Đức lên kế hoạch đánh thuế siêu lợi nhuận với các công ty dầu khí
Bộ Tài chính liên bang Đức đang lên kế hoạch đánh thuế siêu lợi nhuận ở mức 33% đối với các công ty dầu khí của nước này, coi đây là biện pháp phù hợp với quy định mới của châu Âu.
Các bể chứa dầu tại Duisburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch dự thảo sẽ được trình lên Quốc hội, tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, than đá và nhà máy lọc dầu sẽ là đối tượng chịu mức thuế siêu lợi nhuận nêu trên. Thuế áp dụng với các công ty đạt siêu lợi nhuận trong năm 2022 và 2023 cao hơn 20% so với lợi nhuận trung bình từ năm 2018 đến 2021.
Khoản thuế này được coi là một phần đóng góp trong nỗ lực ứng phó với khủng hoảng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) và sẽ được thực hiện vào cuối năm 2022. Theo Bộ trưởng Lindner, Đức có nghĩa vụ phải thực hiện khoản thuế này dù việc triển khai sẽ rất phức tạp về mặt pháp lý.
Video đang HOT
Trong các tháng gần đây, Bộ trưởng Tài chính liên bang Đức Christian Lindner đã kịch liệt phản đối lời kêu gọi của đảng Xanh về việc áp dụng chung mức thuế siêu lợi nhuận với các công ty.
Theo các chuyên gia luật thuế, thuế mới có thể gặp vấn đề về mặt pháp lý do vi phạm nguyên tắc chung về bình đẳng giữa các công ty. Mức thuế siêu lợi nhuận nêu trên sẽ được áp dụng trong lĩnh vực dầu khí, khác với loại thuế siêu lợi nhuận trong lĩnh vực điện vốn được áp dụng từ 9/2022 đến ít nhất tháng 6/2023.
Trong khi đó, phát ngôn viên về các vấn đề tài chính của đảng Xanh, bà Katharina Beck, cho rằng khoản thuế theo kế hoạch khó có thực hiện trên quy mô lớn do các công ty chuyển lợi nhuận ra nước ngoài để hạn chế thuế doanh thu. Bà đồng thời cho rằng mức thu thuế như vậy là chưa hợp lý mà nên áp dụng ở mức từ 60 – 80% để tiến sát mức thuế siêu lợi nhuận 90% trong lĩnh vực điện.
Đức vẫn duy trì tình trạng nhập siêu từ Nga
Số liệu từ Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 12/9 cho biết, mặc dù số lượng hàng hóa Đức nhập khẩu từ Nga giảm mạnh so với trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và Đức tiếp tục duy trì tình trạng nhập siêu từ Nga.
Hoạt động bơm dầu tại giếng dầu Gremikhinskoye ở phía Đông vùng Izhevsk, Cộng hòa Udmurt, Nga. Ảnh minh họa: REUTERS/TTXVN
Theo Destatis, trong tháng Bảy, khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga giảm 45,8% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 10,2% lên 2,9 tỷ euro (2,93 tỷ USD). Các nhà thống kê cho rằng sự gia tăng kim ngạch nhập khẩu này chủ yếu là do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng, đặc biệt là năng lượng. Các mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất từ Nga là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, với kim ngạch tăng 1,6% lên 1,4 tỷ euro. Đặc biệt, giá khí đốt đã tăng phi mã sau khi Nga liên tục cắt giảm nguồn cung cho Đức. Kim ngạch nhập khẩu từ Nga cũng tăng đối với một số mặt hàng như các sản phẩm luyện cốc và dầu mỏ (tăng 72,5%, lên 0,5 tỷ euro) hay than đá (tăng 108,5%,lên 0,3 tỷ euro).
Trong khi đó, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức sang Nga giảm 56,8% xuống còn 1 tỷ euro trong tháng 7/2022.
Như vậy, theo Destatis, Đức tiếp tục nhập siêu từ Nga 1,9 tỷ euro trong tháng 7/2022, trong khi nhập siêu 0,2 tỷ euro từ nước này trong cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Destatis, tính chung trong tháng 7/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của Đức đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng thặng dư cán cân thương mại lại giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức đạt 127,6 tỷ euro, tăng 10,8%; trong khi tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 122,7 tỷ euro, tăng 26,2%. Thặng dư cán cân thương mại đạt 4,9 tỷ euro, giảm mạnh so với mức 17,8 tỷ euro cùng kỳ năm ngoái.
Một số thị trường xuất khẩu quan trọng khác của Đức như Mỹ, Pháp, Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Đức trong tháng 7 cũng tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, như thị trường Mỹ tăng 14,6% (lên 12,4 tỷ euro), Pháp tăng 12,7% (lên 9,5 tỷ euro), Hà Lan tăng 12% (lên 9,2 tỷ euro).
Về giá năng lượng, Viện nghiên cứu kinh tế Ifo dự báo trong dài hạn, giá năng lượng sẽ giảm. Theo Chủ tịch Viện Ifo Clemens Fuest, trong tương lai Nga sẽ bán khí đốt và dầu mỏ cho các quốc gia khác, khiến các quốc gia này giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác. Do đó, dòng khí và dầu mỏ từ các nhà cung cấp bên ngoài Nga sẽ "chảy nhiều hơn sang châu Âu". Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận chuyển khí đốt là rất tốn kém. Với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại, Chủ tịch Ifo lên tiếng ủng hộ việc tăng cường hỗ trợ nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng.
Báo động quân đội Đức thiếu vũ khí trầm trọng, chỉ đủ đạn cho 2 ngày chiến đấu "Thực trạng binh sĩ xin nghỉ ốm, chăm con nhỏ, học hành khiến nhiều đơn vị chỉ đạt biên chế bằng 60% so với trên giấy tờ", một nghị sĩ Đức cho biết. Ảnh minh họa: AP Tờ Newsweek đưa tin ngày 20/11, Ủy viên Quốc hội Liên bang Đức phụ trách theo dõi các lực lượng vũ trang, bà Eva Hoegl đã...