Đức: Trục xuất hàng chục công dân Afghanistan
Ngày 30/8, Đức đã tiến hành đợt trục xuất đầu tiên công dân Afghanistan về nước kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền tại quốc gia Nam Á này hồi tháng 8/2021.
Cảnh sát kiểm tra người nhập cư tại khu vực Forst, gần biên giới Đức – Ba Lan, ngày 11/10/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn chính phủ Steffen Hebestreit cho biết những người bị trục xuất là công dân Afghanistan, đều là tội phạm đã bị kết án, những người không được phép ở lại Đức và đã có lệnh trục xuất. Đức đã đề nghị các đối tác then chốt trong khu vực hỗ trợ thực hiện việc trục xuất.
Sau khi chính quyền Taliban quay lại nắm quyền tại Afghanistan, Đức đã đóng cửa đại sứ quán ở Kabul và chưa tiến hành bất kỳ đợt trục xuất nào.
Video đang HOT
Tạp chí Der Spiegel dẫn nguồn tin an ninh cho biết một chuyến bay thuê bao của hãng hàng không Qatar Airways đi Kabul đã cất cánh từ sân bay Leipzig với 28 công dân Afghanistan. Đây là kết quả của 2 tháng đàm phán bí mật giữa Berlin và chính quyền Taliban với Qatar đóng vai trò trung gian.
Chính phủ Đức đối mặt với áp lực hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp, phải có hành động mạnh tay với những người xin tị nạn nguy hiểm và bị kết án sau một loạt vụ phạm tội nghiêm trọng mà phần lớn nghi phạm là người di cư. Ngày 29/8, Bộ trưởng Nội vụ Nancy Faeser cho biết nước này sẽ sớm nối lại việc trục xuất người nhập cư và xin tị nạn về Syria và Afghanistan như một phần trong gói các biện pháp nhằm siết chặt an ninh và chính sách tị nạn.
Taliban cấm phụ nữ cất tiếng nói ngoài đường phố
Chính quyền Taliban ban hành các điều luật mới về "tội lỗi và đức hạnh", trong đó cấm phụ nữ để lộ mặt hoặc nói chuyện thành tiếng ở nơi công cộng.
Chính quyền Taliban mới đây ban bố loạt điều luật mới về "tội lỗi và đức hạnh", trong đó yêu cầu phụ nữ Afghanistan che kín toàn bộ cơ thể, bao gồm khuôn mặt, bằng quần áo dầy, khi xuất hiện nơi công cộng để tránh "dẫn dắt đàn ông vào sự cám dỗ", Guardian hôm (27/8) đưa tin.
Binh sĩ Taliban đứng canh khi phụ nữ Afghanistan xếp hàng nhận hàng cứu trợ ở Kabul năm 2023. Ảnh: GettyImages
Luật mới của Taliban cũng mô tả tiếng nói của phụ nữ là nguồn "cám dỗ trụy lạc tiềm tàng" với đàn ông, nên họ không được phép nói chuyện thành tiếng ở nơi công cộng. Phụ nữ cũng không được phép hát hoặc nói to ngay cả ở trong nhà mình.
"Bất cứ khi nào một phụ nữ trưởng thành rời khỏi nhà vì lí do bắt buộc, người đó có nghĩa vụ phải che giấu giọng nói, khuôn mặt và cơ thể của mình", điều luật có đoạn.
Kể từ khi luật mới được ban hành, phụ nữ Afghanistan không được phép nhìn trực tiếp vào những người đàn ông không có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân. Tài xế taxi Afghanistan sẽ bị phạt nếu đồng ý chở một phụ nữ mà không có người nhà hoặc chồng cùng đi.
Cảnh sát đạo đức, lực lượng thực thi luật mới, có quyền bắt giam, trừng phạt phụ nữ hoặc trẻ em gái vi phạm theo cách mà họ cho là phù hợp.
Theo Guardian, bà Roza Otunbayeva, đại diện của Liên hợp quốc tại Afghanistan, chỉ trích các luật mới của Taliban đã mở rộng "những hạn chế không thể chấp nhận" đối với quyền của phụ nữ và trẻ em gái mà Taliban áp đặt từ khi lên nắm quyền hồi tháng 8/2021.
"Đây là viễn cảnh đáng lo ngại cho tương lai của đất nước Afghanistan, nơi cảnh sát đạo đức có quyền tùy ý đe dọa và bắt bất kỳ ai dựa trên các điều luật có phạm vi rất rộng và mơ hồ", bà Otunbayeva nêu quan điểm.
Vào thời điểm Taliban chiếm Kabul, lật đổ chính quyền thân Mỹ ở Afghanistan năm 2021, lực lượng này cam kết với người dân và cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ đối xử cởi mở hơn với phụ nữ, tái khởi động nền kinh tế và thực hiện nhiều biện pháp cải thiện an ninh.
Tuy nhiên, Taliban sau đó đã thất hứa. Lực lượng này từ năm 2022 cấm nữ sinh từ độ tuổi trung học trở lên tới trường; cấm nữ giới học đại học và làm việc tại các tổ chức phi chính phủ; đồng thời đóng cửa các cơ sở thẩm mĩ viện trên khắp Afghanistan.
Đầu năm 2024, Taliban tuyên bố tái áp dụng hình phạt đánh đòn và ném đá công khai đối với phụ nữ ngoại tình, kéo theo làn sóng phản ứng từ cộng đồng quốc tế
UNESCO: Ít nhất 1,4 triệu trẻ em gái ở Afghanistan không đến trường sau bậc tiểu học Ngày 15/8, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết ít nhất 1,4 triệu trẻ em gái ở Afghanistan không được đi học cấp hai kể từ khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền tại nước này năm 2021. Trẻ em gái Afghanistan tại một trại tị nạn ở Kabul, ngày 29/11/2022. Ảnh tư...