Đức từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus và tên lửa phòng không Patriot cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khẳng định Berlin sẽ không cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus hoặc hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, bất chấp yêu cầu mới từ Kiev.
Tên lửa Taurus KEPD 350 của Đức. Ảnh: Sputnik
“Chúng tôi chỉ còn 6 hệ thống Patriot ở Đức. Con số này thực sự quá ít, đặc biệt là khi xét đến các mục tiêu năng lực của NATO mà chúng tôi phải đáp ứng. Chúng tôi chắc chắn không thể cung cấp thêm nữa”, đài Sputnik dẫn lời Bộ trưởng Pistorius trong một cuộc phỏng vấn đăng ngày 14/7.
Trước đó, theo quan chức cấp cao này, Đức đã cung cấp cho Ukraine ba hệ thống Patriot, trong khi hai hệ thống khác đã cho Ba Lan mượn và ít nhất một hệ thống luôn không thể sử dụng vì bảo trì hoặc huấn luyện.
Bộ trưởng Pistorius lưu ý ông sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Pete Hegseth tại Washington. Trong cuộc họp, lộ trình đảm bảo an ninh châu Âu của Mỹ sẽ được thảo luận. Theo ông Pistorius, hai bộ trưởng cũng sẽ thảo luận về việc Mỹ bán hai hệ thống Patriot cho Đức và dự kiến hai hệ thống này dành cho Ukraine.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Pistorius, Đức cũng đang xây dựng “kế hoạch mua sắm ” thiết bị quân sự cho nước này đến những năm 2030, bao gồm việc mua xe tăng, tàu ngầm, thiết bị bay không người lái và máy bay chiến đấu.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Đức Friedrich Merz cho biết Berlin sẽ hỗ trợ Ukraine phát triển các hệ thống tầm xa của riêng mình trong bối cảnh các quy định hạn chế tấn công vào lãnh thổ Nga được dỡ bỏ vài tháng trước. Sau chuyến thăm Đức, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Kiev và Berlin đang làm việc về vấn đề cung cấp tên lửa Taurus, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết.
Về phía Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc gặp với đại diện các hãng thông tấn quốc tế tại SPIEF vào tháng 6 cho biết việc Ukraine được cấp và sưr dụng tên lửa Taurus sẽ gây tổn hại đến quan hệ giữa Nga và Đức. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo khẳng định việc đó cũng không ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động quân sự của Nga.
Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechayev trước đó cho biết Nga sẽ theo dõi chặt chẽ các hành động cụ thể của Berlin liên quan đến việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine và huấn luyện Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng chúng.
Nga tin rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraine cản trở việc giải quyết xung đột và trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc.
Ngày 13/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ sẽ gửi các hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine nhưng không nêu rõ số lượng. Cùng ngày, Tổng thống Zelensky tuyên bố lực lượng vũ trang nước này sẽ tiếp tục các cuộc tấn công nhằm vào lãnh thổ Nga.
Tuyên bố được ông Zelensky viết trên mạng xã hội Telegram, trong đó ông lưu ý rằng Kiev nhận thấy Nga có ý định tăng cường tấn công.
Trước đó, ông Zelensky đã có cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng và các tướng lĩnh quân đội, thảo luận về các hướng phòng thủ chủ chốt hiện nay.
Hòa bình Nga, Ukraine còn nhiều trắc trở
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18.4 cho biết có một số tiến triển trong đàm phán về chấm dứt xung đột Ukraine, song quá trình liên lạc với Mỹ "vẫn còn phức tạp".
Ông Peskov cũng cáo buộc Ukraine không tuân thủ thỏa thuận và liên tục tập kích các cơ sở năng lượng Nga. Cũng trong ngày 18.4, ông Vladislav Maslennikov, quan chức phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Nga, cảnh báo NATO sẽ nhận hậu quả tiêu cực nếu điều quân tới Ukraine.
Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya-24, ông Maslennikov nhấn mạnh: "Cuộc thảo luận liên quan tên lửa Taurus đang diễn ra sôi nổi. Nó chứng minh, giống như các đồng minh NATO khác, Đức đang chuẩn bị tiếp tục leo thang xung đột ở Ukraine. Một cuộc tấn công bằng tên lửa Taurus sẽ đồng nghĩa Đức can dự trực tiếp vào xung đột và đứng về phía chính quyền Kyiv".
Trong một diễn biến khác, Bloomberg ngày 18.4 trích dẫn nguồn tin thân cận cho hay Mỹ sẵn sàng công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bán đảo Crimea nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình toàn diện giữa Moscow và Kyiv. Đây là tín hiệu mới nhất cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm muốn đạt được thỏa thuận ngừng bắn giữa các bên. Nếu được thực hiện, động thái này sẽ đánh dấu một thay đổi đáng kể trong lập trường của Mỹ - vốn trước đây luôn khẳng định không công nhận việc Nga kiểm soát Crimea từ Ukraine vào năm 2014. Giới chức Mỹ, Nga, Ukraine đều chưa bình luận về các thông tin mới trên.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov . ẢNH: REUTERS
Trong bối cảnh an ninh khu vực nhiều thách thức, Lithuania đang triển khai kế hoạch nâng cấp một tuyến đường chiến lược đi qua khu vực Suwałki Gap nhằm tăng cường năng lực phòng thủ và cải thiện khả năng kết nối quân sự với Ba Lan, theo tờ Politico ngày 18.4. Suwałki Gap được đánh giá là một trong những điểm dễ bị tổn thương nhất trong cấu trúc phòng thủ của NATO do đóng vai trò là hành lang đường bộ duy nhất kết nối 3 nước Baltic với phần còn lại của liên minh. Song song đó, Lithuania cũng tiếp tục phát triển tuyến đường sắt Rail Baltica - một dự án kết nối các nước Baltic với Ba Lan, nhằm cải thiện khả năng cơ động quân sự, hỗ trợ sơ tán dân sự trong tình huống khẩn cấp và thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
Tổng thống Trump cân nhắc rút quân đội Mỹ khỏi Đức Ngày 8/3, tờ Telegraph dẫn nguồn tin thân cận Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét rút quân đội Mỹ khỏi Đức và tái triển khai lực lượng tại Hungary. Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập tại Grafenwoehr, miền nam nước Đức. Ảnh: AFP/TTXVN. Động thái này được cho là xuất phát từ những bất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hai nước NATO ký hiệp ước lịch sử giữa lúc căng thẳng với Nga gia tăng

Ukraine có nữ Thủ tướng mới 39 tuổi

Hệ thống phòng không Trung, Ấn bị loại bởi chính đồng minh BRICS vì lý do công nghệ

Linh kiện bị phương Tây 'bóp nghẹt', sản lượng Su-35S của Nga vẫn tăng

Lầu Năm Góc dành ngân sách lớn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ quân sự

Italy cân nhắc thả 10.000 tù nhân để giảm quá tải trại giam

Tàu chở LNG thứ hai bị Mỹ trừng phạt cập cảng của Nga

'Tuần lễ tiền số' tại Mỹ: Cuộc bỏ phiếu dài nhất trong lịch sử Hạ viện Mỹ và thỏa thuận bất ngờ

Nga trao trả Ukraine 1.000 thi thể binh sĩ, nhưng nhận lại chỉ 19 thi thể

Thiên thạch sao Hỏa lớn nhất thế giới giá hơn 125 tỉ đồng

Châu Âu hoang mang sau khi Mỹ đề xuất viện trợ Ukraine

Nga phớt lờ tối hậu thư của ông Trump, răn đe Ukraine bằng hỏa lực quy mô lớn
Có thể bạn quan tâm

Góc khuất của Em Xinh người Hàn hoạt động ở Việt Nam: Từng gây sốt Giọng hát Việt, rồi lặn mất 2 năm
Nhạc việt
21:20:24 17/07/2025
Chặn, gỡ gần 5.300 nội dung xấu độc trên Facebook, Youtube, TikTok
Thế giới số
21:17:31 17/07/2025
Chủ công bóng chuyền Như Quỳnh xuất ngoại như Thanh Thúy, bến đỗ bất ngờ
Sao thể thao
21:01:29 17/07/2025
Vạch trần con số 2,5 triệu khiến Lady Gaga bị chỉ trích "phông bạt"
Nhạc quốc tế
21:00:42 17/07/2025
Jimin - Jungkook (BTS) thản nhiên nói chuyện 18+ trước mặt fan?
Sao châu á
20:56:08 17/07/2025
Mai Ngọc khoe ảnh căng đét của quý tử gần 3 tháng tuổi, ai cũng xuýt xoa: "Panda giống bố như đúc"
Sao việt
20:52:51 17/07/2025
Rối loạn tâm thần có thể gây ra các vấn đề cho sức khỏe thể chất
Sức khỏe
20:44:21 17/07/2025
Các 'nàng thơ' MXH sụp đổ hình tượng
Netizen
20:33:15 17/07/2025
Taliban truy sát hàng chục ngàn người Afghanistan bị lộ mật
