Đức rút kế hoạch phong tỏa dịp lễ Phục sinh
Thủ tướng Đức Merkel rút kế hoạch phong tỏa nghiêm ngặt dịp lễ Phục sinh, thay vào đó kêu gọi dân chúng ở nhà.
Thủ tướng Angela Merkel cùng thủ hiến 16 bang của Đức quyết định đình chỉ lệnh đóng cửa hầu hết cửa hàng dịp lễ Phục sinh ngày 1-5/4, lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ Công giáo (CDU) Armin Laschet cho biết trong cuộc họp nghị viên bang Bắc Rhine-Westphalia ngày 24/3.
Kế hoạch này được đưa ra sau cuộc họp hôm 22/3 của Thủ tướng Merkel cùng các thủ hiến trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV mới ở Đức tăng mạnh. Tuy nhiên, kế hoạch vấp phải chỉ trích dữ dội của dân chúng và khiến xếp hạng tín nhiệm đảng CDU của Merkel giảm mạnh.
Laschet cho biết các lãnh đạo Đức đồng ý lệnh phong tỏa dịp lễ Phục sinh là “sai lầm và không thể thi hành”, đồng thời họ sẽ “thảo luận rất nghiêm túc về những gì xảy ra hai ngày trước” và kêu gọi dân chúng ở nhà vào cuối tuần. Tờ Spiegel của Đức đưa tin Thủ tướng Merkel thừa nhận lệnh phong tỏa này là “một sai lầm”.
Daniel Guenther, thủ hiến bang Schleswig-Holstein, cho biết cuộc họp của các lãnh đạo Đức sẽ tập trung vào việc thực hiện các biện pháp được thống nhất trong lễ Phục sinh.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo tại Berlin ngày 24/3. Ảnh: AFP .
Truyền thông Đức chỉ trích dữ dội lệnh phong tỏa dịp lễ Phục sinh, gọi cách xử lý đại dịch của chính phủ là “một mớ hỗn độn”. “Merkel và lãnh đạo các địa phương đã mất tầm nhìn về vấn đề thật sự”, tờ Bild đưa tin.
Trong khi đó, tờ Spiegel gọi các biện pháp này là “một vụ bê bối”, cho rằng chính phủ Đức “có những ưu tiên hoàn toàn sai lầm” và kêu gọi “tập trung vào cải thiện chiến dịch tiêm chủng và xét nghiệm”.
Đức là vùng dịch lớn thứ 10 thế giới và thứ 6 tại châu Âu, với gần 2,7 triệu ca nhiễm và gần 76.000 ca tử vong. Viện Robert Koch, cơ quan chịu trách nhiệm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Đức, cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm gần 16.000 ca nhiễm mới.
Giống nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU), chương trình tiêm chủng của Đức gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn cung vaccine Covid-19. Anh và EU đã bị cuốn vào cuộc tranh cãi mới về số lượng vaccine AstraZeneca, khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen dọa chặn một lô vaccine từ nhà máy Hà Lan định xuất sang Anh.
Merkel bày tỏ ủng hộ với động thái của von der Leyen. “EU hiện là khu vực xuất khẩu nhiều nhất. Tôi ủng hộ Chủ tịch von der Leyen, người đã nói rõ ràng rằng khi các hợp đồng với chúng tôi chưa được hoàn thành, tình hình tất nhiên sẽ khác khi các hợp đồng được tuân thủ đầy đủ và có lẽ cả EU sẽ chuyển giao vaccine nhiều hơn nữa”, bà nói.
Đức muốn tái áp dụng khẩn cấp các biện pháp hạn chế
Để đẩy nhanh việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, Chính phủ Đức và các bang muốn áp dụng các biện pháp y tế ngay sau Lễ Phục sinh.
Đứng trước làn sóng lây nhiễm thứ 3 đã bắt đầu, Thủ tướng Đức Angela Merkel muốn khẩn cấp tái áp dụng các biện pháp hạn chế, việc nới lỏng đời sống công cộng có thể được rút lại vào thứ Hai tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 18/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tối 19/3 (giờ địa phương), tại một cuộc họp trực tuyến, Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang đã thống nhất việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng ở nước này, bằng sự tham gia của các bác sỹ gia đình vào chiến dịch ngay sau Lễ Phục sinh với tối thiểu 1 triệu liều/ 1 tuần. Từ ngày 5 đến ngày 11/4, khoảng 50.000 cơ sở y tế ở Đức cũng được phép tiêm chủng.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Merkel nói: "Chúng tôi muốn nhanh hơn và linh hoạt hơn khi nói đến tiêm chủng". Bất chấp sự tắc nghẽn trong việc giao vaccine từ AstraZeneca và việc tạm ngừng tiêm chủng đối với vaccine từ công ty này, Chính phủ Đức và các bang vẫn kiên định mục tiêu mọi người dân phải được tiêm chủng vào mùa Hè".
Cùng với việc Đức đã nối lại việc tiêm chủng vaccine AstraZeneca sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) tái khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine này, Thủ tướng Merkel nhận định vào tháng Tư, số lượng vaccine sẽ "vẫn khan hiếm", do đó việc tiêm chủng vẫn phải theo trình tự theo khuyến nghị của Ủy ban Tiêm chủng Thường trực. Tuy nhiên, các bác sỹ nên được tạo sự linh hoạt nhất định, như việc xử lý các liều vaccine còn lại.
Theo chính phủ liên bang, việc tăng tốc chiến dịch tiêm chủng sẽ không đủ để làm chậm sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm bệnh. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn cho biết: "Vẫn chưa có đủ vaccine ở châu Âu để ngăn chặn làn sóng thứ ba chỉ với việc tiêm vaccine", "Thật không may, chúng ta đang phải đối mặt với những tuần khó khăn một lần nữa".
Thủ tướng Merkel cho biết, tình hình đang phát triển "rất khó khăn". Theo quan điểm của Thủ tướng Merkel, vì sự gia tăng mạnh mẽ số ca nhiễm, số ca mắc bệnh hiện tại đang tăng lên theo cấp số nhân. Do đó, Đức có thể sẽ "phanh khẩn cấp" việc nới lỏng và tái áp dụng các biện pháp hạn chế.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), vào ngày 19/3, số ca nhiễm mới được báo cáo đã tăng lên 17.482, tỷ lệ mắc trên toàn quốc tăng lên 95,6. Trước đó, chính phủ liên bang và các bang gần đây đã thống nhất rằng, việc nới lỏng phải được rút lại nếu tỷ lệ mắc bệnh vượt quá 100 ca nhiễm/100.000 người/ 1 tuần. Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang sẽ thảo luận thêm về các biện pháp vào thứ Hai tuần tới.
Thủ tướng Angela Merkel mất ngôi chính khách nổi tiếng nhất tại Đức Theo một khảo sát của tờ Bild công bố kết quả ngày 27/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã để mất vị trí chính khách nổi tiếng nhất quốc gia châu Âu này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Ảnh: DW Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết chính khách nhận được nhiều ủng hộ nhất trong cuộc khảo sát là Bộ trưởng...