Dùng “áo mưa” vẫn mang thai: Đây mới là lý do nhiều cặp đôi mắc phải
“Áo mưa” chỉ có tác dụng giúp phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đường t.ình d.ục khi chúng được sử dụng đúng cách.
Tìm đến bệnh viện và chia sẻ với bác sĩ, chị Nguyễn Thị Hoa – Hà Nội (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết, chị và bạn trai đã từng quan hệ và dùng b.ao c.ao s.u để tránh thai. Tuy nhiên, thời gian gần đây cơ thể chị có nhiều thay đổi giống như mang bầu khiến chị vô cùng lo lắng.
“Mỗi lần “ái ân”, bạn trai em đều sử dụng b.ao c.ao s.u để phòng tránh. Nhưng vì muốn có cảm giác thật khi l.àm “c.huyện ấ.y” nên anh ấy chỉ đeo bao khi chuẩn bị x.uất t.inh. Tuy nhiên, thời gian gần đây cơ thể em rất khác, đặc biệt đã chậm kinh mấy ngày liền, em rất lo lắng nếu để “dính” bầu. Xin bác sĩ cho biết b.ao c.ao s.u có an toàn 100% không và nên sử dụng thế nào để hiệu quả tốt nhất”, chị Hoa cho hay.
Trao đổi về chủ đề này, ThS.BS Phan Chí Thành – Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, sử dụng b.ao c.ao s.u khi quan hệ t.ình d.ục được nhiều người lựa chọn bởi không chỉ giúp tránh thai an toàn, biện pháp này còn giúp cả hai tránh nguy cơ viêm nhiễm, mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục…
Về khả năng tránh thai, b.ao c.ao s.u có hiệu quả khoảng 80%, thậm chí có thể lên đến 98%. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào chất lượng và cách sử dụng.
Ảnh minh họa
Thực tế, bác sĩ Thành cho biết, anh gặp không ít cặp đôi đến khám tỏ ra bất ngờ trước tin có bầu dù đã mặc “áo mưa”. Lý do bạn trai không chịu đeo bao ngay từ lúc dạo đầu, chỉ khi sắp x.uất t.inh mới vội vàng sử dụng.
Video đang HOT
Bác sĩ Thành cho hay, nhiều người cho rằng “áo mưa” dùng để chặn tinh trùng lọt vào “cô bé” nên họ chỉ đeo vào khi gần x.uất t.inh là quan niệm hoàn toàn sai lầm, có thể dẫn đến chuyện có thai ngoài ý muốn. Hơn nữa, đeo bao trong trạng thái lập cập, vội vàng, móng tay sắc có thể vô tình làm rách bao mà không biết.
“Trong quá trình “yêu”, “cậu bé” có thể rỉ ra chất dịch có chứa t.inh t.rùng và nếu lúc ấy không có b.ao c.ao s.u ngăn chặn thì chúng đã có thể bắt đầu công cuộc xâm nhập và gây “vỡ kế hoạch”. Đó là chưa kể, khi gần “xuất binh”, bạn phải ngừng lại để mang “áo mưa” sẽ làm giảm đi khoái cảm, hứng khởi trong “chuyện yêu” hoặc bạn chưa kịp mang “áo mưa” mà do quá cao hứng và “xuất binh” thì hậu quả càng khôn lường hơn”, bác sĩ Thành cho hay.
Do đó, bác sĩ Thành khuyến cáo, để “áo mưa” có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ làm “vệ sĩ” của nó, bạn phải đeo chúng trong suốt quá trình quan hệ, dù bạn có đang áp dụng một phương pháp tránh thai khác.
Đừng chỉ đeo bao sau khi đã có sự tương tác với “cô bé” hoặc tháo nó trước khi kết thúc “cuộc yêu”. Bởi vì việc tương tác này có thể dẫn đến bệnh lây nhiễm qua đường “yêu”. Vì thế, hãy đeo “áo mưa” ngay từ đầu và để yên cho tới khi “xong chuyện”.
L.àm "c.huyện ấ.y" khi tức giận: Chuyện một lúc hậu quả lâu dài
Nhiều người cho rằng, l.àm "c.huyện ấ.y" khi tức giận giúp 2 người hàn gắn mối quan hệ hoặc ít nhất là xoa dịu mâu thuẫn trước đó.
Tuy nhiên, chuyên gia cho đó không phải là cách tốt nhất, thậm chí có thể để lại những hậu quả lâu dài.
Chị T. (25 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, mỗi lần có mâu thuẫn với người yêu, thay vì trò chuyện, chia sẻ để tháo gỡ thì chị lại có mong muốn "làm chuyện ấy" với bạn trai để trút bỏ sự bực tức trong lòng.
"Tôi và bạn trai thường xuyên tranh cãi khá nhiều và tất nhiên là lần nào tôi cũng vô cùng tức giận. Tuy nhiên, không hiểu sao cứ vào những dịp như vậy thì tôi lại chỉ muốn quan hệ cùng với anh ấy. Dù mối quan hệ của chúng tôi vẫn tiếp tục có nhiều trục trặc nhưng tôi cảm thấy điều này tốt hơn so với việc chúng tôi cứ đôi co với nhau", chị T. chia sẻ.
Ảnh minh họa
Lý giải về hiện tượng này, ThS-BS. Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm Đào tạo, BV Phụ sản Trung ương cho biết đây gọi là "quan hệ t.ình d.ục tức giận", thường xảy ra khi các cặp đôi đang ở trong trạng thái căng thẳng hoặc nóng giận.
Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự tức giận và những cảm xúc mãnh liệt khác có thể gây ra những thay đổi như nhịp tim hay huyết áp tăng, máu huyết lưu thông nhanh, lượng testosterone tăng cao... Từ đó, tạo nên những trải nghiệm t.ình d.ục mãnh liệt.
"Khi cơ thể cảm nhận được một cảm xúc dâng trào mạnh mẽ, nó có thể tự chuyển hoá thành trạng thái kích thích. Đặc biệt, lúc chúng ta sợ hãi, giận dữ hay lo lắng, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng tự vệ, giúp sản xuất một lượng adrenaline. Lúc đó, con người có thể tìm đến t.ình d.ục để loại bỏ sự tích tụ nội tiết tố bằng cách giải phóng năng lượng dư thừa do cơn giận tạo ra", BS Phan Chí Thành lý giải.
Bác sĩ Bệnh viện phụ sản cho biết, không ít cặp đôi đã tìm đến việc "yêu" để hàn gắn quan hệ hoặc xoa dịu mâu thuẫn. Cũng có những trường hợp cảm thấy gắn kết hơn, gần gũi hơn.
Tuy nhiên, theo BS, xét về lâu dài, điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi quan hệ t.ình d.ục khi tức giận thường được sử dụng như một cách để truyền đạt những cảm xúc khó nói của một người. Hình thức này thường được thúc đẩy bởi những cảm xúc mãnh liệt và sự tăng vọt adrenaline.
Dù việc "yêu" có thể khiến tâm trạng con người trở nên thoải mái hơn nhưng nó không đảm bảo rằng những bất đồng sẽ được giải quyết hoàn toàn, nhất là khi đối phương chỉ đơn thuần muốn quan hệ vì nhu cầu sinh lý chứ không muốn làm hoà.
Khi đó, các cặp đôi có thể làm những điều khác với thường ngày nhằm thoả mãn mong muốn cá nhân như một số thay đổi trong cách thức quan hệ, có thể là mạnh bạo và điên rồ hơn. Điều này sẽ là vấn đề nếu một trong hai không thể thích ứng sẽ dẫn đến cảm giác khó chịu hay đau đớn.
Ngoài ra, "l.àm c.huyện ấ.y" trong lúc mất kiểm soát có thể tạo ra lầm tưởng rằng cả hai đã thật sự đồng thuận với điều này. Nhưng trên thực tế, nó có thể trở thành một hình thức tấn công t.ình d.ục (hành vi hoặc quan hệ t.ình d.ục không mong muốn hoặc bất hợp pháp) mà chúng ta có thể là hung thủ hoặc nạn nhân.
Ảnh minh họa
Mặt khác, nếu quan hệ khi đang trong trạng thái tinh thần không đủ tỉnh táo thì phần lớn hành vi, suy nghĩ đều chịu sự chi phối của cảm xúc dễ khiến các cặp đôi bỏ qua những biện pháp t.ình d.ục an toàn như không sử dụng b.ao c.ao s.u..., dẫn đến khó tránh khỏi những hậu quả lâu dài về sau như có thai ngoài ý muốn hay các bệnh lây qua đường t.ình d.ục.
"Nếu thường xuyên phát sinh chuyện ấy vì tức giận, nó cũng tạo ra một thói quen không lành mạnh. Bởi vì tâm trí của chúng ta sẽ xem cảm giác tức giận ấy là một sự kích thích cho những ham muốn t.ình d.ục. Như vậy, chỉ khi tâm trạng cực kỳ khó chịu ta mới có thể thăng hoa. Về lâu dài, không chỉ đời sống tình dục mà mối quan hệ tình cảm cũng bị ảnh hưởng", BS. Chí Thành nhấn mạnh.
Để hạn chế tình trạng này, BS. Thành cho rằng, các cặp cần đặt ra giới hạn nhất định cho việc quan hệ khi tức giận, tránh để mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát. Cần đảm bảo đối phương chấp nhận cách quan hệ này và luôn cảm thấy thoải mái, hài lòng với nó để tránh những tổn thương.
Chuyện chăn gối có thể giúp xoa dịu một số căng thẳng nhưng nó không thể khiến vấn đề hoàn toàn mất đi. Thay vì dùng t.ình d.ục giận dữ để né tránh thực tế, giao tiếp mới là cách giải quyết tốt nhất cho mối quan hệ.
Ngại tím mặt vì "cậu nhỏ" lên xuống thất thường Đời sống t.ình d.ục có hoàn hảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh quý ông. Tuy nhiên, vì quan điểm đó mà nhiều người ngại tím mặt khi "cậu nhỏ" không chịu nghe lời. Chia sẻ với PV Gia đình Việt Nam, Ths. BS Phan Chí Thành - Chánh văn phòng Trung tâm đào tạo - Chỉ đạo tuyến, Bệnh...