Đừng bắt mẹ đẻ lên nhà chồng mình ở
Nếu như bà không muốn, bạn đừng bắt bà phải lên ở để chăm sóc bạn. Vì điều ấy sẽ khiến mẹ cực kì bức bách và rơi vào tình huống khó xử, áy náy với con gái.
Chúng ta hay có suy nghĩ, khi nào mình sinh nở thì mẹ đẻ nhất định phải lên chăm, có nội có ngoại mới công bằng. Bằng lòng, tất cả các cô gái đi lấy chồng và khi sinh nở, chỉ mong muốn có mẹ đẻ ở bên cạnh mình. Nhưng nếu như bạn không thể hoặc chưa thể về nhà mẹ đẻ thì cũng đừng làm khó mẹ, cứ bắt mẹ ở lại nhà chồng mình để chăm sóc mình vì ngại mẹ chồng. Trong khi gia đình chồng có rất nhiều người và cuộc sống cực kì phức tạp.
Giả dụ, khi mẹ lên nhà bạn ở, có cả bố mẹ chồng bạn,chồng bạn, chuyện ăn ngủ cũng là chuyện tế nhị. Người ở nơi khác tới, sống trong nhà chồng, chắc hẳn những người trong nhà cũng không cảm thấy tự nhiên. Có nhiều gia đình còn không muốn người lạ ở nhà mình. Chưa chắc mẹ chồng bạn đã nghĩ, mẹ đẻ bạn lên chăm là san sẻ được gánh nặng cho bà. Nhiều người khó tính còn nghĩ, có khách trong nhà, mình phải vất vả hơn, ý tứ hơn, mọi thứ đều phải chuẩn bị chu đáo hơn. Tức là, sống khách sáo với nhau, khách sáo ngay cả với người trong nhà.
Mẹ bạn sẽ là người ngại nhất. Lên trông con nhưng lại ăn ngủ ở nhà thông gia. Ví như mẹ bạn có giỏi nấu ăn thì cũng khó vào bếp chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình chồng bạn. Mẹ chồng bạn cũng không để bà làm điều đó và mẹ bạn cũng không thể thông thạo bếp núc nhà người khác. Mặc nhiên, nhà chồng sẽ có thêm một vị khác, mà vị khách này cũng chẳng thoải mái để cho bà thông gia phục vụ cả mình và con gái mình.
Trên lý thuyết thì cứ sống thoải mái, vui vẻ với nhau là được. Nhưng trên thực tế thì, sống cùng thông gia sẽ nảy sinh nhiều cái bất tiện, bạn là người ở giữa sẽ có những khó xử. (ảnh minh họa)
Ăn uống ở nhà thông gia cũng sẽ không tự nhiên. 1, 2 bữa còn được, cả tuần, cả tháng là điều không nên chút nào. Về cơ bản, khi có khách, thức ăn phải cầu kì, cơm nước cũng chỉn chu hơn khi chỉ có người nhà với nhau. Bạn cố tình giữ mẹ lại là làm khó mẹ chồng và khó cả mẹ của bạn.
Mẹ đẻ sẽ có tâm lý, chỉ thích ở nhà mình và mong con gái về nhà, có gì bà cũng chăm sóc được. Ở nhà thông gia, sinh hoạt, mọi thứ đều không quen, khó tự nhiên được. Vừa ý thì không sao, không vừa ý lại mang tiếng cả con cái.
Ở nhà còn bao nhiêu việc phải làm, ở đâu quen đó, bỏ nhà lên nhà con gái ở cả tháng, chẳng người mẹ nào muốn đâu. Nên, thân làm con, bạn đừng cứ nghĩ, chỉ cần mẹ ở đó là bạn yên tâm có mẹ đỡ đần, cũng không phải ngại với mẹ chồng. Nên tạo cho mẹ cảm giác thoải mái, để mẹ tự chọn. Nếu mẹ thực sự không ngại ở lại thì mời mẹ ở lại. Còn nếu mẹ đã muốn về, đừng làm khó mẹ. Điều đó sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, sống với con gái mà cũng chẳng yên tâm chuyện ở nhà. Thậm chí, bà muốn về mà không dám nói, sợ con gái suy nghĩ, tủi thân khi vừa mới sinh nở.
Video đang HOT
Sau khi sinh xong, con gái nên tâm lý xin ông bà nội về quê với bố mẹ mình thời gian, là tiện cho ông bà chăm sóc, cũng là để gần gũi ông bà ngoại hơn. Đó là cách tốt nhất.
Có nhiều trường hợp, con gái cứ thích mẹ lên nhà chồng mình ở và còn ra giọng trách cứ mẹ, không quan tâm con cái khi con sinh nở. Đó là gây khó dễ cho mẹ. Phải hiểu được tâm lý của người già, họ không bao giờ thích ở nhà người lạ. Phận làm con, đừng khiến bố mẹ phải suy nghĩ vì những chuyện không đâu.
Trên lý thuyết thì cứ sống thoải mái, vui vẻ với nhau là được. Nhưng trên thực tế thì, sống cùng thông gia sẽ nảy sinh nhiều cái bất tiện, bạn là người ở giữa sẽ có những khó xử. Phải nhìn vào thực tế để ứng xử cho phù hợp chứ đừng bao giờ chỉ làm theo ý mình. Lời nhắc nhở các chị em trước khi sinh nở. Chị em cũng nên tâm lý mà hiểu cho mẹ nếu như mẹ có kiên quyết từ chối việc ở lại chăm mình.
Theo Khám Phá
Làm hỏng tivi, mẹ đẻ bị thông gia dắt tay đuổi ra khỏi nhà
Em vừa sinh con, mẹ thương em nên đến nhà thông gia ở để tiện chăm sóc cho em và cháu, thế nhưng, từ khi mẹ lên, em càng khóc nhiều hơn...
ảnh minh họa
Em sinh ra ở một làng quê nghèo trên miền núi, bố mẹ đều là nông dân. Còn gia đình chồng em ở Hà Nội. Bố mẹ đều là công chức nhà nước.
Khi em sinh con đầu lòng, mẹ chồng vì bận công tác nên định thuê osin về chăm sóc em. Em nghĩ mẹ đẻ của em ở quê đang rảnh rỗi nên đã nói mẹ chồng gọi điện về nhờ mẹ em.
Em gặp mẹ và được ở chung với mẹ thì vui lắm. Nhưng chỉ ít ngày sau, em đã hối hận vì sự ích kỷ của mình.
Mẹ em ở nhà thông gia nên rất giữ ý, ăn chẳng dám ăn mà làm thì quần quật suốt từ sáng đến tối. Hết bế ẵm, giặt giũ, cơm nước cho con cho cháu, lại cơm nước, lau dọn nhà cửa cho cả gia đình thông gia.
Không những thế, buổi sáng, khi cả nhà vẫn đang ngủ, mẹ em đã dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả gia đình. Khi thì nấu xôi, khi thì nấu bún, lúc lại nấu cơm ...
Tuy nhiên, vì là người nhà quê, quanh năm không ra khỏi lũy tre làng nên những món ăn mẹ em nấu không hợp với những người sành ăn như gia đình chồng em. Vì thế, thay vì cảm ơn mẹ em, mọi người lại tỏ ra khó chịu với sự nhiệt tình của bà.
Lâu dần, chẳng còn ai giữ ý giữ tứ với mẹ em nữa. Họ coi mẹ em không khác gì người giúp việc trong nhà. Thấy mẹ em làm gì không đúng ý là càu nhàu, trách móc, thậm chí là mắng mỏ.
Mẹ em dậy sớm để giặt giũ cơm nước cho cả nhà thì mẹ chồng em quát bảo, "bà không ngủ được thì để người khác ngủ, cứ ầm ầm như thế ai mà ngủ cho được" rồi "từ nay bà đừng nấu bữa sáng nữa, bà nấu có ai ăn được đâu mà nấu cho tốn tiền. Tiền có phải rác đâu mà nấu xong đổ đi". Sau đó, mẹ chồng em dậy, tự đi mua đồ ăn sáng về cho chồng con mình ăn mà không thèm đếm xỉa gì đến mẹ em.
Chồng em đi công tác, có mua về một ít hải sản để cả nhà cùng quây quần thưởng thức.
Tuy nhiên, mẹ em vừa cầm con cua lên định ăn thì mẹ chồng em giãy nảy bảo : "Khiếp quá, cái tay bà khiếp quá. Nhìn mất cả ngon". Thế là, cả nhà đều hướng con mắt vào cái bàn tay vàng ố vì làm ruộng của mẹ em. Bố chồng em sau đó còn chép miệng rồi bỏ mâm đứng dậy. Chồng em thì cáu gắt bảo mẹ em đi rửa tay cho sạch rồi hẵn vào ăn.
Mẹ em tự ái đứng lên rồi vào phòng em nằm buồn bã không nói không rằng khiến em giận giữ lắm. Em định bụng sẽ góp ý với chồng và gia đình nhà chồng. Tuy nhiên, mẹ em can. Bà bảo, chuyện nhỏ, không có gì to tát nên đừng nói năng gì kẻo lại to chuyện.
Tuy nhiên, càng ngày, gia đình chồng em càng quá đáng. Vì thế, ngày hôm qua, thấy không thể nhẫn nhịn, em đã cãi nhau tay đôi với mẹ chồng.
Chẳng là, ban ngày, bố mẹ và chồng em đi vắng, chỉ có 2 mẹ con em và cháu nhỏ ở nhà. Tuy nhiên, hóa đơn tiền điện lại tăng vọt so với các tháng mà em chưa sinh. Vì thế, mẹ chồng em bực bội lắm. Bà cằn nhằn suốt cả ngày.
Sau đó, không biết là do lỗi của ai, nhưng mẹ em vừa bật ti vi thì bỗng nhiên 1 tiếng nổ nhỏ vang lên, màn hình tivi tối sầm lại và mùi khét bốc lên. Mẹ chồng em từ nhà vệ sinh đi ra thấy vậy liền to tiếng, bảo " bà đúng là phá hại, bà có biết cái tivi bao nhiêu tiền không? bán cả cái nhà rách nát của nhà bà đi cũng không đủ để mua đâu..."
Mẹ em đứng như trời trồng, miệng lắp bắp xin lỗi. Em thấy mà xót nên chạy lại với ý định can ngăn mẹ chồng đừng nói nữa. Tuy nhiên, vừa nhìn thấy em, mẹ chồng em càng lên cơn thịnh nộ nên ra sức kêu gào vì tiếc của.
Lúc này, chồng em cũng chạy ra, thế nhưng, thay vì khuyên can mẹ mình, anh lại vào hùa nói mẹ em, cáu gắt với bà, bảo bà là đụng đâu hỏng đấy. Vì thế, mẹ chồng em càng được thể, mắng chồng em là rước về toàn lũ ăn hại, nhìn đã thấy ngứa mắt. Sau đó, mẹ chồng em còn cầm tay em và kéo cả mẹ em đuổi ra khỏi nhà vì em dám cãi bà.
Em giận lắm, định ôm theo cả con bỏ đi nhưng mẹ đẻ của em can ngăn. Bà cứ ra sức xin lỗi mẹ chồng em để mẹ chồng em đừng chấp em. Còn bà, nếu gia đình thấy bà vô dụng quá thì bà xin về.
Em nghĩ mà đau đớn quá, thương mẹ quá. Em sẽ đưa mẹ về quê, nhưng em cũng không muốn sống để chăm sóc cho cái gia đình này nữa. Em muốn ly hôn lắm.
Theo blogtamsu
Sững sờ trước bản di chúc của mẹ nuôi và số tiền anh nuôi cho Trước khi mất, mẹ nuôi đã để lại di chúc cho tôi căn nhà. Anh trai nuôi cũng vui vẻ đồng ý và còn cho tôi thêm 5000 Euro làm vốn. Mẹ bỏ tôi ở lại một mình trốn sang Campuchia sau khi vỡ nợ vì cờ bạc. Tôi cũng sợ hãi, xấu hổ mà bỏ học, tìm một nơi ẩn náu để...