Đức lo ngại khi COVID-19 thay đổi quy luật lây nhiễm
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các bệnh viện ở Đức đang gặp nhiều khó khăn khi các giường bệnh chật kín và nhiều nhân viên điều dưỡng mắc COVID-19, trong khi các nhân viên mới vào nghề phàn nàn về tình trạng căng thẳng kéo dài và điều kiện làm việc rất áp lực.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong 2 năm đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới, số ca mắc hầu như giảm vào mùa Hè, thời điểm mọi người dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động ngoài trời. Điều này đồng nghĩa lực lượng chăm sóc sức khỏe và y tế được giảm tải công việc.
Tuy nhiên, bước sang năm thứ 3, tình hình gần như thay đổi hoàn toàn. Theo hiệp hội bác sĩ Marburger Bund, số ca mắc mới COVID-19 đang tăng mạnh trong cả mùa Hè và hệ thống y tế đang rơi vào tình trạng quá tải. Nếu đầu tháng 6, tỷ lệ mắc COVID-19 trong 7 ngày tại Đức vẫn ở mức thấp nhất trong cả năm, các con số kể từ đó đã tăng chóng mặt, số ca mắc mới theo ngày liên tục ghi nhận từ 120.000 – 150.000 ca và thực tế có thể còn cao hơn nhiều do người dân không đi xét nghiệm, kèm theo yếu tố không còn xét nghiệm miễn phí như trước đây.
Giải thích về tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng biến thể phụ BA.5 của Omicron dễ lây lan hơn các biến thể trước đó và có thể lây lan nhanh trong mùa Hè. Thậm chí những người đã tiêm chủng hoặc phục hồi sau khi đã mắc COVID-19 cũng không còn không an toàn. 2/3 số ca mắc hiện nay nhiễm BA.5. Bên cạnh đó, virus càng dễ lây lan hơn khi nhà chức trách Đức đã bãi bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống dịch, trừ việc đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Với số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng trong mùa Hè, giới chức y tế lo ngại nguy cơ vào mùa Thu và mùa Đông tới, khi kinh nghiệm cho thấy số ca mắc sẽ tiếp tục nhân lên. Hiện virus đang tấn công mạnh các cơ sở y tế. Một trong những phòng khám lớn nhất ở phía Bắc bang Schleswig-Holstein đã phải đóng cửa 2 địa điểm đầu tháng 7 này do có quá nhiều nhân viên mắc COVID-19. Trong bối cảnh số giường bệnh và phòng chăm sóc đặc biệt kín chỗ ngay giữa mùa Hè, các bệnh viện hết sức lo ngại dịch bệnh sẽ mất kiểm soát trong mùa Thu và mùa Đông sắp tới.
Georg Goutrie, một điều dưỡng viên 21 tuổi mới ra công tác cho biết tại Đức hiện nay trung bình mỗi y tá chăm sóc 13 bệnh nhân, trong khi tỷ lệ này ở Hà Lan chỉ 5 bệnh nhân/y tá. Theo Goutrie, việc bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao trong tình hình hiện nay là điều vô cùng khó khăn, đặc biệt các y tá, điều dưỡng viên đều làm việc hết công suất trong mấy năm qua, kể cả ở các phòng khám ngoại trú và bệnh viện, trong khi vẫn phải chăm sóc gia đình sau khi kết thúc công việc.
Theo Viện Kinh tế Đức, nước này có thể thiếu khoảng 307.000 nhân viên điều dưỡng vào năm 2035.
COVID-19 tới 6h sáng 15/5: Triều Tiên đối mặt biến cố lớn vì virus; Châu Âu coi các biến thể phụ là đáng lo
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 366.000 ca mắc COVID-19 và 700 ca tử vong.
Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 520,6 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 lên xe cứu thương tại thành phố Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Australia (50.434 ca), Đức (40.929 ca) và Nhật Bản (39.228 ca).
Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (107 ca), Đức (98 ca) và Italy (91 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 84 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 524.000 ca tử vong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,6 triệu ca mắc và trên 664.000 ca tử vong.
Triều Tiên đối mặt với "biến cố lớn" do COVID-19
Nhân viên y tế phun khử khuẩn tại một trung tâm thương mại nhằm phòng chống dịch COVID-19 ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 27/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 14/5, Triều Tiên ghi nhận thêm 21 ca tử vong do COVID-19, với hơn 174.000 người trên cả nước bị sốt. Trước tình hình này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố đất nước đang đối mặt với "biến cố lớn" do virus SARS-CoV-2 lây lan.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố số liệu được cập nhật từ ngày 13/5, sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un chủ trì một hội nghị của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên trước đó cùng ngày nhằm rà soát hệ thống chống dịch trong nước. Theo KCNA, ông Kim Jong-un nhấn mạnh rằng sự lây lan của loại virus nguy hiểm là "biến cố lớn kể từ khi lập quốc". Ông cũng yêu cầu các nhà chức trách học hỏi kinh nghiệm chống dịch tại một số nước, trong đó có Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trấn an người dân, khẳng định Triều Tiên sẽ sớm vượt qua làn sóng dịch hiện này, đồng thời cho rằng có thể kiểm soát được dịch khi mà nước này đang siết chặt các biện pháp.
Trong khi đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin đã có tổng cộng khoảng 524.440 người dân có triệu chứng sốt từ cuối tháng 4 đến ngày 13/5, trong đó có 243.630 người đã khỏi hoàn toàn, cùng khoảng 280.810 người đang được điều trị. Tính đến thời điểm hiện tại, số ca tử vong do COVID-19 tại Triều Tiên là 27 ca. Ngày 12/5 vừa qua, Triều Tiên chính thức thông báo đợt bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên kể từ tháng 1/2020.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 13/5 khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Triều Tiên đối phó với dịch COVID-19. Phó Phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, ông Farhan Haq, khẳng định LHQ cam kết sẵn sàng cùng các đối tác nhân đạo hỗ trợ người dân Triều Tiên về COVID-19 cùng các vấn đề khác, trong bối cảnh khó khăn có khả năng đã trầm trọng thêm từ khi dịch bùng phát và đóng cửa biên giới hồi năm 2020. Ông cho biết LHQ đang theo dõi tình hình dịch bệnh tại Triều Tiên, giữ liên lạc với đại diện của Triều Tiên về vấn đề này.
Đức không có ý định bỏ quy định đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Đức không có ý định dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Trong một phát biểu tại Berlin ngày 13/5, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện, máy bay - nơi hành khách ngồi cùng nhau trong một không gian hẹp - đã được ban hành vì lý do chính đáng và cho thấy hiệu quả tốt. Do đó, Chính phủ Đức hoàn toàn không có kế hoạch bãi bỏ biện pháp này. Theo ông Hebestreit, người dân cần phải thích nghi với thực tế rằng đại dịch COVID-19 chưa thể biến mất mà sẽ còn kéo dài dai dẳng.
Hiện tại, việc có nên bãi bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng hay không đang được tranh luận rộng rãi ở Đức. Bộ trưởng Giao thông Volker Wissing đã ủng hộ việc dỡ bỏ quy định này. Trong khi đó, Bộ Y tế Đức đã bác bỏ ý kiến trên. Theo Bộ trưởng Y tế Karl Lauterbach, với trung bình 150 ca tử vong do COVID-19 mỗi ngày và tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn ở mức rất cao, chính phủ không có lý do gì để loại bỏ biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng.
Theo luật bảo vệ chống lây nhiễm dịch bệnh sửa đổi lần gần đây nhất của Đức, hầu hết các biện pháp phòng dịch COVID-19 đã được bãi bỏ. Tuy nhiên, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng vẫn là quy định bắt buộc trên toàn quốc cho đến ngày 23/9. Ngoài ra, các địa phương của Đức cũng đang áp dụng quy định tương tự.
Châu Âu coi các dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron là "biến thể đáng lo ngại"
Ngày 13/5, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã có sự điều chỉnh phân loại với các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron, nâng cấp lên thành "biến thể đáng lo ngại" và bày tỏ quan ngại về một làn sóng dịch trong mùa Hè này.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Magdeburg, Đức ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là cơ quan y tế công đầu tiên đưa ra đánh giá như vậy về BA.4 và BA.5, các dòng phụ lần lượt được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi hồi tháng 1 và tháng 2 năm nay. Trong một báo cáo, ECDC nhận định cả 2 dòng phụ này có thể dẫn tới một làn sóng dịch mới khắp châu lục, tăng áp lực lên hệ thống bệnh viện.
Tuần trước, Viện Y tế quốc gia Bồ Đào Nha ước tính dòng phụ BA.5 đã chiếm tới khoảng 37% số ca mắc mới. Cơ quan này nhận định sự hiện diện của BA.4 và BA.5 có thể gây ra số ca tăng mạnh ở Liên minh châu Âu (EU)/Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong những tuần tới, tháng tới mặc dù tổng số ca mắc các dòng phụ này hiện nay còn thấp.
Theo ECDC, dựa trên những số liệu còn bị giới hạn ở thời điểm hiện tại, các dòng phụ BA.4 và BA.5 không gây ra mức độ bệnh nghiêm trọng hơn so với các dòng phụ BA.1 và BA.2 đang lưu hành. Tuy nhiên, như đã xảy ra ở các làn sóng dịch trước đây, số ca mắc mới tăng mạnh sẽ kéo theo số ca nhập viện hay phải điều trị tích cực cũng tăng. ECDC khuyến khích các quốc gia khu vực tiếp tục theo dõi chặt chẽ BA.4 và BA.5.
ECDC cũng kêu gọi người dân "mọi độ tuổi" tiêm các mũi cơ bản và mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để giúp bảo vệ trước các biến thể mới khi khả năng miễn dịch "yếu dần đi". Tuy nhiên, đang có những quan điểm bày tỏ lo ngại về sự linh hoạt của những dòng phụ này. Chuyên gia COVID-19 của Nam Phi, Tulio de Oliveria cho rằng chúng đã "biến đổi cho phép virus lẩn tránh hệ miễn dịch". Theo ông Oliveria, những dòng phụ mới của biến thể Omicron có thể gây tình trạng tái nhiễm và lây nhiễm đột phá qua thực tế ở Nam Phi, nơi ước tính hơn 90% dân số đã có được một mức độ miễn dịch nhất định.
Ngày 11/5 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã đưa đánh giá ban đầu về các dòng phụ BA.4 và BA.5. Theo Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove, khoảng 700 ca nhiễm dòng phụ BA.4 đã được phát hiện ở ít nhất 16 quốc gia và 300 ca nhiễm BA.5 được phát hiện ở ít nhất 17 quốc gia. Bà Van Kerkhove cho biết dù 2 dòng phụ này không gây nguy hiểm hơn so với biến thể Omicron nhưng lại lây lan nhanh hơn. WHO vẫn đang theo dõi chặt chẽ BA.4 và BA.5 để xác định liệu 2 dòng phụ này có thể dần vượt qua BA.2 để trở thành dòng gây bệnh chủ đạo trên thế giới hay không và hiểu hơn về cách thức lây lan các dòng phụ tại những quốc gia từng trải quan làn sóng dịch bệnh do BA.2.
Lào ngừng họp báo về số ca mắc hàng ngày
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng chăn, Lào, ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ban Chỉ đạo Quốc gia Lào về Phòng chống COVID-19 ra thông báo sẽ ngừng tổ chức họp báo cập nhật số liệu ca mắc hàng ngày kể từ 14/5.
Thông báo cho biết kể từ ngày 14/5, người dân quan tâm đến thông tin về dịch COVID-19, như địa điểm tiêm chủng hoặc xét nghiệm vẫn có thể theo dõi trên trang facebook của Bộ Y tế và thông tin y học.
Kể từ sau Tết cổ truyền dân tộc Lào vào trung tuần tháng 4 vừa qua, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã giảm mạnh. Trong ngày cuối cùng họp báo cập nhật 13/5), Bộ Y tế Lào cho biết nước này chỉ ghi nhận thêm 78 ca, thấp hơn rất nhiều so với mức 2.556 ca khi ở đỉnh dịch. Tính tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 209.321 ca mắc COVID-19, trong đó có 754 ca tử vong.
Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 của Lào đạt 78,88%, trong khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi chỉ định là 67,57% dân số cả nước. Trong đó, tỷ lệ tiêm chủng ở các thành phố du lịch lớn như thủ đô Viêng Chăn, Luang Prabang và Vang Vieng đã đạt gần 100%.
Algeria: Chuyên gia kêu gọi tiếp tục mở rộng tiêm chủng ngừa COVID-19
Tổng giám đốc Viện Pasteur Algeria (IPA), giáo sư Fawzi Derrar, đã thúc giục ngành y tế nước này tiếp tục đẩy nhanh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân để tránh "các kịch bản nghiêm trọng" trong tương lai, bất chấp tình hình dịch bệnh tại quốc gia Bắc Phi này đang tạm lắng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Algiers, Algeria, ngày 7/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Giáo sư Derrar nhấn mạnh: "Tỷ lệ người dân đã tiêm chủng hiện vẫn còn rất thấp, khoảng 32%. Tình hình dịch tạm lắng do khả năng miễn dịch có được sau khi nhiễm Omicron. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch chắc chắn sẽ giảm trong 3 đến 6 tháng, khi đó việc đã được tiêm chủng sẽ đóng vai trò rất quan trọng".
Theo chuyên gia này, điều cần thiết bây giờ là phải tiếp tục tiêm phòng để ngăn chặn làn sóng mới, đặc biệt là khi một số khu vực như Trung Quốc và Nam Phi đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng ca nhiễm các biến thể mới.
Giáo sư Derrar cũng chỉ ra rằng ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng rất cao như ở châu Âu, số ca mắc bệnh tăng lên nhưng không gây áp lực lên hệ thống y tế. Ông nhấn mạnh mục tiêu của tiêm chủng không phải là để ngăn ngừa các ca nhiễm mới mà là để giảm thiểu các trường hợp trở nặng và phải nhập viện, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hệ thống y tế quốc gia.
Theo công bố mới nhất ngày 13/5 từ Bộ Y tế Algeria, nước này chỉ ghi nhận 6 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ gần nhất và không có ca tử vong nào cũng như không có ca cần phải được chăm sóc đặc biệt.
Thế giới đã ghi nhận trên 295,89 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 5/1, thế giới ghi nhận tổng cộng 295.899.121 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.477.006 ca tử vong. Trên 256,31 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 34,1 triệu bệnh nhân đang được điều trị. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga tàu hỏa ở...