“Dúi” mai chiếu thủy xuống ruộng lầy, cây xanh tốt, bán đắt tiền
Trong những năm gần đây, tại xã Long Vĩnh ( huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, tìm hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp.
Trong đó, cây mai chiếu thủy đã trở thành một trong những cây trồng mới, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Theo thống kê của UBND xã Long Vĩnh (huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang), toàn xã hiện nay có khoảng 29.000 m2 đất trồng cây mai chiếu thủy. Trong xã, có khoảng 13 hộ dân trồng mai chiếu thủy với diện tích từ 1.000 m2 trở lên.
Các vườn mai chiếu thủy trồng tập trung với số lượng lớn ở ấp Thới An A. Ngoài ra, còn một số lượng diện tích mai chiếu thủy trồng xung quanh nhà người dân chưa thể thống kê hết. Mô hình làm kinh tế bằng trồng cây mai chiếu Tthủy của người dân trong xã chỉ mới nở rộ cách đây khoảng 3 năm.
Vườn mai 2 năm tuổi của gia đình anh Huỳnh Lê Thanh – ấp Thới An A, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Đến nay, nhiều hộ đầu tư trồng mai chiếu thủy theo hướng làm kinh tế, đã bắt đầu có thu nhập từ việc bán cành nhánh (cây phôi) ra thị trường. Trung bình 1.000 m2 trồng được 1.000 cây mai chiếu thủy. Theo giá trị trường hiện nay, mai chiếu Thủy 3 năm tuổi đang có giá 200.000 đồng/gốc. Mai năm thứ 5 là 500.000 đồng/gốc. Có thể thấy, hiệu quả kinh tế từ cây mai chiếu thủy gấp hơn 20 lần so với lúa.
Nhanh nhạy, nắm bắt thị trường, anh Huỳnh Lê Thanh sinh năm 1985 ở ấp Thới An A đã quyết định đưa cây mai chiếu thủy trồng trên đất ruộng để phát triển kinh tế gia đình. Vốn là thợ sửa xe máy, năm 2015, anh mạnh dạn đặt mua 2800 nhánh mai chiếu thủy giá 10.000 đồng/ nhánh trồng trên diện tích 3 công đất của gia đình.
Video đang HOT
Qua tìm hiểu thị trường, anh quyết định đưa xuống ruộng trồng 3 giống mai chính: mai nu mặt khỉ Gò Công, mai Trung nu (lá nhuyễn), mai Trung Xiêm (lá vừa). Anh Thanh cho biết, khách hàng thường chọn mai lá nhuyễn trồng làm hàng rào, mai nu mặt khỉ Gò Công và mai Trung Xiêm thường làm cây nguyên liệu để tạo hình làm kiểng bonsai. Sau 2 năm chăm sóc, vườn mai đủ tiêu chuẩn để bầu chiết nhánh. Thu nhập từ bán cành chiết đã giúp anh nhanh chóng lấy lại vốn.
Để nâng cao giá trị, nhiều người nông dân tại xã Long Vĩnh lại chọn hướng đi khác với cây mai chiếu thủy. Trên con đường văn hóa Hòa Hưng – Long Bình, hỏi thăm người dân, chúng tôi không khó để tìm anh Lưu Hoàng Hiệp làm nghề bán mai chiếu thủy bon sai tại Long Vĩnh.
Trong ngôi nhà ngói khang trang với chậu mai nu cổ đặt trước hiên nhà, anh cho biết mình bắt đầu cái duyên với cây mai chiếu thủy từ năm 2009. Ban đầu nhà chỉ có một vài gốc mai nhỏ trồng chủ yếu để làm kiểng. Qua tìm hiểu từ bạn bè, anh dần đam mê và nhận ra giá trị kinh tế từ mai chiếu thủy.
Sau một thời gian trầm lắng, thị trường mai chiếu thủy bonsai hiện nay đã bắt đầu sôi động trở lại. Nhiều đại gia ở các nơi sẵn sàng bỏ số tiền lớn để có được một cặp mai chiếu thủy vùng Gò Công. Từ lâu, mai chiếu thủy ở Gò Công có tiếng là dáng đẹp, nu to, và nhiều gốc cổ thụ nên nhiều người sành về cây kiểng rất ưa chuộng.
Từ đam mê, anh tìm tòi học hỏi bạn bè, tìm mua mai chiếu thủy nguyên liệu ở nhà dân về nuôi dưỡng và tạo hình. Để có bài bản, anh tham gia các lớp giảng dạy về cách tạo dáng bonsai của Hội Sinh vật cảnh xã để biết cách chăm sóc, uốn tạo hình nâng cao giá trị cây mai chiếu thủy.
Cách đây 3 tháng, anh Lưu Hoàng Hiệp vừa bán 1 cặp kiểng mai chiếu thủy cổ và 1 cây mai chiếu thủy bonsai với giá 80 triệu đồng. Số tiền bán mai giúp nuôi con ăn học. Ngoài ra, anh còn sắm xe máy và đồ dùng trong gia đình. Anh cho biết, nghề làm mai chiếu thủy bonsai không tốn quá nhiều chi phí. Ai chịu làm nghề có thể phát triển kinh tế cao.
Theo kinh nghiệm trồng mai chiếu thủy của anh Hiệp, cây mai chiếu thủy lại rất dễ chăm sóc mà lại ít tốn công. Định kỳ 2 tháng chỉ cần rãi phân DAP 1 lần để cây phát triển tốt, cho nu đẹp. Việc còn lại chủ yếu là tưới nước và tạo tỉa nhánh. Hiện tại, xung quanh vườn nhà anh Hiệp đang có 30 cây mai chiếu thủy đang tạo dáng.
Và để đáp hướng làm ăn dài lâu, anh Hiệp đã trồng thêm 400 nhánh cây mai chiếu thủy con để chuẩn bị cho nguồn cây mai chiếu thủy nguyên liệu tạo cây mai chiếu thủy bonsai
Theo Ông Đặng Công Tiên – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND Xã Long Vĩnh cho biết: cơ bản đầu ra cho cây mai chiếu thủy hiện đang ổn định. Thị trường tiêu thụ mai chiếu thủy chủ yếu ở Bến Tre, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
“Hiện nay, thương lái các tỉnh đặt hàng mua mai chiếu thủy với số lượng lớn cành chiết và cây mai chiếu thủy nguyên liệu tạo khí thế phấn khởi cho người trồng mai chiếu thủy ở Long Vĩnh. Một số công việc như quấn bầu, đào gốc mai chiếu thủy nguyên liệu, đưa mai chiếu thủy lên chậu,….đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương…”, ông Đặng Công Tiên thông tin.
Nhận định là một hướng đi mới và có tiềm năng phát triển kinh tế dài lâu, thời gian qua ngành nông nghiệp xã Long Vĩnh phối hợp cùng Hội Sinh vật cảnh xã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân; hỗ trợ nông dân vay vốn để mua cây giống nhân rộng mô hình trồng mai chiếu thủy trên địa bàn xã.
Nhiều nông dân còn được tham gia các chuyến tham quan ở Bến Tre, công viên Tao Đàn, Đầm Sen,…qua đó học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm uốn, tạo dáng, sửa rể cây mai chiếu thủy nguyên liệu đáp ứng thị hiếu của thị trường kiểng bonsai.
Giờ đây, cây mai chiếu thủy không chỉ để làm đẹp cho ngôi nhà, hay để ngắm nhìn cho vui mắt mà nó còn mang lại thu nhập giúp phát triển kinh tế. Những kết quả bước đầu đã mang đến những tín hiệu vui cho người dân nơi đây; góp phần thay đổi cảnh sắc, diện mạo nông thôn. Đặc biệt, cùng với các xã khác, người dân Long Vĩnh đã góp phần duy trì, mở rộng và nâng cao thêm giá trị dòng kiểng cổ của Gò Công.
Theo Danviet
Quây kín ao nuôi bầy le le bay giỏi, nhẹ nhàng lãi 60 triệu đồng/năm
Đến ấp Hòa Thạnh (xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) hỏi về mô hình nuôi le le của anh Nguyễn Minh Đỡ (sinh năm 1975) dường như ai cũng biết. Nhờ nuôi le le mà gia đình anh đã thoát nghèo, có cuộc sống ổn định.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương năm 1996, cuộc sống gia đình anh Nguyễn Minh Đỡ gặp nhiều khó khăn (thuộc diện hộ cận nghèo). Anh phải đi làm thuê khắp nơi để lo cho gia đình. Với tính cần cù, chịu khó học hỏi mô hình sản xuất hay, năm 2010 anh mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi le le.
Anh Nguyễn Minh Đỡ bên đàn le le của gia đình.
Anh Đỡ cho biết, muốn nuôi được le le phải biết rõ đặc tính của chúng để làm chuồng trại thích hợp. Đó là chuồng trại, ao nuôi phải thoáng mát; đắp bờ cao và giăng lưới xung quanh; đồng thời, trồng thêm các loại cỏ dại, rau muống... để tạo môi trường hoang dã cho le le dễ thích nghi. Với khoảng hơn 500 m2 đất, anh Đỡ đã xây dựng chuồng trại nuôi le le khá giống với môi trường mà loài vật này ưa thích trong tự nhiên.
Khi bắt đầu nuôi, anh Đỡ chỉ có 1 cặp le le giống được bạn bè giúp đỡ. Đến nay, anh phát triển được đàn le le bố mẹ lên gần 30 cặp. Trung bình mỗi năm, le le bố mẹ đẻ 2 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 10 đến 13 trứng và tự ấp khoảng 25 - 27 ngày thì nở con.
Le le con từ 1 - 3 tháng tuổi có thể bán với giá trung bình khoảng 400 - 500 ngàn đồng/cặp, le le trưởng thành từ 6 tháng tuổi trở lên có giá từ 1 - 1,2 triệu đồng/cặp... Đặc biệt, le le không bị bệnh nên cho hiệu quả kinh tế khá cao. Mỗi năm anh bán khoảng 150 cặp le le, trừ chi phí thu lãi gần 60 triệu đồng/năm...
Anh Đỡ cho biết, để có được đàn le le sinh sản như hôm nay, anh đã không ít lần thất bại. Song, với tính cần cù, chịu khó, anh Đỡ tự mày mò tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của le le. Đó là trong môi trường tự nhiên hay điều kiện thả nuôi bán hoang dã le le cũng đều đẻ, ấp trứng vào mùa mưa (khoảng tháng 7, 8 hằng năm) và một con le le cái thường đẻ từ 13 - 15 trứng.
Qua quan sát chu kỳ sinh sản đàn le le của gia đình, anh rút ra kinh nghiệm, muốn cho le le đẻ và ấp trứng trong môi trường thả nuôi bán hoang dã, trước hết người nuôi phải chọn không gian nuôi yên tĩnh, rộng; nguồn nước trong ao, hồ phải sạch, nhiều cỏ dại... như trong tự nhiên.
Bước tiếp theo, khi le le trưởng thành, anh lựa chọn từng cặp le le đực và cái nhốt riêng, trong đó để nhiều rơm, rạ, cỏ khô lót sẵn vào thúng, rổ cho le le tự hoàn thiện tổ của chúng. Thức ăn của le le chủ yếu là lúa, lục bình, rong rêu... Le le con từ khi đẻ đến khi xuất chuồng khoảng 8 tháng. Theo anh, le le càng sinh sản nhiều thì người nuôi càng có lợi nhuận cao, vì không tốn chi phí mua con giống.
Thời gian tới, anh Đỡ dự tính thuê đất để phát triển thêm đàn le le của gia đình. Hiện nay, nguồn le le thịt của anh Đỡ chủ yếu cung cấp cho những mối ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Anh Đỡ khẳng định, nuôi le le trong môi trường bán hoang dã không chỉ giúp giảm nghèo bền vững, mà còn nhanh làm giàu.
Theo Lý Oanh (Báo Ấp Bắc)
Trò đồi bại với người phụ nữ nhổ lông vịt Theo dõi lịch sinh hoạt của người phụ nữ nhổ lông vịt, thanh niên đã cầm dao dài 1m uy hiếp nạn nhân định hiếp dâm. Nghi phạm khống chế định hiếp dâm người phụ nữ là Minh Quân (ngụ huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang). Hiện đối tượng này đang bị công an huyện Gò Công Tây tạm giữ điều tra....