Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ
Đức ủng hộ Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và hy vọng nước này đàm phán thành công về tái cơ cấu nợ với các nhà đầu tư tư nhân.
Ngoại trưởng Hy Lạp Lucas Papademos (phải) hội đàm với Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle, tại Athens, Hy Lạp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle tuyên bố như trên ngày 15/1 tại thủ đô Athens của Hy Lạp sau cuộc đàm phán với người đồng cấp Hy Lạp Stavros Dimas.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Đức, nước đóng góp lớn nhất trong gói cứu trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Hy Lạp, nhấn mạnh chuyến thăm Hy Lạp của ông là nhằm phát đi một thông điệp tới người dân Hy Lạp rằng Đức muốn chung tay giải quyết các vấn đề cùng với Hy Lạp. Ông cũng bày tỏ hy vọng Athens tiếp tục thực hiện các cải cách đã cam kết.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Đức tới Hy Lạp diễn ra hai ngày sau khi cuộc đàm phán giữa Athens và các ngân hàng tư nhân về vấn đề giảm nợ lâm vào ngõ cụt.
Ngày 13/1, các chủ nợ tư nhân đã bất ngờ ngừng các cuộc đàm phán với Hy Lạp về việc xóa khoảng 50% nợ (trị giá 100 tỷ euro) của nước này theo yêu cầu của EU, với lý do thiếu sự hiểu biết lẫn nhau. Điều này đã làm gia tăng những lo ngại về khả năng vỡ nợ của Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh Cơ quan đánh giá tín nhiệm Standard & Poor”s vừa hạ mức xếp hạng tín nhiệm của một số quốc gia thành viên EU.
Ông Westerwelle cũng cho rằng đã đến lúc châu Âu cần thành lập các cơ quan xếp hạng tín nhiệm “độc lập” của châu Âu, bởi theo ông, đánh giá của một số cơ quan xếp hạng tín nhiệm vừa qua đã gây bất ổn cho các thị trường vừa mới ổn định trở lại. Hiện 3 cơ quan đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là Standard & Poor”s, Moody”s và Fitch, đều là công ty tư nhân có trụ sở ở Mỹ.
Ngày 17/1, “bộ ba” các nhà kiểm toán quốc tế thuộc EU, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ tới Athens để đánh giá những nỗ lực của Hy Lạp nhằm cắt giảm thâm hụt và thực hiện các cải cách cơ cấu.
Một ngày sau đó, cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo Hy Lạp và các nhà đầu tư tư nhân cũng sẽ được nối lại./.
Theo TTXVN
"Bão" kép ở Hungary
Giữa lúc còn đang loay hoay chưa tìm được lối thoát cho cuộc khủng hoảng nợ, Hungary lại phải đối mặt với những sóng gió mới trên chính trường khi hàng loạt cuộc biểu tình do phe đối lập tổ chức trong những ngày qua đang ươm mầm cho nguy cơ bất ổn xã hội nảy sinh.
Nguồn cơn của làn sóng thịnh nộ đường phố lần này xuất phát từ quyết định của Quốc hội thông qua bản Hiến pháp mới, nay gọi là Luật Cơ bản, có hiệu lực từ ngày 1-1. Bên cạnh việc thay đổi quốc hiệu của nước này từ "Cộng hòa Hungary" thành "Hungary", đưa ra một loạt đạo luật bao trùm các lĩnh vực tư pháp, tòa án và truyền thông, đề ra hạn chế nợ quốc gia... nội dung sửa đổi gây tranh cãi nhất của Hiến pháp mới nằm ở đạo luật bầu cử.
Người dân Hungary biểu tình phản đối Hiến pháp mới.
Trước đây, Hungary áp dụng hệ thống bầu cử lập pháp hỗn hợp hai vòng. Trong tổng số 386 nghị sỹ Quốc hội, 176 nghị sỹ được bầu trực tiếp tại 176 đơn vị bầu cử (mỗi đơn vị bầu một đại biểu), 152 nghị sỹ sẽ được bầu theo danh sách các đảng, 58 nghị sỹ sẽ do Văn phòng Bầu cử căn cứ vào số phiếu lẻ bầu cho các cá nhân nhưng không trúng cử để tính vào cho các đảng. Hệ thống bầu cử này khá phức tạp và chứa đựng những kết quả bất ngờ cho đến phút cuối.
Theo đạo luật mới, bầu cử chỉ diễn ra trong một vòng và giảm một nửa số ghế nghị sỹ xuống còn 199 ghế. Điều đáng chú ý là sự sửa đổi đã "vẽ lại" bản đồ các khu vực bầu cử theo hướng có lợi nhất cho liên minh cầm quyền cánh hữu. Cụ thể, 106 đơn vị bầu cử được xác định tại Thủ đô Budapest và các tỉnh, thành khác sao cho những đơn vị vốn là nơi liên minh cầm quyền nổi trội vẫn được giữ nguyên, còn những đơn vị mà phe đối lập chiếm đa số lại bị cắt giảm hoặc sáp nhập vào nhau. Ngoài ra, để bảo đảm việc duy trì đạo luật gây tranh cãi này trong tương lai, liên minh cầm quyền đã đưa những thay đổi này thành một phụ lục trong đạo luật. Phụ lục chỉ có thể thay đổi nếu được đa số 2/3 nghị sỹ Quốc hội thông qua.
Với việc khoanh vùng lại các khu vực bầu cử và đưa vào cách tính mới, liên minh cầm quyền có thể dễ dàng chiếm thế thượng phong hơn trong bầu cử. Tuy nhiên, động thái củng cố quyền lực không đúng thời điểm này có thể dẫn đến tác dụng ngược cho đảng cánh hữu Fidesz của Thủ tướng Orban Viktor - đang nắm giữ nhiều ghế nhất trong Quốc hội hiện nay. Giới bình luận chính trị cho rằng, tại các nước đang gặp khó khăn nhất do khủng hoảng tài chính như Hy Lạp và Italia, chủ trương đoàn kết các đảng phái, tạm bỏ qua những bất đồng, mâu thuẫn, tạo thành một liên minh toàn diện trong chính phủ để cùng nhau vượt qua khó khăn kinh tế. Vì thế, toan tính đầy tranh cãi của liên minh cầm quyền có thể sẽ trở thành kế hoạch "gậy ông đập lưng ông" khi các đảng phái khó tìm được tiếng nói chung liên quan tới những quyết sách tài chính trong thời gian tới.
Hiện tại, dù không nằm trong Khu vực đồng tiền chung Châu Âu, song Hungary cũng đã gia nhập "câu lạc bộ chúa chổm" ở Cựu lục địa. Nợ công của nước này liên tục gia tăng và đã lên tới 82% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong khi đó, liên minh cầm quyền của Thủ tướng Orban Viktor vẫn bất lực trong việc ổn định và chấn hưng nền kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Các biện pháp kinh tế khắc khổ được thông qua từ đầu năm tới nay nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách năm 2012 xuống dưới mức trần 3% theo quy định của EU và giảm mức vay nợ đã không mang lại kết quả rõ rệt. Thậm chí, đồng forint của Hungary đã giảm giá xuống mức thấp kỷ lục so với đồng euro trong ngày 4-1. Nước này gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn của các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Nếu không được sự trợ giúp của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh Châu Âu (EU) vào cuối tháng 2 này, tương lai của Hungary thật khó lường.
Theo Hà Nội Mới
Đồng euro sắp được cứu 26 trên 27 thành viên của EU, ngoại trừ Anh đã đồng ý ký vào một hiệp ước thắt chặt tài chính và chi hơn 900 tỷ USD nhằm giải quyết khủng hoảng nợ châu Âu. Lý do được Thủ tướng David Cameron đưa ra cho việc chưa đồng ý tham gia vào hiệp ước nói trên là nhằm đảm bảo quyền lợi...