Đức thông báo kế hoạch ngừng cấp tín dụng hỗ trợ phát triển cho Trung Quốc
Ngày 26/9, Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức (BMZ) thông báo nước này sẽ đình chỉ việc cấp tín dụng hỗ trợ phát triển cho Trung Quốc từ năm 2026 và các khoản tín dụng cấp mới tới thời điểm này phải phục vụ mục đích bảo vệ khí hậu và môi trường.
Cờ Trung Quốc (giữa) giữa cờ Đức và Liên minh châu Âu trước trụ sở Phủ Thủ tướng Đức ở thủ đô Berlin. Ảnh: Mạnh Hùng /PV TTXVN tại Đức
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của BMZ cho biết từ năm 2010, Đức đã không còn coi Trung Quốc là quốc gia đang phát triển. Giữa tháng 9 này BMZ đã thông báo cho Bộ Tài chính Trung Quốc về quyết định của Chính phủ liên bang Đức liên quan việc ngừng cấp các khoản vay hỗ trợ phát triển cho nước này.
Cụ thể, Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Bộ Tài chính Trung Quốc chỉ có thể ký các dự án cho vay hỗ trợ phát triển đến năm 2025 và các dự án này phải có tác động trong lĩnh vực khí hậu và môi trường. Theo BMZ, là một nền kinh tế phát triển, Trung Quốc có khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế và có thể được tái cấp vốn với những điều kiện thuận lợi. Từ năm 2013 đến năm 2022, Đức đã ký với Trung Quốc các khoản vay hỗ trợ phát triển có tổng trị giá 3,451 tỷ euro (3,6 tỷ USD) và không có thêm khoản nào được cấp trong năm 2023.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Hợp tác kinh tế và Phát triển liên bang Đức Svenja Schulze. Ảnh: Mạnh Hùng/PV TTXVN tại Đức
Bộ trưởng Hợp tác kinh tế và Phát triển Đức Svenja Schulze nêu rõ: “Chúng tôi không còn coi Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển.
Hợp tác hiện tại với Trung Quốc tập trung hướng tới cái gọi là hàng hóa công cộng toàn cầu, như bảo vệ khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, trao đổi các tiêu chuẩn và quy định trong hợp tác phát triển và hợp tác vì lợi ích của các nước thứ ba”. Bà Schulze khẳng định Trung Quốc vẫn là đối tác quan trọng trong nỗ lực vượt qua các cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Mỹ cáo buộc một số nước bán phá giá thép mạ
Trong một thông báo ngày 18/8, Bộ Thương mại Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc, Canada và Đức cho phép các công ty hoạt động ở các nước này tham gia vào hoạt động định giá không công bằng.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, một cuộc điều tra sơ bộ cho thấy công ty con của nhà sản xuất thép ArcelorMittal ở Canada và ThyssenKrupp có trụ sở chính ở Đức đã "bán phá giá" thép mạ vào thị trường Mỹ.
Hai công ty này bị phát hiện có tỷ lệ bán phá giá lần lượt là 5,3% và 7,0%. Điều này có nghĩa là hai công ty này đã bán hàng hóa vào thị trường Mỹ với giá thấp hơn giá loại tương tự ở quê nhà.
Một công ty của Trung Quốc cũng bị cáo buộc bán phá giá, với tỷ lệ bán phá giá hơn 122%.
Cuộc điều tra ban đầu cho thấy hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hà Lan, Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh không bị bán phá giá.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng hơn đối với các công ty mà Bộ nêu tên và sẽ cho tất cả các bên liên quan cơ hội giải trình liên quan đến cuộc điều tra sơ bộ.
Theo thông báo, quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Mỹ đối với Trung Quốc sẽ được công bố vào ngày 31/10, trong khi quyết định cuối cùng đối với các quốc gia khác sẽ được công bố vào khoảng ngày 6/1/2024.
Đức ngừng viện trợ tài chính cho Niger Ngày 31/7, Đức tuyên bố ngừng viện trợ tài chính và hợp tác phát triển với Niger, sau vụ đảo chính lật đổ Tổng thống nước này Mohamed Bazoum hồi tuần trước, đồng thời cảnh báo Berlin có thể thực hiện các biện pháp bổ sung. Đại tá Amadou Abdramane (ngồi), người phát ngôn của Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc...