Dừng chân ở ‘ngôi trường hồng’ bên dòng sông Hương
Trường Quốc học Huế nằm bên dòng sông Hương thơ mộng không chỉ nổi tiếng về thành tích học tập của các học sinh, kiến trúc của “ngôi trường hồng” này còn khiến bao du khách đắm say…
Ngôi trường nổi nhất Huế cổ kính bên dòng sông Hương.
Nhắc đến Huế, nếu không có trường Quốc học Huế sẽ thật thiếu sót. Bởi nơi đây không chỉ là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ, mà còn là điểm đến tham quan lý tưởng của biết bao du khách.
Ngày nay, trường THPT Chuyên Quốc học Huế nằm ở đường Lê Lợi (TP. Huế, Thừa Thiên Huế), bên cạnh dòng Hương Giang. Đây là một trong ba ngôi trường THPT lâu đời nhất Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn ở TP. HCM và THPT Nguyễn Đình Chiểu ở TP. Mỹ Tho.
Trường thành lập dưới thời vua Thành Thái (năm 1896) với tên gọi “Quốc học Pháp tự trường môn” có diện tích 4.237m2. Đây cũng là ngôi trường Pháp – Việt của toàn xứ Đông Dương và là trường trung học đệ nhất đầu tiên ở xứ Huế.
Vào năm 1908, Nguyễn Tất Thành (tức là Chủ tịch Hồ Chí Minh) là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất của trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị niên trung học tại ngôi trường Quốc học niên khoá 1908 – 1909.
Thời kỳ đầu, trường Quốc học gồm những dãy nhà tranh, vốn là trại lính thuỷ quân Hoàng gia được cải tạo lại. Phía trước trường là tường xây bằng gạch, màu đỏ sậm, cổng trường có kiến trúc cổ kính với hai tầng, tầng trên bằng gỗ.
Năm 1915, trường Quốc học được xây dựng lại, những dãy nhà tranh được thay thế bằng hai dãy nhà lầu xây bằng gạch, lợp ngói kiên cố theo kiểu Tây Âu. Vào năm 1989, giữa sân trường có đặt bức tượng Nguyễn Tất Thành bằng thạch cao và ngày nay được phủ đồng để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Trường đã được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia theo Quyết định số 298 ngày 26/3/1990.
Trải qua hơn 125 năm, trường Chuyên Quốc học là cái nôi ươm mầm, nuôi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước qua các thời kỳ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Tổng Bí thư Trần Phú…
Trường Quốc học Huế vốn nổi tiếng khắp cả nước bởi kết quả học tập xuất sắc của học sinh, trình độ của giáo viên. Hầu hết học sinh ở đây đều đỗ đạt vào các trường đại học nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế. Ngày nay, nhiều thí sinh của ngôi trường này còn đạt các giải cao ở sân chơi trí tuệ Đường lên đỉnh Olympia như Hồ Ngọc Hân, Hồ Đắc Thanh Chương…
Khi đến đây, du khách được tham quan ngôi trường có lịch sử hơn 125 năm với lối kiến trúc Pháp cổ kính, một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất Cố đô Huế. Ấn tượng đầu tiên là cổng trường cổ kính, tiếp theo là câu nói nổi tiếng của đại học sĩ Thân Nhân Trung (triều nhà Lê). Đó là “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nằm ở vị trí trung tâm và cao nhất của trường như nhắc nhở các thế hệ học trò về truyền thống hiếu học của dân tộc. Ảnh: Thanh Long
Trải qua bao dòng chảy của thời gian, nhiều dãy phòng học vẫn còn mang đậm kiến trúc đặc trưng của Pháp với màu sắc, các hoa văn, họa tiết trang trí, cửa chính cũng như những ô cửa phụ. Ảnh: Khoa Lê Văn
Trong dịp kỷ niệm 120 năm thành lập trường (ngày 23/10/2016), trường Quốc học Huế đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích đạt được và những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Vào cuối năm 2021, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã diễn ra lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Hệ thống Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thừa Thiên Huế, trong đó có trường Quốc học Huế. Ảnh: Khoa Lê Văn
Những bức tường hồng như càng tôn lên vẻ đẹp của biết bao du khách. Ảnh: Thanh Long
Dừng chân bên chiếc ghế đá. Ảnh: Khoa Lê Văn
Trải qua thời gian, ngôi trường Quốc học Huế ngày nay vẫn giữ được nét cổ kính, là một trong những ngôi trường đẹp nhất Việt Nam thu hút biết bao du khách đến tham quan. Ảnh: Khoa Lê Văn
Ngắm nhìn công trình tiêu biểu xứ Huế in ở mặt sau tờ năm mươi nghìn
Có bao giờ khi nhìn tờ tiền 50 nghìn đồng của nước ta, bạn thắc mắc công trình in phía sau tờ tiền này là gì, nằm ở đâu và bây giờ ra sao không?
Di tích Phu Văn Lâu trở thành một trong những biểu tượng tiêu biểu của xứ Huế. Nhìn vào hình ảnh công trình rất duyên dáng ấy, chắc chắn mọi người nhận ra đó chính là Cố đô Huế.
1. Công trình này còn xuất hiện trên tờ tiền 50 nghìn đồng đang được lưu hành của nước ta. Có bao giờ khi nhìn tờ tiền ấy, bạn thắc mắc công trình in phía sau tờ tiền này là gì, nằm ở đâu và bây giờ ra sao không?
Ở mặt sau tờ năm mươi nghìn đồng Phu Văn Lâu trở thành chủ thể chính, xa xa là Nghinh Lương Đình, cạnh đó là dòng sông Hương có những chiếc thuyền trôi lững lờ, tiếp đến là một ngọn núi hùng vĩ.
Nằm ngay sát bờ sông Hương, ở phía trước Kỳ Đài và phía sau Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu tuy là một công trình kiến trúc nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử lẫn văn hóa.
Về địa thế, Phu Văn Lâu nằm ở phía bên ngoài mặt tiền của Kinh thành Phú Xuân, tức phường Phú Hòa - thành phố Huế hiện nay, cách Đại Nội Huế chỉ 700m, đối diện Ngọ Môn Huế. Ngoài vai trò là nơi niêm yết, công bố những chiếu thư của Vua thời Nguyễn, nơi đây còn là lầu danh dự của giới nho sinh, là nơi xướng danh và dán tên của các vị thi đậu tiến sĩ dưới các triều nhà Nguyễn. Trong ảnh: Hai bên mặt trước Phu Văn Lâu có đặt hai khẩu súng thần công nhỏ bằng đồng hướng vào nhau.
Phu Văn Lâu (hay còn được gọi là lầu Phu Văn), nếu giải nghĩa từng từ thì "Phu" tức là trưng bày, "Văn" là văn thư, "Lâu" là lầu cao, tựu chung là "nơi thông cáo, trưng bày văn thư của triều đình nhà Nguyễn". Trong ảnh: Đôi rồng chầu ở bậc cấp lên Phu Văn Lâu
1. Có một đoạn thơ về Phu Văn Lâu vô cùng nổi tiếng mà chắc ai cũng đã từng nghe qua: "Chiều chiều trước bến Văn Lâu, Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm? Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông? Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non!"
Phu Văn Lâu được xây dựng với tất cả khung cột bằng gỗ lim quý hiếm, với 2 tầng mái lợp ngói hoàng lưu ly.
Trong đó, tầng trệt có lan can cao 65cm, quét lớp vôi màu vàng nhạt, trừ những ngày niêm yết chiếu thư, dụ chỉ và kết quả khoa bảng, còn lại không gian để trống hoàn toàn.
Các phần khung gỗ ở trên được chạm trổ rất công phu. Mái nhà chính lợp ngói ống lưu ly vàng.
Nền Nghinh Lương Đình cao 90cm lát bằng gạch vồ và đá thanh, phía bờ sông có 13 bậc cấp dẫn xuống một hành lang xây sát mặt nước sông Hương. Do vậy xưa kia nơi này dùng để tiếp đón Vua triều Nguyễn ra hóng mát và lên thuyền du ngoạn sông Hương.
Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa và nét đẹp kiến trúc còn mãi với thời gian nên Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình đã vinh dự được lựa chọn để in trên tờ tiền polymer của nước ta.
Truy tìm 'tọa độ' cây cầu đi bộ được người dân Huế rần rần đến check-in Cây cầu uốn lượn như chiếc cầu thang với màu sắc vàng lung linh đang thu hút người dân, du khách đến Huế check-in, vui chơi. Cầu đi bộ xuống cồn Dã Viên Những ngày đầu năm Nhâm Dần, người dân xứ Huế cũng như du khách tỏ ra thích thú khi Huế có thêm một điểm vui chơi mới. Họ đến nơi...