Đừng bỏ qua: Những thay đổi ở cơ thể có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa
Bất kể các triệu chứng là gì, khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, cho dù rất ngại ngần trao đổi về nó nhưng bạn cần hiểu rằng đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa.
Theo báo cáo của Eve Appeal, mỗi năm có khoảng 21.000 người bị ung thư phụ khoa. Thế nhưng, mặc dù có những biện pháp sàng lọc phát hiện ung thư sớm, ví dụ như xét nghiệm tế bào cổ tử cung là một trong những phương pháp được sử dụng để phát hiện ung thư cổ tử cung, nhưng số phụ nữ tự nguyện thực hiện lại không nhiều.
Ung thư cổ tử cung chỉ là một trong 5 bệnh ung thư phụ khoa phổ biến, bao gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm hộ và ung thư âm đạo. Mỗi bệnh ung thư phụ khoa có các triệu chứng cả khác nhau và giống nhau. Thậm chí có cả những triệu chứng quá đỗi quen thuộc và giốn với các bệnh phụ khoa bình thường nên là nhiều chị em có thể dễ dàng bỏ lỡ khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ.
Vậy với những triệu chứng nào thì chúng ta cần nghĩ đến khả năng ung thư phụ khoa chứ không phải chỉ đơn thuần là bệnh phụ khoa bình thường? Tim Woodman, giám đốc Y khoa của trung tâm y tế Bupa UK, đã chia sẻ với Cosmopolitan UK về những thay đổi cơ thể mà chị em phụ nữ cần chú ý để đi khám sớm vì chúng có nhiều khả năng là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa như sau:
1. Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
“Nếu bạn thấy mình bị ra máu giữa các kì kinh nguyệt, ra máu sau khi giao hợp hoặc ra máu sau mãn kinh, điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa”, ông Tim giải thích.
Có nhiều nguyên nhân gây ra máu hoặc tiết dịch bất thường. Nó cũng là triệu chứng rất phổ biến và nhiều phụ nữ gặp phải tại một số thời điểm trong cuộc sống và cũng có những trường hợp nó là dấu hiệu bình thường, không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung và tử cung.
2. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Thói quen đi vệ sinh ở mỗi người không giống nhau, chính bởi vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến thói quen đi vệ sinh của mình và những dấu hiệu bất thường nếu nó xuất hiện. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi liên tục trong thói quen đi vệ sinh trong vài tuần, ví dụ như bụng đầy khí, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
“Các vấn đề về đường ruột rất phổ biến và cũng có thể không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta chủ quan, điều quan trọng là phải kiểm tra những dấu hiệu bất thường đó trong trường hợp này”, ông Tim đưa ra lời khuyên.
3. Mệt mỏi liên tục
Thông thường, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi , nghỉ ngơi một chút là tất cả những gì bạn cần để lấy lại sức lực. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thậm chí mệt đến nỗi không thể làm việc hay thực hiện các hoạt động hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng .
Video đang HOT
4. Bụng căng phồng
Nếu bạn cảm thấy “cồng kềnh” hay chướng bụng hầu hết các ngày trong vài tuần qua, bạn nên nói với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu không quá nghiêm trọng và có thể do bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt (PMS)… nhưng bạn vẫn nên kiểm tra vì nó cũng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.
“Khi khám, bác sĩ có thể dễ dàng cảm nhận được tình trạng bụng của bạn và qua các câu hỏi về các triệu chứng cũng như sức khỏe chung của bạn, họ sẽ đưa ra được kết luận chính xác hơn”, ông Tim cho biết.
5. Có khối u, vết sưng và loét ở cơ quan sinh dục
Một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư âm hộ là có cục u và vết sưng xung quanh bộ phận sinh dục của bạn. Nếu bạn thấy mình bị đau, nổi cục hoặc các dấu hiệu lạ khác trên âm hộ, bạn nên đi kiểm tra chúng ngay.
Mặc dù rất khó để có thể kết luận đây có phải là triệu chứng bệnh ung thư hay không nhưng việc đi khám là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho bạn làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn ngại đề cập chuyện này với bác sĩ nam thì hãy thảo luận với một bác sĩ nữ, nhưng điều quan trọng là không được giấu bác sĩ các triệu chứng và phải thông báo cho họ các thay đổi, dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.
6. Đau bụng hoặc vùng chậu
Nếu bạn thường xuyên bị đau hoặc khó chịu ở vùng xương chậu hoặc bụng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Đau ở những khu vực này có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, nhưng một lần nữa ông Tim nhắc lại: Điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra.
Những cơn đau này có thể là triệu chứng của ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và cổ tử cung. Và với bất kì triệu chứng nào kéo dài trong một vài tuần, tốt nhất bạn cần đi khám ngay.
Ông Tim giải thích: Bất kể các triệu chứng là gì, khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, cho dù rất ngại ngần trao đổi về nó nhưng bạn cần hiểu rằng bác sĩ mới là người có thể biết chính xác bạn đang bị làm sao và họ mới có thể đem lại cho bạn sẹ tư vấn, phương hướng điều trị phù hợp nhất. Vì vậy, đừng bao giờ ngại chuyện đi khám nhé chị em!
Theo afamily.vn
Cứu cánh cho chị em hay bị đau bụng kinh: Phương pháp giảm đau hiệu quả, dễ làm lại không tốn kém
Tất cả những ai gặp phải tình trạng đau bụng kinh đều mong muốn có thể dễ dàng loại bỏ và không bao giờ phải gặp lại nó.
Đau bụng kinh tồi tệ không kém cơn đau tim
Chu kì kinh nguyệt là thứ gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ. Tùy cơ thể mỗi người mà nó hiện diện 3-7 ngày mỗi tháng, thế nhưng không phải kì kinh nguyệt của ai cũng giống ai. Trong khi có những người chỉ gặp cơn đau nhẹ trong những ngày này thì có một số người khác lại phải trải qua sự đau đớn nghiêm trọng, thậm chí là suy nhược.
Thế nhưng, không phải lúc nào những cơn đau bụng trong kì kinh nguyệt được đánh giá nghiêm túc. Nhiều khi, chị em phụ nữ, thậm chí cả bác sĩ cũng coi đó là điều tất yếu, không có gì đáng lo ngại. Thực tế, đau bụng trong kì kinh cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh, vì vậy, nó cần được xem xét cẩn trọng để đảm bảo tính an toàn cho người phụ nữ.
Các bệnh nhân đã mô tả cơn đau chuột rút như một cơn đau tim vì nó tồi tệ như bị đau tim.
Đó cũng chính là lý do tại sao mà năm 2016, có một vị giáo sư đã nhận xét so sánh cơn đau do chuột rút trong kinh nguyệt với cơn đau tim. Và nhận xét của ông đã nhận được rất nhiều sự chú ý.
Câu trích dẫn của vị giáo sư trên được giới thiệu trong một bài báo trên trang Quartz. Trong đó John Guillebaud - một giáo sư về sức khỏe sinh sản tại Đại học College London - nói rằng các bệnh nhân đã mô tả cơn đau chuột rút như một cơn đau tim vì nó tồi tệ như bị đau tim.
Câu chuyện đã khiến nhiều phụ nữ chia sẻ những cơn đau kì kinh nguyệt mà mình phải chịu.
Đau bụng kinh ảnh hưởng đến khoảng 1/5 số phụ nữ. Những cơn đau bụng này có 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
Theo các chuyên gia tại Học viện Gia đình Hoa Kỳ, đau bụng kinh ảnh hưởng đến khoảng 1/5 số phụ nữ. Những cơn đau bụng này có 2 loại là nguyên phát và thứ phát. Nguyên phát là loại đau kinh nguyệt phổ biến nhất khi không có bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến tử cung. Đau bụng kinh thứ phát là do một bệnh tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung, u xơ hoặc bệnh viêm vùng chậu.
Nếu bạn phải chịu những cơn đau trong kì kinh nguyệt ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đặc biệt nếu có thêm biểu hiện ra máu giữa các thời kỳ, kinh nguyệt ra nhiều, đau khi quan hệ hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa... thì nên đi khám càng sớm càng tốt.
Phương pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất
Tất cả những ai gặp phải tình trạng đau bụng kinh đều mong muốn có thể dễ dàng loại bỏ và không bao giờ phải gặp lại nó. Thế nhưng, trong vô số các cách được giới thiệu, liệu cách nào là hiệu quả và phù hợp nhất với bạn?
Tất cả những ai gặp phải tình trạng đau bụng kinh đều mong muốn có thể dễ dàng loại bỏ và không bao giờ phải gặp lại nó.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Western Sydney, Viện Y học Bổ sung Quốc gia, đã phân tích các nghiên cứu của hơn 2.300 phụ nữ tham gia thử nghiệm điều trị cơn đau trong kì kinh nguyệt bằng nhiều biện pháp khắc phục tại nhà.
Mike Armor, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu sức khỏe NICM của Đại học Western Sydney, cho biết hầu hết phụ nữ điều trị đau kinh nguyệt bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, nhưng có rất ít nghiên cứu cho thấy những gì hiệu quả.
"Nếu bạn định xếp hạng chúng theo thứ tự thì tập thể dục là phương pháp tốt nhất, chươmg ấm tốt thứ hai và bấm huyệt là cách tốt thứ ba. Vì vậy, đó không chỉ là một cải tiến nhỏ nhưng là một cải tiến đáng chú ý", ông nói.
"Thậm chí, thật thú vị khi biết rằng cả tập thể dục và chườm ấm đều có tác dụng vượt trội so với dùng thuốc giảm đau", ông Mike Armor nói thêm.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy các hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, cụ thể là yoga và kéo dài cơ thể là những cách thức giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy các hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, cụ thể là yoga và kéo dài cơ thể là những cách thức hiệu quả nhất. Nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng bạn phải tập cả năm mới có hiệu quả chứ không phải tập vài buổi một tháng.
"Yoga hay là các bài tập căng giãn cơ thể cũng vẫn là tập thể dục mặc dù nhiều người không cho là vậy", ông cho biết.
Nói theo cách này, lần tới, khi có "đèn đỏ", đừng ngại ngần tập thể dục. Điều quan trọng nhất là chọn bài tập phù hợp, được như vậy thì tử cung của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.
Jane Chalmers nói rằng tập thể dục đã làm "thay đổi cuộc sống" của cô, giúp cô giảm đau. (Avani Dias)
Jane Chalmers đã trải qua cơn đau thời kỳ "khủng khiếp" từ khi cô còn là một thiếu niên và giờ cô dành cả cuộc đời để nghiên cứu về cơn đau vùng chậu.
"Khi còn là một thiếu niên, điều đó thật kinh khủng và nó cũng chính là động lực khiến tôi hứng thú trở thành một nhà nghiên cứu sức khỏe phụ nữ những người phải trải qua cảm giác khủng khiếp giống như mình. Tôi đã bị đau bụng nhiều, đau vùng chậu, đau thắt lưng và đó là một cơn đau nặng nề. Bạn không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác... Tôi cũng có cảm giác muốn ngất xỉu và một vài lần tôi đã ngất đi do quá đau", cô nói.
Jane lớn lên ở miền Trung nước Úc, không gần bác sĩ phụ khoa để có thể được giới thiệu bất kỳ phương pháp nào chữa trị cho cơn đau.
Sau đó, cô bắt đầu sử dụng thuốc chống viêm, túi giữ nhiệt và dầu hoa anh thảo buổi tối, nhưng không cách nào trong số đó có thể làm dịu cơn đau của cô.
"Khi tôi bắt đầu tập vật lý trị liệu, tôi bắt đầu tập thể dục... Rồi tôi nhận ra rằng nó phù hợp với tôi. Tốt quá, vậy là tôi có thể đối phó với cơn đau trong kì kinh nguyệt của mình. Tôi đã tìm thấy những bài tập giãn cơ thực sự hữu ích, đặc biệt là trong những năm thiếu niên của tôi. và cuộc sống của tôi đã thay đổi", cô nói.
Theo afamily.vn
Đột nhiên bị mất kinh nguyệt, cô gái giật mình khi biết do kiểu ăn uống cứ ngỡ lành mạnh Có một thân hình đẹp, khỏe mạnh là ước mơ của không ít các chị em. Tuy nhiên đôi khi điều này lại mang tới một hậu quả xấu khi bạn cố gắng theo đuổi nó một cách sai lầm. Sally O'Neil - một blogger nổi tiếng về thể hình và thực phẩm, chủ nhân của blog @thefitfoodieblog. Nhìn bề ngoài cô khiến...