Đức tiêu hủy hàng chục nghìn con gà tây để ngăn chặn cúm gia cầm
Ngày 3/2, chính quyền bang Brandenburg (Đức) cho biết đã bắt đầu cho tiêu hủy khoảng 14.000 con gà tây để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch cúm gia cầm.
Ảnh minh họa: straitstimes.com
Đợt bùng phát cúm gia cầm trên được xác nhận là do chủng virus cúm H5N8 gây ra tại một trang trại ở khu vực Uckermark thuộc bang Brandenburg trong bối cảnh hàng loạt đợt bùng phát cúm gia cầm đã xảy ra tại Đức và nhiều nơi khác ở châu Âu trong những tháng qua. Các loài chim hoang dã bị nghi ngờ là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh này. Đây là đợt bùng phát thứ 3 của dịch bệnh này tại bang Brandenburg trong những tuần gần đây.
* Trong khi đó, tại Thụy Điển, Hội đồng Nông nghiệp của nước này cũng đã lên kế hoạch tiêu hủy khoảng 1,3 triệu con gà sau khi phát hiện dịch cúm gia cầm tại một trang trại trong nước.
Nguy cơ dịch cúm gia cầm lây sang người không cao, nhưng những đợt bùng phát dịch bệnh này vừa qua tại các trang trại đã buộc chính quyền các nước nói trên phải thực hiện các chương trình tiêu hủy gia cầm quy mô lớn để ngăn chặn dịch lây lan.
Trong một diễn biến khác liên quan, tại Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc), ngày 3/2, Trung tâm An toàn thực phẩm (CFS) của Hong Kong đã quyết định đình chỉ việc nhập khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm khác có liên quan từ các khu vực chịu ảnh hưởng dịch cúm gia cầm ở Nhật Bản và Pháp.
Theo CFS, quyết định này được đưa ra sau thông báo của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nhật Bản về một đợt bùng phát cúm gia cầm độc lực cao H5 ở tỉnh Ibaraki của nước này và thông báo của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) về một đợt bùng phát của dịch cúm gia cầm H5N8 độc lực cao ở tỉnh Ardennes của Pháp. CFS đã yêu cầu ngừng ngay lập tức việc nhập khẩu thịt gia cầm và các sản phẩm khác liên quan, bao gồm cả trứng gia cầm, nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân.
Nghi ngại quanh sự vắng bóng của Hoàng hậu Thái Lan Suthida
Hoàng hậu Suthida đã vắng bóng trước công chúng hơn một tháng, khiến những người ủng hộ lo âu, trong khi Hoàng quý phi Sineenat ngày càng có vai trò nổi bật.
Video đang HOT
Thông tin về Hoàng gia Thái Lan vốn ít ỏi do họ được bảo vệ bởi luật chống khi quân - những người chỉ trích hoàng gia đối mặt với mức án lên đến 15 năm tù. Vì vậy, để biết tin tức về hoàng gia, hầu hết người Thái dựa vào chương trình phát sóng tin tức trên truyền hình hàng đêm. Tuy nhiên, Hoàng hậu Suthida đã không được đề cập trong chương trình tin tức kể từ cuối tháng 12/2020.
Cung điện cũng không có động thái dập tắt tin đồn trên mạng rằng bà Suthida có thể chịu số phận giống như ba người vợ cũ của Vua Maha Vajiralongkorn, những người phải sống lưu vong hoặc có cuộc sống khó khăn sau khi bị phế truất làm thường dân.
Hoàng hậu Suthida tại một buổi lễ tại Bangkok tháng 5/2019. Ảnh: Reuters .
Các nhà phân tích về chế độ quân chủ Thái Lan, bao gồm nhà báo người Scotland Andrew MacGregor Marshall và học giả Đại học Kyoto Pavin Chachavalpongpun, đã ghi nhận sự vắng mặt của Hoàng hậu Suthida diễn ra vào cùng thời điểm Quốc vương tăng cường xuất hiện trước công chúng cùng Hoàng quý phi Sineenat.
Bà Sineenat được sắc phong làm hoàng quý phi hồi tháng 7/2019 nhưng bị phế truất ba tháng sau với lý do "không trung thành" và "tham vọng" chiếm ngôi của Hoàng hậu Suthida. Bà được khôi phục tước hiệu sau gần một năm "thất sủng".
Marshall trích dẫn một số nguồn thạo tin cho biết Vua Vajiralongkorn ban đầu lên kế hoạch sắc phong bà Sineenat làm đệ nhị hoàng hậu vào ngày 26/1 để mừng sinh nhật của bà.
"Nhưng việc sắc phong đã bị trì hoãn trong bối cảnh phản đối dữ dội từ em gái của Quốc vương (Công chúa Maha Chakri Sirindhorn) và các con gái (Công chúa Bajrakitiyabha và Sirivannavari). Họ sẽ bị tụt xuống một bậc trong thứ hạng hoàng gia nếu Thái Lan có hoàng hậu thứ hai", Marshall cho biết. "Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng việc sắc phong vẫn có khả năng xảy ra vào năm nay, vì Quốc vương có vẻ kiên quyết".
Các kênh YouTube không chính thức tập trung vào tin tức về hoàng gia Thái Lan đã thảo luận về sự vắng bóng của Hoàng hậu Suthida, video của họ nhận được hơn hai triệu lượt xem trong vòng vài ngày.
Vua Vajiralongkorn và Hoàng hậu Suthida gặp người ủng hộ tại Bangkok tháng 10/2020. Ảnh: Reuters .
Lần gần đây nhất Suthida xuất hiện trước công chúng là vào ngày 28/12/2020, khi bà và Quốc vương chủ trì sự kiện tưởng niệm Vua Taksin thời thế kỷ 18 ở Bangkok. Sự kiện được tổ chức chỉ vài ngày sau khi ông Vajiralongkorn hoàn thành chuyến thăm kéo dài một tuần đến các tỉnh cùng bà Sineenat. Đây là lần đầu tiên ông xuất hiện chính thức trước công chúng cùng bà, sau khi Sineenat được khôi phục tước hiệu.
Kể từ khi Quốc vương trở về từ Đức tháng 10/2020, bà Suthida đã tháp tùng ông tại hầu hết sự kiện chính thức ở thủ đô Thái Lan, cũng như các cuộc gặp mặt ngắn với người ủng hộ được tổ chức khi phong trào biểu tình phản đối chế độ quân chủ dâng cao.
Chuyến đi với Hoàng quý phi Sineenat đã khiến công chúng ngạc nhiên, vì chưa có quốc vương Thái Lan nào để hoàng quý phi xuất hiện nhiều như vậy. Thậm chí những người ủng hộ hoàng gia, những người đã kiên quyết bảo vệ Vua Vajiralongkorn trước những cáo buộc rằng ông lạm dụng ảnh hưởng chính trị và tài chính, cũng chỉ trích việc này.
MacGregor Marshall cho biết theo các phụ tá cấp cao của hoàng gia, "nhiều thân tín của hoàng gia lo ngại về sự hỗn loạn do cuộc sống cá nhân của Quốc vương gây ra".
Tuy nhiên, MacGregor Marshall cho rằng không có gì lạ khi ông Vajiralongkorn và bà Suthida không ở cạnh nhau, điều đó đã xảy ra trong những năm gần đây.
"Trong vài năm qua, ông Vajiralongkorn sống tại khách sạn Grand Hotel Sonnenbichl ở Bavaria, cùng với Sineenat và những người còn lại trong hậu cung, trong khi bà Suthida sống tại Hotel Waldegg ở thị trấn Engelberg của Thụy Sĩ", MacGregor Marshall nói. "Quốc vương và Hoàng hậu hiếm khi gặp nhau, trừ khi họ phải đến Thái Lan để làm nhiệm vụ hoàng gia. Những chuyến hồi hương này thường rất ngắn, chưa đến 24 giờ".
Nhà vua và Hoàng quý phi Sineenat trong buổi lễ mừng sinh nhật 36 tuổi của bà Sineenat hôm 26/1. Ảnh: EPA .
Pavin chỉ ra một vấn đề khác có thể là lý do cho sự vắng mặt của bà Suthida. Ông và MacGregor Marshall đã nhận được hơn 1.400 bức ảnh nhạy cảm của bà Sineenat vào năm ngoái. Đây được coi là nỗ lực phá hoại sự trở lại của bà với tư cách Hoàng quý phi.
Theo Pavin, những người trung thành với Hoàng hậu Suthida có thể có liên quan đến những bức ảnh bị rò rỉ và sự vắng mặt hiện tại của bà có thể là hậu quả của kế hoạch phá hoại đó.
"Đó rất có thể là lời cáo buộc chống lại bà ấy và có thể là lý do khiến bà ấy vắng bóng", Pavin nói. "Nhiều người tin rằng bà ấy đứng sau vụ rò rỉ những bức ảnh nhạy cảm của bà Sineenat. Vì Sineenat bây giờ được ân sủng, bà ấy có thể trả đũa Suthida".
Trong khi Suthida vắng bóng, Sineenat đã đảm nhận một số vai trò và nhiệm vụ mà trước đây thuộc về Hoàng hậu. Tháng này, Suthida được chỉ định làm phó cố vấn cho một dự án nhà tù do hoàng gia tài trợ, dự án mà Suthida trước đây là đồng cố vấn với Quốc vương sau khi Sineenat bị phế truất vào cuối năm 2019.
Lần này, tên của bà Suthida đã không được đề cập khi công báo hoàng gia đưa tin về dự án. Trước đó, cung điện đã công bố những bức ảnh Quốc vương và Sineenat tham gia một dự án nông nghiệp trong nhà tù. Một tấm thiệp năm mới có ảnh của bà và Nhà vua cũng được phát hành. Lần xuất hiện công khai gần đây nhất của Quốc vương và bà Sineenat là để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 36 của bà ngày 26/1.
"Rõ ràng bà Sineenat đang được ân sủng", Pavin nói. "Bà ấy bị giam rồi lại được thả, quá rõ ràng rằng bà Sineenat đã nắm giữ được trái tim ông ấy".
Pavin cho rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra dưới triều đại của Vua Vajiralongkorn. "Vua Vajiralongkorn đã chứng minh rằng bất kỳ người phụ nữ nào trong hoàng tộc, dù có tước vị và địa vị cao quý đến đâu, cũng có thể bị phế truất".
Biến thể nCoV gây thảm họa y tế ở Brazil Biến thể nCoV mới tên P.1 đang khiến giới khoa học lo lắng về tốc độ lây nhiễm, khả năng gây bệnh nặng và lẩn trốn vaccine. Biến thể P.1 được phát hiện lần đầu ở hai du khách Nhật Bản đến Amazon vào đầu tháng 1 và đã lan ra 7 quốc gia. Các nhà khoa học lo ngại tốc độ lây...