Đức Long Gia Lai lỗ thêm 29 tỷ đồng sau soát xét
Sau soát xét, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) lỗ thêm 29 tỷ đồng trong bán niên 2020.
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của DLG trong 6 tháng đầu năm 2020 không thay đổi sau soát xét và đạt mức 814 tỷ đồng, lãi gộp ghi nhận ở mức 141 tỷ đồng, giảm 4 tỷ so kết quả tự lập.
Nguyên nhân làm cho Đức Long lỗ ròng 286 tỷ đồng, lỗ thêm 29 tỷ so với báo cáo tự lập do các chi phí sau soát xét tăng cao. Cụ thể, chi phí tài chính tăng lên 213 tỷ từ 192 tỷ, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 267 tỷ từ 263 tỷ đồng.
Sau soát xét, dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh của Công ty ghi âm gần 7 tỷ, trong khi cùng kỳ khả quan dương 156 tỷ. Dòng tiền thuần cũng âm 36 tỷ lớn hơn nhiều so với con số âm hơn 126 triệu đồng của cùng kỳ.
Video đang HOT
Các khoản cho vay của DLG. Nguồn: DLG.
Bên cạnh đó, Báo cáo tài chính của DLG cũng nhận về ý kiến nhấn mạnh của kiểm toán viên. Tại ngày 30/6, Công ty đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 2.487 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng tài sản nhưng không có tài sản đảm bảo.
Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở giả định hoạt động liên tục. Tuy nhiên tại ngày 30/6, DLG chưa thanh toán hầu hết các khoản đi vay đã quá hạn trả cho ngân hàng và trái chủ. Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của DLG.
Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn phụ thuộc vào hoạt động có lãi trong tương lai hoặc kết quả thoả thuận với các chủ nợ về việc gia hạn/cơ cấu lại nợ gốc, nợ lãi, giảm lãi,… để đảm bảo cho Tập đoàn có đủ nguồn lực tiếp tục hoạt động bình thường trong các năm tiếp theo.
Kiến nghị ngân hàng giảm thêm lãi vay ít nhất 2%/năm
Cử tri kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay ít nhất 2%/năm nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời ý kiến cử tri các địa phương gửi tới trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV.
Trước đó, nhiều cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có biện pháp chỉ đạo, khuyến khích các ngân hàng thương mại phát huy quan hệ đồng hành, cộng sinh, chia sẻ khó khăn cho doanh nghiệp bằng việc giảm lãi suất thêm từ 2%/năm trở lên đối với khoản vay mới và vay hiện hữu.
Liên quan đến Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, các cử tri cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, bổ sung quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng khách hàng (ngành nghề, lĩnh vực, tiêu chí xác định,...) bị ảnh hưởng để tổ chức tín dụng thống nhất thực hiện và tránh việc thắc mắc từ phía doanh nghiệp như hiện nay.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất cho vay của Việt Nam hiện thấp hơn một số nước trong khu vực. Ảnh: Lam Giang
Trả lời cử tri, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần giảm lãi suất điều hành (tháng 3 và 5-2020) với quy mô tương đối lớn và liên tục. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của tổ chức tín dụng cũng có xu hướng giảm so với đầu năm, riêng lãi vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm ngoái.
Công bố của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 3-2020 cho thấy lãi suất cho vay của Việt Nam ở mức 7,7%/năm, tương đương Philippines (7,13%/năm), thấp hơn một số nước có trình độ phát triển tương đồng trong khu vực như Indonesia, Mông Cổ, Bangladesh, Ấn độ, Myanmar....
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc giảm lãi suất cho vay mới và các khoản dư nợ hiện hữu là do tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí giảm lương, thưởng, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt.... Các ngân hàng thương mại vẫn đang phải trả lãi đối với các khoản được huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư (dùng làm nguồn cho vay).
Về việc bổ sung quy định hoặc có hướng dẫn cụ thể hơn về đối tượng khách hàng (ngành nghề, lĩnh vực, tiêu chí xác định,...) bị ảnh hưởng dịch Covid-19 để các tổ chức tín dụng thống nhất thực hiện, Ngân hàng Nhà nước cho rằng Thông tư 01 quy định đối tượng áp dụng là toàn bộ khách hàng của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài, không phân biệt.
"Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Thông tư 01 không phân biệt ngành nghề, lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp đều được các tổ chức tín dụng xem xét áp dụng các biện pháp hỗ trợ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Thông tư 01" - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Theo thống kê mới nhất, đến nay ngành ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỉ đồng; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỉ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23-1-2020 đến nay hơn 1,17 triệu tỉ đồng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5 điểm % so với trước dịch.
Ngân hàng Nhà nước cũng đang hoàn thiện để sớm ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình diễn biến dịch, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ đúng đối tượng, không để lợi dụng chính sách trục lợi, gây rủi ro cho hệ thống theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
GEG muốn đầu tư hai dự án điện gió ở Tiền Giang và Gia Lai Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án điện gió. Điện Gia Lai muốn đầu tư hai dự án điện gió ở Tiền Giang và Gia Lai Theo đó, Điện Gia Lai sẽ đầu tư dự án nhà máy điện gió Ia Bang 1 ở tỉnh Gia...