Đức Long Gia Lai đặt mục tiêu lợi nhuận 80 tỷ đồng năm 2020
Lợi nhuận dự kiến là 80 tỷ đồng. Còn lợi nhuận trước thuế năm 2019 là 38 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 7 tỷ đồng.
Nguồn thu chủ yếu tập trung từ sản xuất điện tử – linh kiện điện tử, thu phí BOT, xây dựng và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện.
Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông năm 2020. HĐQT thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận 3 năm giai đoạn 2020-2022. Ban lãnh đạo cũng cho biết nguồn thu chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực như sản xuất điện tử – linh kiện điện tử, thu phí các dự án BOT đường Quốc lộ 14, xây dựng (tổng thầu các dự án) và kinh doanh khách sạn, dự án thủy điện.
Riêng năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu 2.500 tỷ đồng, giảm 13% so với mức thực hiện năm 2019. Lợi nhuận dự kiến là 80 tỷ đồng. Trong khi, năm 2019, lợi nhuận trước thuế là 38 tỷ đồng và lỗ sau thuế hơn 7 tỷ đồng.
Kết thúc quý I, Đức Long Gia Lai đạt 327 tỷ đồng, hoàn thành 13% kế hoạch doanh thu và ghi nhận mức lỗ sau thuế 47 tỷ đồng.
Về cơ sở hạ tầng, Đức Long Gia Lai sẽ đề xuất các tỉnh, Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ để tham gia nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 theo quy định đã được Chính phủ phê duyệt. Công ty tiếp tục đầu tư, xây dựng, nâng cấp mở rộng các tuyến đường vùng Đông Nam Bộ theo hình thức BOT. Tập đoàn cũng tiến hành hoàn thiện thủ tục pháp lý để hợp tác đầu tư xây dựng khu công nghiệp công nghệ cao, điện khí quy mô 850 ha thuộc Khu công nghiệp Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đối với ngành sản xuất điện tử và linh kiện điện tử, công ty tiếp tục đầu tư chuyên sâu các công ty tại Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc và mở rộng quy mô, xây dựng các nhà máy sản xuất tại Đà Nẵng và Bình Dương. Hiện công ty đã đưa vào vận hành nhà máy sản xuất Đức Long Gia Lai – Hanbit tại Khu công nghệ cao quận 9, TP HCM với các đơn đặt hàng cung cấp cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong thời gian tới, nhà máy sẽ được đầu tư thêm các dây chuyền sản xuất tivi mang thương hiệu Hàn Quốc, phục vụ xuất khẩu ra thị trường tiềm năng này và tiêu thụ nội địa.
Về mảng năng lượng, trong 5 năm tới, Tập đoàn tập trung đẩy mạnh vào các dự án năng lượng tái tạo như thủy điện, điện gió và điện mặt trời. Cụ thể, tổng công suất các dự án thủy điện dự kiến 250 MW, điện gió 1.500 MW, điện mặt trời khoảng 2.500 MW. Trong đó, 900 MW được xây dựng trên lòng hồ và vùng bán ngập. Hiện Đức Long Gia Lai đã được các tỉnh Tây Nguyên chấp thuận chủ trương đầu tư, đưa vào quy hoạch 50 MW tại tỉnh Gia Lai và chờ Bộ Công Thương trình Chính phủ đưa vào quy hoạch các dự án còn lại.
Lĩnh vực bất động sản với mục tiêu xây dựng các dự án nhà ở, khu đô thị, resort, khách sản nghỉ dưỡng cao cấp. Ngoài các dự án nhà ở cao tầng, căn hộ tại TP HCM, công ty sẽ mở rộng quy mô đầu tư nhà ở và khu đô thị tại các quận, huyện TP HCM và các vùng lân cận.
Video đang HOT
Bên cạnh các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã đầu tư tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai và các dự án chuẩn bị khởi công tại Bà Rịa – Vũng Tàu, công ty tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý để đầu tư tại Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và Phú Quốc.
HĐQT cũng có những kế hoạch cho các ngành xây dựng dân dụng, cầu đường, công nghiệp, nông nghiệp và các lĩnh vực, ngành nghề truyền thống bao gồm chế biến sản phẩm đồ gỗ, bến xe bãi đỗ.
Ban điều hành trong báo cáo đặt mục tiêu hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đã được bổ sung quy hoạch và được cơ quan chức năng chấp thuận chủ trương đầu tư như các dự án nhà máy điện gió Ia Bòong – Chu Prông, Ia Pếch – Chư Pứh; các dự án thủy điện, điện mặt trời, điện mặt trời, điện gió khác tại Bình Thuận, Ninh Thuận và Gia Lai… Dự án đường Tam Tân và nút xoay An Hạ TP HCM cũng như các dự án bất động sản, nghỉ dưỡng ở các tỉnh miền Trung và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, Tập đoàn cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa bàn các tỉnh, thành phố để phục vụ cho mục tiêu, định hướng chiến lược đề ra.
Ban điều hành sẽ đẩy mạnh tiến độ thi công và hoàn thành đầu tư các dự án thủy điện Tân Thượng, dự án Khách sạn Đức Long 1 tại Gia Lai, các dự án Bất động sản tại TP HCM; thực hiện kế hoạch tái cấu trúc tài chính, thoái vốn các dự án kém hiệu quả và tập trung nguồn vốn thực hiện các dự án tiềm năng.
Đức Long Gia Lai lên kế hoạch có lãi năm 2020 có khả thi?
Kế hoạch năm 2020, DLG đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.500 tỷ và lợi nhuận 80 tỷ đồng. Trong khi đó, riêng trong quý 1/2020, DLG đã báo lỗ 47 tỷ đồng.
Kế hoạch cả năm có lãi trong khi quý 1 đã báo lỗ nặng
Ngày 20/6 tới, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 để thông qua nhiều vấn đề trọng yếu của công ty.
Theo đó, về kế hoạch kinh doanh năm 2020, DLG đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.500 tỷ và lợi nhuận 80 tỷ đồng. Trong khi đó, riêng trong quý 1/2020, DLG đã báo lỗ 47 tỷ đồng.
Như vậy, trong 3 quý còn lại của năm, liệu DLG có lật ngược được tình thế để đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra là con số dương?
Các năm 2021 và 2022 doanh thu lần lượt là 3.000 tỷ và 3.500 tỷ đồng; còn lợi nhuận 100 tỷ và 120 tỷ đồng.
Doanh thu và lợi nhuận chủ yếu năm 2020 và các năm tới của DLG tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, thu phí BOT đường quốc lộ 14, xây dựng và kinh doanh khách sạn, dự án thuỷ điện.
Kế hoạch trên của DLG có qua tham vọng hay không khi mà năm 2019, DLG ghi nhận 2.873 tỷ đồng doanh thu, đạt 90% kế hoạch. Tuy nhiên lại âm hơn 7 tỷ đồng.
Theo DLG, sở dĩ năm 2019 báo lỗ do ảnh hưởng của tình hình địa chính trị thế giới, giá dầu sụt giảm sâu, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, làm cho các sản phẩm linh kiện điện tử, nông nghiệp của Tập đoàn không xuất khẩu được như kỳ vọng.
Ngoài ra, ở lĩnh vực BOT, phương án tài chính bị phá vỡ, doanh thu sụt giảm do Nhà nước chưa đồng ý tăng phí theo lộ trình 3 năm tăng 18% theo hợp đồng đã ký kết; đồng thời lưu lượng xe lưu thông không đạt như kế hoạch.
Đối với lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, do tình hình thời tiết bất thường, nắng nóng diện rộng xảy ra liên tếp, nhất là khu vực Tây Nguyên, dẫn đến nhiều hồ chứa thuỷ điện ở mức nước chết, tình hình điện gặp nhiều khó khăn.
Cho một số tổ chức, cá nhân vay gần 2.400 tỷ đồng nhưng không có tài sản đảm bảo
Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của DLG giảm 98 tỷ đồng xuống mức 8.614 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao tới 2.756 tỷ đồng và phải trích lập khó đòi 127 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 5.184 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn và dài hạn lần lượt là 1.224 tỷ và 2.386 tỷ đồng.
Các ngân hàng đang cho DLG vay gồm VietinBank, BIDV, Sacombank, OCB, NCB và hàng loạt cá nhân khác.
Liên quan đến nợ vay, tháng 1/2020, BIDV đã có thông báo về việc bán đấu giá tài sản của Đức Long Gia Lai.
Theo đó, tài sản thực hiện bán đấu giá là 582,7 m2 đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại số 97/2, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tài sản gắn liền trên đất là 117,6 m2 sàn gồm 1 tầng và sân. Giá khởi điểm của tổng khối tài sản này là 57 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, đơn vị kiểm toán còn đưa ra hàng loạt ý kiến ngoại trừ và nhấn mạnh.
Thứ nhất, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, DLG chưa loại trừ hơn 129 tỷ đồng chi phí đ vay vượt mức quy định. Nếu thực hiện đúng thi khoản mục Chi phí thuế TNDN hiện hành năm 2019 sẽ tăng thêm 20,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sẽ giảm tương ứng.
Đồng thời, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, khoản mục dự phòng phải trả ngắn hạn sẽ có giá trị 20,7 tỷ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ lãi luỹ kế 19,8 tỷ.
Thứ hai, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, nợ phải thu 121 tỷ đồng (cuối năm 2019) của Tập đoàn Xây dựng Cầu đường, Thuỷ Lợi, Xuất nhập khẩu Daohuensong và Công ty TNHH Đầu tư Phát triển MTV Lào (Daohuensong) liên quan đến hợp đồng hợp tác năm 2014, đến nay DLG vẫn chưa thu hồi được khoản nợ này.
Cũng cần lưu ý, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay tới hơn 2.399 tỷ đồng, tương đương 27,8% tổng giá trị tài sản nhưng lại không có tài sản đảm bảo.
Kiểm toán cũng nhấn mạnh, báo cáo được lập dựa trên cơ sở giả định hoạt động liên tục, song tại thời điểm cuối năm 2019, DLG chưa thanh toán cho hầu hết các khoản đi vay đã đến hạn trả (nợ trái phiếu đến hạn trả, nợ vay ngân hàng và nợ một số tổ chức).
Các điều kiện này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của DLG.
Vì sao DLG chuyển từ lãi hơn 100 tỷ sang lỗ sau kiểm toán? Công ty từ lãi sang lỗ 7,4 tỷ đồng sau kiểm toán do tăng chi phí quản lý, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và lỗ hoạt động khác. Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Đức Long Gia Lai. Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) công bố báo cáo hợp nhất kiểm toán 2019 với...