Đức siết chặt kiểm soát biên giới với Pháp
Ngày 28/2, Đức đã đưa vùng Moselle của Pháp giáp biên giới nước này vào danh sách khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi khu vực này phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi.
Cảnh sát Đức được triển khai tại tuyến đường ở Kehl, biên giới Đức – Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, nhà chức trách Đức quyết định thực thi quy định nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới nói trên. Cụ thể, giao thông công cộng giữa Moselle với các bang Rhineland-Palatinate và Saarland của Đức sẽ phải tạm ngừng, trong khi người điều khiển phương tiện tư nhân đến từ Moselle sẽ phải trình giấy xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, Clement Beaune đã bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Đức. Theo ông Clement Beaune, phía Pháp đang thảo luận với nhà chức trách Đức về vấn đề này, vì biện pháp trên gần như là đóng cửa biên giới, theo đó sẽ ảnh hưởng đến 16.000 người lao động xuyên biên giới ở Moselle. Ông nhấn mạnh Pháp đang tìm cách giảm nhẹ các biện pháp nhiều nhất có thể.
Video đang HOT
Do lo ngại nguồn lây lan dịch bệnh ở khu vực biên giới các nước láng giềng, Đức cũng đã siết chặt kiểm soát biên giới với CH Séc và Áo.
Trong khi đó, Pháp – nước lâu nay vẫn phản đối thực hiện lệnh phong tỏa mới – cũng đã bắt đầu siết chặt hạn chế tại một số địa phương như Dunkirk và Nice.
Liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19, phóng viên TTXVN tại Israel cho biết cuối tuần qua, lễ Purim của người Do Thái đã diễn ra với nhiều hoạt động tại khắp các địa phương của nước này. Tuy nhiên, năm nay chính phủ Israel đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tụ tập đông người có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, do đó các hoạt động trong dịp lễ này kém sôi động
Purim là lễ mừng sự kiện giải thoát dân Do Thái gốc Ba Tư khỏi sự truy sát của Haman. Trong ngày lễ này, người Israel tặng nhau thực phẩm, làm việc thiện, hóa trang, tiệc tùng và diễu hành, với những đám đông lên tới hàng chục nghìn người.
Năm nay, Chính phủ Israel đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm từ 8h30′ tối 25/2 đến 5h sáng 28/2. Trong thời gian này, người dân không được rời nhà quá 1 km. Các hoạt động kinh doanh buôn bán tạm dừng, trừ các dịch vụ thiết yếu. Người dân không được phép tụ tập tiệc tùng hoặc đón khách tới nhà. Mức phạt đối với mỗi trường hợp vi phạm là 500 NIS (khoảng 156 USD). Vì vậy, lễ Purim năm nay rất ít người ra đường, kể cả ở các tụ điểm công cộng nơi giới trẻ thường tụ tập, như quảng trường Dizengoff, quảng trường Rabin ở thành phố Tel Aviv.
Bộ trưởng Y tế Israel Yuli Edelstein đã cảnh báo có thể áp đặt các hạn chế tương tự trong lễ hội Passover, dự kiến sẽ rơi vào cuối tháng 3 tới, nếu có nhiều người dân vi phạm trong lễ Purim này. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine cùng với quy định giãn cách xã hội tại Israel đang tạo ra những hiệu quả tích cực trong ngăn chặn dịch COVID-19.
ECB kêu gọi các nước châu Âu cân nhắc kỹ biện pháp phong tỏa toàn bộ
Ngày 30/10, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) cho rằng chính phủ các nước trong khu vực cần cân nhắc kĩ lưỡng phương án đóng cửa nền kinh tế để chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời cần tiếp tục chi ngân sách để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Khách hàng chờ mua sắm tại Kehl, biên giới Pháp và Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos khẳng định: "Chúng ta cần nỗ lực đánh bại virus mà không cần phải đóng cửa hoàn toàn kinh tế, bởi hậu quả đối với các hoạt động kinh tế là rất, rất lớn". Ông Luis de Guindos cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai các gói kích thích tài chính dần từng bước theo tốc độ phục hồi kinh tế.
Tương tự, thành viên trong Hội đồng quản trị của ECB Yves Mersch cũng khuyến nghị các chính phủ cân nhắc khả năng mở rộng các biện pháp hỗ trợ bằng tài chính giữa lúc dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Một ngày trước đó, ECB quyết định không thay đổi lãi suất chủ chốt và "đánh tiếng" rằng sẵn sàng tăng cường các biện pháp kích thích để ứng phó với đại dịch trong cuộc họp vào tháng 12 tới.
Trong khi đó, Ủy viên châu Âu phụ trách y tế và an toàn lương thực, bà Stella Kyriakides cho rằng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nên sẵn sàng áp đặt những biện pháp hạn chế hoạt động của người dân để cắt đứt chuỗi lây nhiễm của COVID-19 tại châu lục. Bà Kyriakides đưa ra quan điểm này trong bài phát biểu trước Hội nghị trực tuyến của các bộ trưởng y tế EU.
Mặc dù vậy, bà Kyriakides thừa nhận một số những biện pháp cần thiết để phòng dịch "gây khó chịu" và nhiều người tại châu Âu hiện không sẵn sàng tuân theo các lệnh hạn chế mới sau các lệnh phong tỏa vào mùa Xuân - thời điểm đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm thứ nhất. Trong tuần này, hai nước Pháp và Đức đã thông báo các biện pháp mới để phòng chống dịch trong bối cảnh số ca mắc tại "lục địa già" đã vượt mức 10 triệu ca và nhiều bệnh nhân COVID-19 trở nặng cần điều trị tích cực.
Bên cạnh đó, bà Kyriakides cũng khuyến nghị các nước EU tăng cường năng lực xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc, cũng như năng lực của hệ thống y tế.
ECB 'đánh tiếng' về khả năng điều chỉnh chính sách tiền tệ vào cuối năm 2020 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 29/10 thông báo đã quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ và sẽ đánh giá lai đê xem liệu có cần triên khai thêm cac biên phap hỗ trợ tại cuộc họp ngày 10/12 hay không. Khách hàng chờ mua sắm tại Kehl, biên giới Pháp và Đức, ngày 15/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN ECB đã...