Dùng 5 cách sau để tập cho con ngủ một mình, các mẹ sẽ nuôi dạy được một đứa trẻ đầy bản lĩnh và độc lập
Hầu hết những bà mẹ Việt còn rất e dè trong việc cho con ngủ riêng bởi vẫn lo lắng không yên về sự an toàn của trẻ.
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, đến một độ tuổi nhất định nào đó, cha mẹ nên để con ngủ riêng để rèn luyện tính độc lập và tự chủ cho bé. Thế nhưng hầu hết những bà mẹ Việt còn rất e dè với vấn đề này bởi vẫn lo lắng không yên về sự an toàn của con và quá sốt ruột khi thấy con khóc đòi mẹ.
Thế nhưng chỉ cần áp dụng những phương pháp sau đây, mẹ sẽ không còn phải lăn tăn gì nữa khi để bé ngủ độc lập.
Ảnh minh họa
Nếu bé còn quá nhỏ và mẹ vẫn còn lo lắng tới sự an toàn có con thì có thể đặt cũi hoặc giường nhỏ của con ngay trong phòng ngủ bố mẹ. Có một lưu ý quan trọng là nên ngăn giường của bố mẹ và bé bằng một tấm chắn lớn để trẻ không nhìn thấy bố mẹ, giúp trẻ tự ý thức hơn trong việc phải tự mình đi vào giấc ngủ.
Còn nếu mẹ để bé ngủ trong phòng riêng, nên đặt phòng của bé ngay cạnh phòng bố mẹ và có lắp camera để tiện theo dõi giấc ngủ của con. Sắm cho con những người “bạn” thú bông thân thiết hay tạo không gian phòng ngủ là bầu trời đêm đầy sao… cũng là một trong những cách hay để trẻ có hứng thú với phòng riêng của mình.
Ảnh minh họa
Tạo thời gian biểu là để tránh trường hợp bé ham chơi và đi ngủ không đúng giờ. Trước khi đi ngủ, bé cần làm gì, hoặc bố mẹ sẽ đọc sách cho bé nghe vào khoảng thời gian nào, nên được quy định rõ ràng để bé có tâm lí chuẩn bị. Khiến mọi thứ trở thành nếp sẽ giúp bé quen giấc và chủ động đi vào giấc ngủ mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
Tạo thói quen ít được mẹ vỗ về trước khi ngủ
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Khi ngủ cùng mẹ, bé sẽ được ôm ấp và vỗ về cho đến khi thật sự chìm vào giấc ngủ. Thế nên khi bắt đầu cho bé ngủ riêng, không nên đột ngột cắt đứt “quyền lợi” này của trẻ. Việc thiếu vắng bàn tay vỗ về của mẹ sẽ càng khiến bé bất an và khó ngủ hơn. Mẹ chỉ nên giảm quỹ thời gian này từ từ xuống và dừng hẳn sau một thời gian, khi bé đã quen dần với việc đi vào giấc ngủ mà không có mẹ.
Vượt qua trở ngại tâm lý sợ con khóc
Ảnh minh họa
Hành trình giúp con ngủ một mình thật ra cũng khó khăn chẳng kém là bao so với việc cai sữa cho con. Bởi vì các mẹ phải vượt qua một trở ngại tâm lý cực kì lớn là sốt ruột vì con khóc. Sự kiên trì và cứng rắn lúc này là cần thiết. Bởi nếu xác định bé hoàn toàn an toàn khi ngủ riêng, thì tiếng khóc của con đơn giản chỉ là tiếng khóc đòi mẹ. Sau khoảng 10 -15 phút, khi đã khóc thấm mệt mà không có người dỗ dành, cho sẽ tự động chìm vào giấc ngủ.
Cho con vui chơi thật nhiều vào ban ngày
Ảnh minh họa
Hãy để trẻ được vui chơi thỏa thích vào ban ngày để cơ thể bé thấm mệt, dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. Ngược lại, nếu ban ngày bé đã ngủ quá nhiều, chắc chắn bé sẽ không còn cảm giác buồn ngủ nữa, cũng khó chìm vào giấc ngủ hơn mà quấy khóc, đòi mẹ.
Theo Helino
Mọc mụn trứng cá ở má là biểu hiện cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề gì?
Mụn trứng cá hay xuất hiện trên má có thể là do những nguyên nhân cơ bản sau đây.
Má là một trong những vị trí mụn trứng cá thường hay xuất hiện. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do những thói quen và tác động lên da tại vị trí này. Bên cạnh đó, những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể cũng gây mụn trứng cá. Nắm bắt được những nguyên nhân sau và cách xử lý sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng mụn ở má đấy.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá ở má là gì?
- Dùng điện thoại sai cách: điện thoại cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn ở má, do thói quen áp điện thoại vào vị trí này mỗi khi nghe sẽ vô tình khiến bụi bẩn và vi khuẩn từ điện thoại xâm nhập vào da.
- Không giữ sạch chăn, gối: thói quen ngủ áp má vào chăn, gối sẽ gây mụn trứng cá nếu bạn không thường xuyên làm sạch những đồ dùng này.
- Vệ sinh răng miệng sai cách: dễ gây sâu răng, viêm nhiễm hoặc các vấn đề răng miệng khác, những vấn đề này có thể gây ra tình trạng mụn trứng cá ở má.
- Dùng đồ uống có cồn: những đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ tác động trực tiếp đến gan và có thể gây ra tình trạng mụn trứng cá tại vị trí này.
- Dùng các sản phẩm làm sạch da không phù hợp: các sản phẩm kém chất lượng hoặc không hợp với loại da có thể gây kích ứng và khiến mụn dễ dàng xuất hiện.
- Không chú ý làm sạch da mặt: bụi bẩn, vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hoặc cặn mỹ phẩm hay kem chống nắng còn sót lại trên da cũng sẽ gây mụn trứng cá.
- Rối loạn nội tiết: mụn trứng cá trên má cũng có thể là dấu hiệu do mất cân bằng hormone trong cơ thể, tình trạng này dễ gặp phải trong độ tuổi dậy thì, những ngày "đèn đỏ" hoặc khi cơ thể lo lắng kéo dài.
Vậy nên làm gì để ngăn ngừa mụn trứng cá ở má?
*Thực hiện những thói quen sau:
- Thường xuyên vệ sinh màn hình điện thoại, tránh áp điện thoại vào má khi nghe, không chạm tay lên da mặt.
- Chú ý thay và vệ sinh chăn gối thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết khô, nhiều bụi.
- Giữ vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Lựa chọn sản phẩm làm sạch da phù hợp, có nguồn gốc và chất lượng đảm bảo.
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt 2 lần/ngày, tẩy trang đầy đủ ngay cả khi chỉ dùng kem chống nắng.
- Hạn chế căng thẳng, lo lắng bởi tình trạng này có thể gây rối loạn hormone.
*Chú ý đến chế độ ăn uống:
- Uống từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, chia đều thành nhiều lần uống trong suốt cả ngày.
- Ăn nhiều rau xanh và nhóm trái cây giàu vitamin, chất xơ.
- Hạn chế dùng các loại đồ uống có cồn.
- Ăn ít thực phẩm chiên rán, đồ chứa nhiều đường.
Nguồn: Livestrong, Wakegreatskin
Theo Helino
Giảm cân tại bàn làm việc Cách đơn giản chỉ cần tạo ra một thói quen, cứ 20 phút đứng lên một lần, sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân so với ngồi yên một chỗ trong thời gian quá lâu. Calo có thể dễ dàng đốt cháy thông qua các hoạt động sinh nhiệt như đi bộ để lấy nước uống, đứng lên sắp xếp các vật...