Đức ‘mất uy tín’ do không giao xe tăng
Các nước ở Trung và Đông Âu thất vọng vì Berlin đã trì hoãn thực hiện cam kết của mình liên quan đến việc hoán đổi xe tăng cho Ba Lan.
Một chiếc xe tăng chiến đấu Marder của lực lượng vũ trang Đức. Ảnh: AFP
Theo bình luận của báo Deutsche Welle (Đức) mới đây, vấn đề này đang cho thấy “sự bất lực” của chính phủ Đức, và đặc biệt là của Đảng Dân chủ Xã hội (SDP) do Thủ tướng Olaf Scholz lãnh đạo, trong việc giải quyết vấn đề mang tính nhạy cảm đối với lợi ích của các quốc gia Trung và Đông Âu.
Là một phần của cơ chế trao đổi vòng tròn, Ba Lan được cho là sẽ nhận từ đối tác NATO là Đức để thay thế 200 xe tăng do Liên Xô thiết kế mà nước này đã gửi đến Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hậu trường dường như đã đổ vỡ. Chính Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Szymon Szynkowski vel Sek đã công khai điều này với tạp chí hàng tuần Der Spiegel của Đức gần đây.
Video đang HOT
Ông vel Sek cho rằng Đức đang rất chậm trong việc thay thế các xe tăng Ba Lan giao cho Ukraine, vì vậy Ba Lan cảm thấy “bị lừa dối” và trông chờ vào sự giúp đỡ của các đối tác NATO khác. Ông vel Sek nói: “Những lời hứa của Đức về việc hoán đổi xe tăng hóa ra chỉ là những lời lừa bịp. Hiện Ba Lan muốn nói chuyện với các đối tác NATO khác, những nước thực sự sẵn sàng giúp đỡ về vấn đề này”.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak cũng cho rằng Đức đã “lừa dối” Ba Lan khi đề nghị thay thế một số xe tăng T-72 từ thời Liên Xô mà Ba Lan chuyển giao cho Ukraine. Theo ông Blaszczak, Ba Lan đã tính đến ít nhất 44 xe tăng Leopard phiên bản 2A4 tương thích với các phương tiện mà quân đội Ba Lan đã sử dụng.
Bộ trưởng Blaszczak giải thích: “Sau khi chúng tôi chuyển xe tăng của mình tới Ukraine, tôi đã nói chuyện với người đồng cấp Đức Christine Lambrech, đề nghị giúp lấp đầy khoảng trống trên với Leopards 2A4, đó là xe tăng mà Ba Lan đã có, không phải phiên bản mới nhất. Một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là ở Đức, đã viết sau đó rằng chúng tôi muốn có những chiếc xe tăng mới nhất. Điều đó không đúng”.
Ông Blaszczak nói: “Chúng tôi bắt đầu bị lừa và được thông báo rằng đó không phải là vấn đề cấp bách, mà cần phải phân tích”, đồng thời phàn nàn rằng đề xuất mới nhất của Đức là chỉ chuyển giao 20 xe tăng Leopard 2A4 khiến chúng không đủ để đưa vào biên chế”.
“Tôi đã trả lời rằng chúng tôi xác định ít nhất một tiểu đoàn xe tăng, theo tiêu chuẩn của phương Tây là 44 xe tăng và theo tiêu chuẩn của Ba Lan là 58. 20 chiếc xe tăng trong tình trạng như vậy không có ích lợi gì cho chúng tôi”, ông Blaszczak nêu rõ.
Trước đó không lâu, Bộ Quốc phòng Đức đã thừa nhận với nhật báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức rằng vẫn chưa có thỏa thuận chuyển giao xe tăng thay thế cho các quốc gia khác theo những cuộc trao đổi vòng tròn tương tự, chẳng hạn như với Séc và Slovakia.
Như vậy, đã hơn ba tháng kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht và Thủ tướng Olaf Scholz đưa ra cam kết của mình, việc hoán đổi xe tăng vẫn chưa thể diễn ra. Vì lý do giữ bí mật, chắc chắn sẽ phải mất một thời gian trước khi tất cả các chi tiết về thất bại này được công bố rộng rãi.
Tờ Deutsche Welle cho rằng Đức có một lịch sử “đánh mất uy tín” của chính mình ở Trung và Đông Âu. Và giờ đây nước này đang rơi vào tình trạng tương tự tại thời điểm hết sức nhạy cảm trong mối quan hệ với các nước láng giềng ở phía Đông.
Đức cảnh báo về việc sử dụng trở lại nhiên liệu hóa thạch
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 18/7 đã cảnh báo về "sự phục hưng trên toàn cầu của nhiên liệu hóa thạch và đặc biệt là than đá" do tình trạng thiếu khí đốt bắt nguồn từ cuộc xung đột Nga -Ukraine.
Khai thác than đá cứng phục vụ nhà máy điện than ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 5/4/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại Đối thoại Khí hậu Petersberg ở Berlin do Đức và Ai Cập đồng chủ trì, ông Scholz nhấn mạnh: "Không ai có thể hài lòng với thực tế là hoạt động sản xuất điện sử dụng nhiên liệu than đang gia tăng trở lại ở Đức".
Để ngăn chặn tình trạng thiếu khí đốt trong mùa năm nay, Đức gần đây đã có các động thái mở đường đưa thêm các nhà máy nhiệt điện than vào hoạt động thay thế các nhà máy điện hoạt động bằng khí đốt. Theo ông Scholz, đây là một biện pháp khẩn cấp ngắn hạn không gây tổn hại các mục tiêu khí hậu của nước này. Ông nêu rõ: "Tất cả những gì chúng tôi làm ngày nay là để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt phù hợp với mục tiêu trung hòa khí carbon ở Đức và trên toàn thế giới trong tương lai". Theo đó, người đứng đầu chính phủ Đức nhấn mạnh không được tạo ra sự phụ thuộc lâu dài nào vào các nguồn năng lượng hóa thạch.
Đầu tháng này, Thượng viện Đức đã phê chuẩn một loạt dự luật nhằm đẩy nhanh việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước này. Theo chính quyền Đức, để tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo từ 50% lên 80% vào năm 2030, nước này sẽ phải dành 2% diện tích bề mặt cho hoạt động của các tuabin gió trên đất liền.
Slovenia nhận trách nhiệm về sự chậm trễ chuyển vũ khí cho Ukraine Chính phủ Đức gần đây bị chỉ trích vì sự chậm trễ trong việc giao vũ khí đã cam kết cho Kiev, nhưng điều này có liên quan đến thỏa thuận hoán đổi dây chuyền với Slovenia. Thủ tướng Slovenia Robert Golob (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: EPA Theo trang tin EURACTIV.de (Đức), thay vì giao vũ khí trực tiếp...