Đức tăng trưởng tốt hơn dự báo, sao vẫn lo?
Theo ước tính nhanh của cơ quan thống kê Đức, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 0,4% trong quý II/2016, vượt qua những dự báo trước đó được các chuyên gia đưa ra nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 0,7% trong quý I/2016.
Xuất khẩu và chi tiêu hộ tiêu dùng tăng là hai yếu tố lớn nhất giúp tăng trưởng GDP của Đức trong quý II/2016 vượt qua mức dự báo 0,2% được Reuters đưa ra trước đó. Nếu so với cùng kỳ năm trước, GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng 1,8%. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng trưởng giảm so với quý I/2016 là do các khoản đầu tư vào xây dựng và máy móc thiết bị giảm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức trong 10 năm trở lại đây
Theo kết quả tạm thời từ cơ quan thống kê Destatis, xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm nhẹ so với quý I/2016. Bên cạnh đó, chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình và chính phủ đều đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng lớn hơn 0% trong quý II/2016.
Tuy nhiên, Destatis cho rằng tăng trưởng tích lũy tài sản cố định gộp (GCF) giảm tốc là nguyên nhân chính kìm hãm tăng trưởng GDP. Sau quý I/2016 tăng trưởng mạnh mẽ, GCF đã có đợt sụt giảm kỷ lục đặc biệt là trong mảng máy móc thiết bị và xây dựng.
Lý do để sợ hãi?
Video đang HOT
Nhà kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ING-DiBa cho rằng nền kinh tế Đức đã nhìn thấy sự giảm tốc này nhưng hầu như không có ai để tâm. Ông Brzeski tin rằng những số liệu mới nhất có thể sẽ ru các nhà hoạch định chính sách vào “ác mộng” bảo mật.
Bên ngoài, sự giảm tốc lần này chỉ là kết quả của những yếu tố kỹ thuật nhưng xu hướng cơ bản có thể mang tới cho chúng ta những lo ngại.
Nhìn chung, ông Brzeski cho rằng số liệu GDP quý II/2016 tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, đó có thể là quá tốt với các nhà hoạch định chính sách để họ có thể đưa ra những thay đổi và bắt đầu tác động tới vấn đề đầu tư yếu kém.
Mặc dù nền kinh tế Đức đã thể hiện rất tốt kể từ năm 2009 cho tới nay nhưng dường như sự phục hồi gần đây dường như đang là những bước chạy cuối cùng của Đức trên đường chạy tăng trưởng. Trớ trêu thay, sự tăng trưởng gần đây của Đức tới từ 2 yếu tố không tự nhiên: Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nới lỏng chính sách tiền tệ và dòng người tị nạn.
Thời gian tới, tăng trưởng của Đức đang phụ thuộc vào các yếu tố nội địa và sẽ chịu nhiều chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong tương lai, yếu tố nội địa đang đe dọa lấy hết tiềm năng tăng trưởng của quốc gia này. Theo ông Brzeski, để nước Đức có thể tăng trưởng bền vững, họ cần vực dậy và thu hút thêm các khoản đầu tư.
Ông Brzeski cho biết mức đầu tư (không tính các khoản đầu tư bất động sản) hầu như đã không tăng trưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mặc dù lãi suất đang ở mức rất thấp. Những bất ổn liên tiếp tăng lên từ sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc đi hay ở của Anh tại Liên minh Châu Âu (EU), sự suy yếu trong cơ cấu của rất nhiều quốc gia khác thuộc khu vực sử dụng đồng Euro và sự giảm tốc tăng trưởng trên toàn cầu đã khiến các khoản đầu tư không có cơ hội để tăng lên. Chính phủ Đức cần tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi cách, trực tiếp và gián tiếp.
Theo_NDH
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế toàn cầu sẽ duy trì tình trạng tăng trưởng chậm khi sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc kéo theo giá hàng hóa suy giảm và ảnh hưởng tới các nền kinh tế Brazil và Nga, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết.
WB đã hạ dự báo tăng trưởng cho năm 2016 xuống 2,9%, từ mức 3,3% được đưa ra vào tháng 6/2015, theo báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa được công bố ngày hôm qua (6/1).
Trong năm 2015, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,4%, ít hơn mức dự báo 2,8% trong tháng 6 và chậm hơn mức tăng trưởng 2,6% của năm 2014, WB cho biết.
Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu duy trì dước 3% trong 5 năm qua
Bức tranh ảm đạm của các nền kinh tế mới nổi là lý do chính dẫn tới nền kinh tế toàn cầu đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng dưới 3%.
Theo đó, WB hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2016 xuống còn 6,7%, so với mức 7% được đưa ra trước đó. Nền kinh tế Brazil sẽ giảm 2,5% trong năm nay và Nga sẽ giảm 0,7%.
WB hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2016 xuống còn 6,7%, so với mức 7% được đưa ra trước đó
"Nền kinh tế toàn cầu sẽ cần phải làm quen với một giai đoạn mới mà các nền kinh tế đang phát triển lớn có mức tăng trưởng khiêm tốn, nguyên nhân là bởi giá cả hàng hóa suy giảm, hoạt động ngoại thương và đầu tư vốn thu hep", Phó chủ tịch cấp cao và là nhà kinh tế trưởng tại WB Kaushik Basu cho biết.
Các nền kinh tế đang phát triển mất dần đi sức mạnh tăng trưởng
Bên cạnh đó, WB đồng thời cũng hạ dự báo tăng trưởng tại Mỹ xuống 2,7% trong năm nay, so với mức 2,8% trước đó, cho thấy tác động của việc đồng USD mạnh lên sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu của quốc gia này.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Báo Anh phân tích bài học từ sự bứt phá của kinh tế Việt Economist cho rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên đầu người cao thứ hai thế giới từ năm 1990, Việt Nam đang là hình mẫu cho các nước muốn tăng trưởng. Quốc gia châu Á nào phát triển nhanh trong vòng 25 năm qua, với hàng triệu người thoát nghèo? Và nền kinh tế nào ở châu Á, dù nông nghiệp...