Đừng bao giờ để điện thoại ở những chỗ này
Nhiều người xem điện thoại như một vật bất ly thân, mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi, kể cả khi đi tắm và cả lúc ngủ.
Cất điện thoại trong túi có vẻ hợp lý, nhưng có thể gây hại nhiều hơn là lợi – Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, có những vị trí cấm kỵ để điện thoại mà bạn nên tránh sau đây, theo Healthy.
1. Cất trong túi quần
Cất điện thoại trong túi có vẻ hợp lý, nhưng có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Theo tiến sĩ Lilly Friedman, từ Viện Sức khỏe Toàn diện ở San Francisco (Mỹ), đây thực sự là nơi không nên cất điện thoại di động nhất, theo Healthy.
Nếu cất điện thoại trong túi, khi kết nối mạng, bức xạ cao gấp 2 đến 7 lần so với khi cất trong ví hoặc bao da, tiến sĩ Lilly Friedman khuyến cáo.
Có một mối liên quan giữa bức xạ từ điện thoại và sự phát triển khối u. Thêm vào đó, bức xạ có thể thay đổi cấu trúc của ADN và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới, theo tiến sĩ Lilly Friedman.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng phát hiện ra rằng bức xạ điện thoại di động cũng gây ung thư cho con người.
Ngồi trên điện thoại cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như đau thần kinh tọa hoặc các vấn đề về lưng khác.
Video đang HOT
2. Để trên giường hoặc cất dưới gối khi ngủ
Không nên ngủ với điện thoại di động vì một vài lý do. Đầu tiên, để điện thoại dưới gối có thể tích tụ nhiệt và gây nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn, đặc biệt nếu điện thoại đang sạc hoặc bị lỗi.
Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại có thể phá vỡ quá trình sản xuất melatonin và nhịp sinh học, phá hỏng giấc ngủ.
Tất nhiên, còn bị ảnh hưởng của bức xạ nữa. Số lượng tần số vô tuyến của bức xạ do điện thoại phát ra là ngang với lò vi sóng.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng quan tâm về sự an toàn của việc sử dụng điện thoại di động liên quan đến ung thư và khối u não, theo Healthy.
3. Mang vào phòng tắm
Mặc dù nhiều người thích lướt điện thoại khi vào phòng tắm, nhưng thực sự không nên. Ngay cả khi để trên quầy hoặc cách xa nhà vệ sinh, bất cứ thứ gì trong bán kính 1 mét sau khi xả nước, đều có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus trong không khí, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vi sinh Môi trường và Ứng dụng.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, việc phát hiện vi khuẩn và virus rơi xuống các bề mặt trong phòng tắm sau khi xả nước, cho thấy chúng vẫn tồn tại trong không khí đủ lâu để lắng xuống các bề mặt trong phòng tắm, theo Healthy.
4. Áp điện thoại sát vào mặt
Để điện thoại áp sát mặt khiến vi khuẩn lây truyền giữa mặt và điện thoại, làm cho da mặt và điện thoại càng bẩn hơn. Dẫn đến nhiều mụn trứng cá, kích ứng da và thậm chí là nếp nhăn, theo Allure. Hãy mở loa hoặc tai nghe để điện thoại cách xa mặt.
5. Cất trong ngăn chứa đồ của xe hơi
Nhiệt độ khắc nghiệt rất có hại cho điện thoại. Vì vậy, cất điện thoại ở đây trong những tháng cực kỳ nóng hoặc lạnh trong năm có thể dẫn đến nhiều vấn đề.
Theo Time, nhiệt độ quá cao có thể làm mất dữ liệu hoặc hỏng hóc, rò rỉ pin. Thời tiết lạnh khiến nhiều điện thoại thông minh bị tắt, gặp sự cố hiển thị, rút ngắn thời lượng pin và có khi vỡ màn hình.
6. Cất trong khăn tắm khi đi biển
Mặt trời và nhiệt độ khắc nghiệt ở bãi biển là kẻ thù của điện thoại. Điều kiện nóng và nắng có thể khiến điện thoại quá nóng và hỏng.
7. Vẫn cắm sạc khi đã đầy pin
Để điện thoại cắm sạc khi pin đã đầy làm nóng lên và hỏng pin điện thoại, theo Healthy.
Theo Thanh niên
Vì sao không nên vừa chạy bộ vừa cầm điện thoại?
Điện thoại có thể cung cấp cho người chạy bộ rất nhiều tiện ích, từ việc nghe nhạc đến theo dõi lộ trình và thời gian chạy. Nhưng thói quen vừa cầm điện thoại vừa chạy lại có thể gây chấn thương.
Người chạy bộ sẽ dễ bị chấn thương nếu có thói quen vừa chạy vừa cầm vật gì đó trên một tay, chẳng hạn như điện thoại hay chai nước - Ảnh minh họa: Shutterstock
Không những cầm điện thoại mà việc cầm bất kỳ vật dụng nào trên tay khi chạy, chẳng hạn như chai nước, cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, theo MSN.
Cầm vật nào đó trên một tay có thể dẫn đến sự mất cân bằng của cơ thể khi chạy, khiến các cơ ở hông, chân và vai bị căng mỏi.
Thay vào đó, nếu có mang theo điện thoại khi chạy thì mọi người nên mang ở thắt lưng thay vì cầm trên tay, huấn luyện viên điền kinh người Anh, bà Alexa Duckworth-Briggs, cho biết.
"Khi bạn cầm thứ gì đó trong tay, nó sẽ gây ra sự mất cân bằng của vận động cơ bắp, ảnh hưởng đến việc phân bổ trọng lượng trên cơ thể và làm giảm hiệu suất tập luyện", bà Alexa giải thích.
Khi tình trạng mất cân bằng vận động cơ bắp xảy ra thường xuyên, từ ngày này qua ngày khác, sẽ khiến cơ bị căng mỏi. Những nhóm cơ ở chân, hông và vai đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Điện thoại càng lớn và nặng thì cơ càng bị căng mỏi.
Vì khi chạy, tay chúng ta sẽ đánh tay lên xuống. Ban đầu, việc cầm điện thoại trên tay trong tư thế chạy như vậy sẽ không ảnh hưởng gì. Nhưng trong vòng 30 phút tập luyện, người chạy bộ có thể đánh tay lên xuống cả nghìn lần.
Lúc này, chiếc điện thoại trên tay có thể trở nên nặng hơn. Tay sẽ phải dùng lực nhiều hơn và dẫn đến mất cân bằng khi chạy. Để giữ thăng bằng, một số nhóm cơ khác sẽ phải gồng lên, gây mỏi cơ và làm tăng nguy cơ chấn thương, té ngã.
Một nguyên nhân khác nữa mà mọi người không nên cầm điện thoại khi chạy là rất dễ đánh rơi điện thoại. Do đó, cách tốt là nên dùng bao da hay phụ kiện nào đó để mang điện thoại ở thắt lưng, theo MSN.
Theo Thanh niên
4 thói quen buổi sáng nên từ bỏ ngay để cơ thể minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn Một vài thói quen mà bạn vẫn đang tiếp diễn vào buổi sáng có thể vô tình gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe theo thời gian, nhất là điều số 5. Chúng ta thường lặp đi lặp lại rất nhiều thói quen bản năng và để chúng tiếp diễn hàng ngày mà không lường trước được hậu quả sẽ như thế nào....