Đức Thánh Cha kết thúc chuyến thăm tới Trung Đông
Đức Thánh Cha Francis đã đến thăm đài tưởng niệm Holocaust- Israel trong ngày cuối cùng của chuyến thăm Trung Đông kéo dài 3 ngày của mình.
Sau khi hạ cánh tại Israel vào ngày chủ nhật (25/5), Đức Thánh Cha Francis mô tả Holocaust là “một biểu tượng lâu dài với chiều sâu mà con người có thể chìm vào tội ác”. Ngài cũng ghé thăm các địa điểm tôn giáo ở Jerusalem và hội đàm với trưởng giáo của Israel.
Cùng ngày, Đức Thánh Cha đã mời Tổng thống Israel Shimon Peres và người đồng cấp người Palestine, ông Mahmoud Abbas đến Vatican để cầu nguyện cho hòa bình. Cả hai đều đã chấp nhận lời mời này.
Đức Thánh Cha Fransic (phải) gặp tổng thống Israel vào chủ nhật (25/5)
Chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đã đi qua Jordan và các vùng lãnh thổ của Palestine.
Hành trình hôm thứ hai (26/5) bắt đầu với chuyến viếng thăm Grand Mufti của Jerusalem – các giáo sĩ Hồi giáo phụ trách thánh địa Hồi giáo của thành phố và một chuyến viếng thăm Bức tường phía Tây. Trước khi đến thăm Yad Vashem, Đức Thánh Cha đã tới và đặt vòng hoa tại ngôi mộ của Theodor Herzl, người được đã sáng lập ra giáo phái Zionism hiện đại.
Video đang HOT
50 năm trước, 3 vị Đức Thánh Cha tiền nhiệm từng tới thăm Jerusalem, tuy nhiên họ không tới thăm địa điểm này. Hành động này của Đức Thánh Cha Fransic rất được chào đón bởi thủ tướng Benjamin Netanyahu. Thủ tướng cho biết “Chúng tôi hoan nghênh và đánh giá cao quyết định của Đức Thánh Cha khi ông đặt một vòng hoa trên mộ của Binyamin Zev Herzl.”
Mục đích chính thức chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Đất Thánh là để cải thiện quan hệ với Giáo Hội Chính Thống. Tuy nhiên, cuộc viếng thăm diễn ra chỉ vài tuần sau khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và người Palestine bị phá vỡ.
Trong chuyến thăm, Francis đã trao đổi về “những hậu quả bi thảm của cuộc xung đột kéo dài” và sự cần thiết phải “tăng cường nỗ lực và chủ động” để tạo ra nền hòa bình ổn định, dựa trên sự hòa giải giữa hai nhà nước.
Vào thứ hai (26-5), Đức Thánh Cha đã đến Tel Aviv và sau đó bay trở lại Rome, Ý.
Theo ANTD
Quan hệ ngoại giao Mỹ - Israel bất ngờ căng thẳng
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có một phát ngôn khiến Thủ tướng Israel phản ứng mạnh mẽ hôm 2/2, sau khi ông Kerry cảnh báo Israel có thể đối mặt với tẩy chay kinh tế nếu không đạt được hiệp ước hòa bình với người Palestine.
Thủ tướng IsraelBenjamin Netanyahu (trái) giận dữ trước bình luận của ông Kerry
Phát biểu trước báo giới hôm Chủ nhật, thủ tướng Israel tuyên bố những nỗ lực nhằm tẩy chay nhà nước Israel là vô đạo đức, bất công, và sẽ không đạt được ý đồ mong muốn.
"Thứ hai, không áp lực nào có thể khiến tôi từ bỏ những lợi ích sống còn của nhà nước Israel, đặc biệt là an ninh của người dân Israel. Vì hai lí do trên, những đe dọa tẩy chay nhà nước Israel sẽ không đạt được mục đích".
Phát biểu của ông Netanyahu được đưa ra một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh báo về khả năng Israel phải chịu những tác động kinh tế.
"Với Israel, các tác động kinh tế là cực kỳ lớn", ông Kerry cảnh báo tại hội thảo an ninh Munich, Đức.
"Đối với Israel, hiện một cuộc vận động phi chính thống hóa đang ngày càng mạnh mẽ. Người dân rất nhạy cảm đối với vấn đề này. Đã có những bàn thảo về việc tẩy chay cũng như các hành động khác", ông Kerry nói.
Vị ngoại trưởng Mỹ cũng cảnh báo tình hình hiện tại không thể được duy trì nếu đàm phán sụp đổ.
"Tình hình không hề bền vững. Nó mang tính ảo tưởng. Sự thịnh vượng chỉ là tạm thời, hòa bình cũng chỉ là tạm thời...Nhưng sự thật đó là tình hình sẽ thay đổi nếu thất bại xảy ra".
Thời gian qua, ngày càng nhiều chính phủ và doanh nghiệp quốc tế khẳng định sẽ không giao dịch với bất kỳ công ty nào của Israel có liên quan tới các khu định cư của người Do Thái. Đây được xem như thành công lớn của chiến dịch tẩy chay do người Palestine phát động.
Phong trào tẩy chay, không đầu tư và cấm vận của Palestine đã nỗ lực thuyết phục các chính phủ, doanh nghiệp và những nhân vật nổi tiếng chấm dứt mọi quan hệ với các công ty Israel hoạt động tích cực tại lãnh thổ của Palestine bị Israel chiếm đóng. Đây là một nỗ lực đi theo thành công của cuộc tẩy chay từng chấm dứt phong trào phân biệt chủng tộc apartheid tại Nam Phi.
Hồi tuần trước, diễn viên nổi tiếng người Mỹ Scarlett Johansson đã buộc phải từ bỏ vai trò đại sứ tại tổ chức từ thiện Oxfam, sau khi trở thành gương mặt đại diện cho công ty SodaStream của Israel do công ty này có nhà máy tại khu Bờ Tây.
Cùng ngày, quỹ đầu tư quốc gia Na-uy đã liệt 2 công ty của Israel vào "danh sách đen" do tham gia vào hoạt động xây dựng các khu định cư gần phía Đông Jerusalem.
Kể từ ngày 1/1, Liên minh châu Âu cũng đã phong tỏa mọi hỗ trợ và kinh phí cấp cho các tổ chức của Israel hoạt động bên ngoài đường biên giới trước chiến tranh 1967, khiến dư luận tại Israel ngày càng lo ngại.
Theo Dantri
Israel phá âm mưu đánh bom sứ quán Mỹ của al-Qaeda Israel ngày (22/1) tuyên bố đã phá vỡ một âm mưu đánh bom liều chết đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv, cùng nhiều địa điểm khác của các phần tử al-Qaeda. Đây là lần đầu tiên mạng lưới khủng bố này trực tiếp liên quan đến âm mưu tấn công trong lòng Israel. Đại sứ quán Mỹ tại Tel Aviv Cơ quan...