Đức triệt phá chợ đen trên mạng lớn nhất thế giới
Ngày 12/1, một chiến dịch quốc tế do cảnh sát Đức đứng đầu đã đánh sập một trang giao dịch trực tuyến bán hàng cấm lớn nhất thế giới.
Nhà chức trách Đức cho biết, chợ đen trên mạng nói trên có tới 0,5 triệu người tham gia. Đây là nơi buôn bán ma túy, tiền giả, dữ liệu thẻ tín dụng bị đánh cắp, thẻ sim ẩn danh và phần mềm độc hại. Đối tượng tình nghi điều hành trang mạng này đã bị bắt ở Đức.
Cụ thể, ngày 12/1, công tố viên Đức tại các thành phố Koblenz và Oldenburg cho biết đã đánh sập mạng lưới DarkMarket, chợ bất hợp pháp trên mạng lớn nhất thế giới, bắt giữ một người đàn ông Australia 34 tuổi được cho là đối tượng vận hành trang mạng này ở gần biên giới giữa Đức với Đan Mạch.
Theo các nhà chức trách Đức, nhiều loại hàng cấm được giao dịch trên trang web này. Với khoảng 0,5 triệu người dùng, DarkMarket giao dịch kinh doanh bằng tiền điện tử với giá trị quy đổi tương đương 140 triệu Euro (170 triệu USD).
Video đang HOT
DarkMarket là trang giao dịch trực tuyến bán hàng cấm lớn nhất thế giới.
Việc đóng cửa DarkMarket không phải là vụ đánh sập chợ đen trên mạng đầu tiên tại Đức. Trong những năm gần đây, giới chức Đức đã phát hiện nhiều nền tảng được khai thác bất hợp pháp tại quốc gia này. Năm 2019, các công tố viên tại Koblenz đã thông báo về việc phát hiện ra các máy chủ bất hợp pháp được cất giấu tại một boongke cũ của NATO ở một thị trấn của Đức.
Việc triệt phá DarkMarket nằm trong một chiến dịch quốc tế được thực hiện trong nhiều tháng qua. Các cơ quan của Mỹ như Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan phòng chống ma túy, lực lượng chống ma túy DEA, Sở Thuế vụ Mỹ (IRS), cảnh sát Australia, Anh, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Ukraine và Moldova đã tham gia vào cuộc điều tra, trong khi Cơ quan Cảnh sát châu Âu (Europol) đóng vai trò điều phối chiến dịch.
Theo giới chức Oldenburg (Đức), tổng cộng ít nhất 320.000 giao dịch đã được thực hiện thông qua chợ đen trên mạng này. Hơn 4.650 Bitcoin và 12.800 Monero, hai trong số những loại tiền kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay, đã được giao dịch. Vào thời điểm đóng cửa, DarkMarket có hơn 2.400 tài khoản đăng ký là bên cung cấp.
Tội phạm mạng ở Nga năm 2020 tăng 30 lần trong ba năm qua
Theo thông tin từ hội nghị an ninh thông tin vào cuối năm 2020, số lượng tội phạm mạng ở Nga đã tăng 30 lần trong ba năm qua.
Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, số lượng các vụ tội phạm liên quan đến người nhập cư hay các hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp ở Nga đều giảm xuống, trong khi số lượng các vụ tội phạm liên quan đến công nghệ thông tin đã tăng lên 95% trong năm 2020. Cuộc chiến chống tội phạm mạng ở Nga trở thành một trong những chủ đề được báo chí Nga quan tâm.
Theo kết quả một cuộc khảo sát được công bố ở Nga thì có trên 50% người dùng Internet tại đây từng là nạn nhân của tội phạm mạng. Đáng báo động là số lượng tội phạm mạng ở Nga năm 2020 đã tăng 30 lần trong ba năm qua.
Hãng thông tấn TASS trích dẫn số liệu từ Ngân hàng Sberbank, Nga có thể đã mất đến 3,6 nghìn tỷ ruble (gần 49 tỷ USD) do tội phạm mạng trong năm 2020. Con số này lớn hơn nhiều lần so với số liệu công bố của các cơ quan an ninh. Chịu thiệt hại nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân và người dân.
Theo ông Stanislav Kuznetsov, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Sberbank, Nga cần đến một cơ quan điều phối công tác chống tội phạm mạng. Bởi hiện tại, chưa làm được công tác mang tính hệ thống để chống giả mạo số điện thoại, chống các cuộc tấn công mạng xã hội, quản lý văn hóa mạng và ngăn chặn trang web đen.
Theo tờ Gazeta , Nga sẽ sớm có cảnh sát mạng. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nga Igor Zubov cho biết, đơn vị mới này sẽ được thành lập để kiểm soát các hành vị lừa đảo hay đe dọa trên mạng, xử lý kịp thời những yêu cầu của công dân.
Hiện ở LB Nga, Cục "K" của Bộ Nội vụ đang tham gia vào cuộc chiến chống tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với một phần chức năng là chống tin tặc và sự lây lan các phần mềm độc hại, lừa đảo trên mạng hay các vi phạm khác trong lĩnh vực công nghệ.
Theo các chuyên gia, cùng với những công nghệ mới để kịp thời ngăn chặn và đối phó tội phạm mạng, Nga cần những chế tài pháp lý cứng rắn hơn. Và một phần công việc của Duma Quốc gia trong năm 2021 là xem xét các biện pháp xóa bỏ khoảng cách kỹ thuật số và tăng cường an ninh mạng.
Tin tặc nhắm đến hoạt động nghiên cứu vắc xin Covid-19 Vào mùa thu năm 2020, các nhà nghiên cứu của Kaspersky phát hiện hai vụ tấn công APT nhắm vào những đơn vị đang có hoạt động nghiên cứu về Covid-19. Vắc xin Covid-19 đang là mục tiêu của tin tặc Các chuyên gia của Kaspersky chắc chắn những hoạt động này có liên quan đến nhóm tin tặc Lazarus khét tiếng. Khi...