Đùi vịt quay xốt me ngon ngất ngây
Món đùi vịt quay xốt me vừa có vị thơm của vịt quay, vị chua chua, ngọt chọt của me, và cả vị cay cay, tê tê của ớt.
Tết năm nay ăn nhiều thịt gà đến nỗi bây giờ đi chợ nhìn thấy gà mà mình vẫn chẳng dám mua. Ngó sang bên cạnh thấy hàng thịt vịt có vẻ ngon nên mình chẳng chần chừ mà mua luôn để đổi món cho cả nhà. Bây giờ không phải mùa vịt, ngan rộ nhưng những loại này thì được nuôi suốt trong năm, vậy nên ở chợ chẳng bao giờ thiếu vịt, ngan hay gà cả.
Giá trên áp dụng với việc mua cả miếng nửa con hoặc mua nửa con, còn mình lại chọn mua nguyên mấy cái tỏi vịt nên đành “cắn răng” chấp nhận mức giá 80.000 đ/kg. Mình để ý thấy lòng, mề vịt giá đắt hơn lòng mề gà một chút. Nếu lòng gà từ 7.000 – 8.000 đ/bộ thì lòng vịt là 10.000 đ/bộ. Hôm nay thấy chợ hơi ít thịt ngan, tuy nhiên mình cũng vẫn mạnh dạn hỏi được giá là 90.000 – 100.000 đ/kg.Mình vẫn thường xuyên mua các loại gia cầm đã được thịt sẵn ở chợ về làm thức ăn bởi vậy nên giá cả của chúng mình nắm khá rõ. Thông thường thì thịt vịt có giá bằng hoặc rẻ hơn thịt gà công nghiệp 5.000 đ/kg và ngày hôm nay cũng không ngoại lệ. Trong khi giá thịt gà công nghiệp là 70.000 – 75.000 đ/kg thì thịt vịt chỉ 70.000 đ/kg thôi.
Với những chiếc tỏi vịt mua được mình sẽ làm món đùi vịt quay xốt me cho bữa tối. Nguyên liệu cần dùng cho món ăn gồm: me, hoa hồi, hành lá, hạt tiêu, tỏi, bột năng, xì dầu và các loại gia vị. Đầu tiên là khâu sơ chế, mình đem đùi vịt đi nhặt sạch những lông còn sót lại, rửa bằng rượu gừng cho khử bớt mùi hôi của vịt, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.
Video đang HOT
Món đùi vịt quay xốt me đầy lôi cuốn
Mình dùng một con dao khía chéo da của đùi vịt, sau đó ướp thịt vịt với nước cốt tỏi, hoa hồi đã rang vàng tán nhỏ, xì dầu, hạt tiêu, gia vị trong khoảng 15 phút. Tiếp theo, mình bỏ đùi vịt vào chảo chiên cho vàng đều các mặt rồi múc bớt mỡ vừa chiên vịt đi, sau đó lại đổ hỗn hợp nước ướp vịt vào và đậy vung hầm trong cho tới khi nước sánh lại thì vớt đùi vịt ra.
Bước thứ hai là chế biến nước sốt. Me mình đem nấu sơ qua rồi dầm lấy nước chua, ớt sừng bỏ hạt, thái sợi, hành lá cũng tước sợi, tỏi đập dập, bột năng hòa tan trong một chút nước lạnh. Mình phi thơm tỏi trong một chút dầu ăn, sau đó cho muối, đường, bột ngọt… vào nêm vừa ăn rồi đổ tiếp hành, ớt, nước me, nước bột năng vào và khuấy đều tay tới khi thấy nước sốt sôi là được.
Đùi vịt sau khi đã quay và để ráo mình chặt thành từng miếng vừa ăn, bày ra đĩa rồi rưới nước sốt lên trên, trang trí lại một chút cho đẹp là có thể mời cả nhà thưởng thức được rồi.
Theo Eva
Món phở chua độc đáo ở Sài Gòn
Không ai biết chính xác xuất xứ, nhưng từ lâu nay, món phở chua đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các dân tộc vùng núi Tây Bắc.
Phở chua là món ăn nguội, được ưa chuộng vào mùa thu và hè. Trước kia, món này được dùng trong bữa tiệc nhưng hiện nay, nó đã trở thành món điểm tâm thường ngày. Phở chua ngon vì độ dẻo của bánh, vị béo của gan hòa với thịt ba chỉ, vịt quay, lạp xưởng rán cháy cạnh. Món phở ăn kèm với rau thơm và nước sốt có vị chua.
Có rất nhiều cách chế biến phở chua khác nhau giữa các dân tộc. Tuy nhiên, một bát phở chua đầy đủ phải gồm 6 thành phần chính: bánh phở, nước chua, dưa muối chua, tàu xì, lạc rang và tương ớt bắc.
Bánh phở được làm từ bột gạo và được tráng bằng tay, loại gạo làm bột phải là gạo má hồng của địa phương. Khi tráng thành phẩm, bánh đảm bảo độ giòn.
Nước chua là nước được lấy từ vại dưa muối, phải thanh và thơm. Dưa chua được làm từ rau cải mèo, thái nhỏ bằng đốt ngón tay. Cùng với lạc rang, tàu xì là nguyên liệu không thể thiếu. Để có tàu xì thật ngon, việc chế biến đòi hỏi sự cầu kỳ, công phu, từ khi lựa chọn hạt đậu cho đến khi thành phẩm phải mất vài ba tháng. Chính vị đặc trưng của nước sốt không đâu có này đã hình thành nên cái tên phở chua đặc trưng của Lạng Sơn.
Tàu xì khi trộn chung vào bát phở sẽ có màu nâu vàng sậm như đường mật, cánh đậu không nát và xâm xấp nước. Bát phở chua sẽ hoàn hảo khi ăn kèm với tương ớt, phải là tương ớt của người vùng cao để đảm bảo độ cay với màu đỏ tươi.
Không cầu kỳ, cao sang, phở chua mang đậm nét văn hóa của người dân vùng cao, đậm đà nhưng giản dị, là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ hội của vùng đất này. Đến đây và thưởng thức một bát phở chua cho biết dư vị của vùng cao cũng là một thú vui của rất nhiều du khách. Phở chua ăn một lần còn lạ miệng, ăn nhiều lần thì đâm ghiền vì hương vị độc đáo của nó.
Món phở chua của Lạng Sơn có thể thưởng thức ngay tại Sài Gòn ở địa chỉ: 242/101 Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, TP HCM. Giá: 30.000 đồng mỗi 1 tô.
Theo Ngôi sao
[Chế biến] - Vịt tiềm Vịt tiềm là món ăn ngon, giá trị dinh dưỡng cao - trong thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng dưỡng vị, bổ thận nên rất thích hợp cho người mang nhiệt, suy nhược cơ thể. 1. Nguyên liệu - Đùi vịt: 2 cái - Nấm đông cô khô: 4 tai - Táo đỏ khô: 4 trái - Hành tím:...