Đức sắp bước vào ‘giai đoạn báo động’ về khí đốt
Đức đang chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 – giai đoạn báo động trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt gồm 3 giai đoạn do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Hôm 21/6, tờ Die Welt của Đức dẫn các nguồn thạo tin cho biết giai đoạn báo động 2 do Bộ Kinh tế Đức công bố có thể được kích hoạt trong khoảng 5 đến 10 ngày tới.
Theo đài RT (Nga), “giai đoạn báo động” về khí đốt được kích hoạt khi nguồn cung bị gián đoạn, hoặc nhu cầu tiêu thụ khí đốt đặc biệt tăng cao, dẫn đến tình trạng nguồn cung giảm đáng kể. Tuy nhiên, thị trường vẫn có khả năng đối phó với sự gián đoạn và nhu cầu đó mà không cần áp dụng các biện pháp phi thị trường”, theo kế hoạch 3 giai đoạn của Bộ Kinh tế Đức.
Hiệp hội các ngành công nghiệp Năng lượng và Nước liên bang Đức từ chối xác nhận cũng như phủ nhận về liệu bước tiếp theo của kế hoạch khẩn cấp có hiệu lực hay không.
Gần đây, Cơ quan quản lý năng lượng Đức Bundesnetzagentur đã phác thảo chi tiết hệ thống đấu giá sẽ ra mắt trong vài tuần tới nhằm mục đích giảm mức tiêu thụ khí đốt của các nhà sản xuất. Người đứng đầu cơ quan này bày tỏ lo ngại rằng nguồn cung khí đốt hiện tại sẽ chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của Đức trong mùa đông năm nay. Cùng thời điểm, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng lớn nhất nước Đức, Markus Krebber, ám chỉ về viễn cảnh ngày tận thế, đó là “hiện tại không có kế hoạch nào ở cấp độ châu Âu giúp phân bổ lại nguồn cung nếu Nga cắt hoàn toàn khí đốt tới châu lục này”.
Video đang HOT
Nếu được áp dụng, các biện pháp khẩn cấp này sẽ cho phép các công ty điện nước chuyển chi phí khí đốt sang người tiêu dùng. Mặc dù không rõ mức tăng giá đó sẽ cao như thế nào, nhưng một nguồn tin cho rằng một hộ gia đình trung bình 3 người có thể phải đối mặt với mức tăng lên tới hơn 2.100 USD
Giá nhiên liệu đã tăng vọt trong những tháng gần đây sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, khiến EU áp đặt các biện pháp trừng phạt lớn đối với Moskva. Tuy nhiên, dường như những biện pháp này đã có tác dụng ngược, gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến các hộ gia đình châu Âu. Cuộc thăm dò mới đây đã tiết lộ rằng cứ 6 người Đức, có 1 người phải bỏ bữa để tiết kiệm chi tiêu trong bối cảnh giá lương thực tăng cao.
Nguy cơ Đức phải áp đặt các biện pháp khẩn cấp mới được đưa ra sau khi “gã khổng lồ” năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm 60% nguồn cung khí đốt tự nhiên cho Đức vào đầu tuần trước. Trong khi Berlin cáo buộc quyết định của công ty khí đốt Nga mang tính “chính trị”, Moskva giải thích rằng họ “đơn giản không có gì để bơm khí đốt” do Gazprom không thể duy trì dòng chảy một cách an toàn nếu không có tua bin, vốn đã được Siemens Energy gửi đến Canada để sửa chữa mà không được trả lại.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Đây là một cuộc khủng hoảng nhân tạo do EU tạo ra. Chúng tôi có khí đốt, nó đã sẵn sàng để được giao, nhưng châu Âu phải trả lại máy móc và sửa chữa máy móc theo đúng cam kết của họ”.
Theo Bộ Kinh tế Đức, nếu giai đoạn cuối cùng trong kế hoạch khẩn cấp về khí đốt được kích hoạt, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm phân bổ khí đốt. Điều này sẽ xảy ra nếu nhu cầu về khí đốt tăng lên mức đặc biệt cao, nguồn cung khí đốt hoặc tình hình cung cấp bị gián đoạn đáng kể, các biện pháp dựa trên thị trường liên quan đều đã được thực hiện, song nguồn cung vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu. Khi đó, giới chức phải thực hiện các biện pháp bổ sung phi thị trường, đặc biệt là để đảm bảo nguồn cung cho các khách hàng cần được bảo vệ.
Đức dừng dự án đường ống Nord Stream 2 sau quyết định của Nga về Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz quyết định đình chỉ chứng nhận dự án đường ống dẫn khí trực tiếp từ Nga, sau những diễn biến mới liên quan tình hình Ukraine.
Thủ tướng Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 22.2. Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 22.2 dẫn lời Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo sẽ đánh giá lại việc chứng nhận dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nhằm đưa khí từ Nga đến Đức, sau khi Moscow công nhận độc lập 2 vùng đòi ly khai Ukraine.
Nord Stream 2 là dự án năng lượng gây tranh cãi nhiều tại châu Âu, được thiết kế nhằm tăng gấp đôi dòng chảy khí từ Nga thẳng đến Đức qua lòng biển Baltic, thay vì phải qua Ukraine.
Dự án bị một số ý kiến phản đối trong Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Ukraine, khi cho rằng nó sẽ khiến châu Âu gia tăng lệ thuộc năng lượng vào Nga, bỏ qua phí chuyển tải của Ukraine và khiến nước này mất đối trọng trong quan hệ với Nga.
"Do những diễn biến gần đây nhất, chúng tôi phải đánh giá lại tình hình liên quan Nord Stream 2", ông Scholz phát biểu tại cuộc họp báo và nói thêm rằng Bộ Kinh tế Đức sẽ xem lại quy trình chứng nhận do những hành động của Nga.
Ông cho hay đã yêu cầu Bộ Kinh tế đảm bảo rằng việc chứng nhận không tiến hành vào thời điểm này. Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho hay nguồn cung khí của Đức được đảm bảo dù không được bổ sung từ đường ống Nord Stream 2.
Theo Hội đồng châu Âu, quyết định của Đức liên quan dự án cũng sẽ không làm thay đổi nguồn cung năng lượng cho EU.
Chính phủ Đức từ lâu đã nói rằng Nord Stream 2 ban đầu là dự án thương mại nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng cho châu Âu. Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và khoảng phân nửa nhu cầu năng lượng được cung cấp từ Nga.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto ngày 22.2 thông báo rằng hành động của Nga ở Ukraine sẽ tác động đến việc đánh giá an ninh đối với dự án nhà máy năng lượng hạt nhân Phần Lan và Nga hợp tác tại tây bắc Phần Lan.
"An ninh sẽ chắc chắn là một yếu tố được xem xét", ông phát biểu và từ chối bình luận về khả năng đánh giá sẽ cho ra kết quả theo hướng nào. Ông cho biết chính phủ sẽ có quyết định sau cùng về việc cấp giấy phép xây dựng hay không.
Bên cạnh đó, ông cho hay EU sẽ ra quyết định về đợt cấm vận đầu tiên nhằm đáp trả việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập đối với 2 vùng đòi ly khai ở miền đông Ukraine.
Đức hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022 Chính phủ Đức đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2022, cho rằng sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron xuất hiện là nguyên nhân kìm hãm sự phục hồi của quốc gia công nghiệp hàng đầu châu Âu này. Công nhân làm việc trên dây chuyền lắp ráp xe ô...