để cho đôi mắt sáng.
Sau đây là một vài bài thuốc có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, làm sáng mắt:
Bài 1: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử (hay thảo quyết minh) 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 15g. Cách chế biến như sau: Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, rồi cùng nấu với hoa cúc trắng, lấy nước bỏ bã, lọc trong. Cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc thêm nước lã vừa đủ nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường kính trắng. Mỗi ngày ăn hai lần. Mỗi liệu trình 7 ngày.
Bài thuốc này có công hiệu mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với những người đau mắt đỏ, nhìn mờ, tăng huyết áp.
Gan lợn chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt (nguồn ảnh: internet)
Chú ý: Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này.
Bài 2: Gan gà 60g, câu kỷ tử 30g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Cách chế biến như sau: gan gà rửa sạch, thái mỏng, táo đỏ bỏ hột, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng.
Bài liên quan:
Cúc hoa thanh nhiệt, sáng mắt
Hoa thiên lý làm sáng mắt, giúp ngủ ngon
Bài 3: Gan lợn 60g, táo đỏ 8 quả, hoài sơn (củ khoai mài) 20g. Cách chế biến như sau: Gan lợn rửa sạch, thái miếng. Các thứ rửa sạch, cho vào bát sành, đem chưng cách thuỷ 3 giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
Bài 4: Gan lợn 100g, cải bó xôi 250g. Cách chế biến như sau: Gan lợn rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị, cải bó xôi rửa sạch, nấu canh để ăn trong bữa cơm.
Bài 5: Trứng gà 2 quả, câu kỷ tử 30g, hồng táo (hoặc táo đen) 10 quả. Nấu câu kỷ tử và táo với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Bài 6: Lươn 150g, hà thủ ô 10g, đậu đen 60g, táo đỏ 4 quả, gừng tươi 2 lát mỏng. Cách chế biến như sau: Lươn làm sạch, đậu đen ngâm mềm, cho vào nồi đất, thêm nước vừa đủ, hầm khoảng ba giờ cho nhừ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.
Lưu ý: Các bài thuốc trên nếu dùng liên tục thì liệu trình từ 7-10 ngày. Nếu dùng kéo dài, thường xuyên thì dùng 3 lần/tuần. Những người bị bệnh gan mạn tính tăng huyết áp, bệnh đường tiêu hóa... không nên sử dụng.
Lương y Công Bẩy
Theo Eva
Những người cần kiêng ăn sữa bò Giá trị dinh dưỡng của sữa bò rất cao, các nhà y học dân tộc còn cho rằng ngoài giá trị dinh dưỡng rất cao ra, sữa bò còn có thể có tác dụng chữa trị bệnh như bồi bổ những hư tổn của cơ thể, ích phế lợi vị, sinh tân dịch, nhuận tràng nữa. Nhưng có một số người thì lại...