Đức trấn an sau vụ hacker giành quyền kiểm soát hệ thống tên lửa Patriot
Truyền thông Đức ngày 7/7 đưa tin các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không Patriot của nước này đặt tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria đã bị hacker tấn công giành quyền điều khiển.
Hệ thống tên lửa Patriot đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: RT)
Tờ Behrden Spiegel của Đức cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, gồm 6 bệ phóng và 2 radar, đã bị điều khiển để thực hiện những thao tác “không thể lý giải nổi”. Tuy nhiên, báo này không cho biết thông tin chi tiết thêm về các thao tác.
Theo tờ Behrden Spiegel, có hai điểm yếu trong hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Đầu tiên phải kể tới là bộ phận tương tác cảm biến phóng hỏa (SSI), đây là bộ phận chịu trách nhiệm trao đổi thông tin giữa bệ phóng và hệ thống kiểm soát. Điểm yếu còn lại là chip máy tính, thiết bị có nhiệm vụ hướng dẫn cho hệ thống.
Video đang HOT
Trong khi đó, hãng tin RT phỏng vấn các chuyên gia cho rằng những thao tác “khó lý giải” của hệ thống Patriot không phải là điều đáng quan ngại vì hiện có ít nhóm hacker trên thế giới có khả năng tấn công vào hệ thống của loại vũ khí này.
Ông Robert Jonathan Schifreen, cố vấn an ninh một công ty máy tính ở Anh, nhận định: “ Hệ thống máy tính của Patriot không kết nối với các mạng công cộng và cần phải có những code đặc biệt để phóng tên lửa. Chỉ một vài người nắm được loại code đó nên vụ việc không có gì đáng quan ngại. Tôi không nghĩ rằng hệ thống Patriot đã bị hacker tấn công. Tuy nhiên, có khả năng hệ thống này đã bị hacker lần tới song để làm được điều này, đó là những nhóm có năng lực rất tốt”.
Trong khi đó, tờ Die Welt của Đức dẫn lời người phát ngôn của Bộ Quốc phòng nước này khẳng định “không có dữ liệu chính xác” về việc hệ thống Patriot nêu trên bị hacker tấn công và giành kiểm soát.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ RT
Nga sẵn sàng bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa để đáp trả Mỹ và Ukraine
Nga sẵn sàng triển khai hệ thống tên lửa để bảo vệ an ninh nếu Ukraine triển khai các hệ thống tương tự của Mỹ trên lãnh thổ nước này trong thời gian tới.
Hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ (Ảnh: RT)
Phát biểu trong cuộc họp báo ở thủ đô Mátxcơva, người phát ngôn của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov ngày 20/5 đã khẳng định rõ ràng về quan điểm nêu trên của Nga.
"Nếu Ukraine lên kế hoạch triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của họ, rõ ràng điều đó sẽ đặt ra một mối nguy đối với an ninh của Liên bang Nga. Chắc chắn, chúng tôi buộc phải có một hành động đáp trả tương tự", ông Peskov khẳng định.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia Ukraine, ông Oleksander Turchynov cho biết Kiev đang cân nhắc khả năng bố trí các hệ thống phòng thủ tên lửa tại nước này sau khi tham vấn các bên.
"Những gì xảy ra ở Crimea đã giúp Nga tăng cường sức mạnh và cán cân quân sự tại Biển Đen và Địa Trung Hải đã thay đổi. Tuy nhiên, không bên nào liên quan tới vấn đề này có hành động cụ thể. Trong thời gian qua, Nga đã vận chuyển 10 hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-My tới làng Shcholkine và Krasnoperekopsk trên bán đảo Crimea", ông Turchynov cho hay.
Ngoài ra, ông Turchynov cũng kêu gọi phương Tây áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm việc cấm tàu chiến của Hải quân Nga đi quan Eo biển Bosphorus và cấm Nga tham gia hệ thống giao dịch tài chính SWIFT.
Trong khi đó, khi được hỏi về tuyên bố nêu trên của ông Turchynov, một đại diện của NATO đã trả lời hãng RIA Novosti rằng: "NATO chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ các quốc gia thành viên trước những mối đe dọa tới từ các hệ thống tên lửa".
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga dọa tấn công hạt nhân nếu Đan Mạch tham gia lá chắn tên lửa NATO Đại sứ Nga tại Đan Mạch ngày 21/3 tuyên bố hải quân Đan Mạch có thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân nếu nước này tham gia lá chắn tên lửa của NATO. Đan Mạch đã phản ứng giận dữ trước bình luận này. Một tàu chiến của Đan Mạch (Ảnh: AFP) Ông Mikhail Vanin đưa ra bình luận trên trong...