Đức khuyến nghị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi có bệnh nền
Ủy ban Tiêm chủng thường trực (STIKO) thuộc Viện Robert Koch (RKI) của Đức ngày 9/12 đã ra khuyến nghị tiêm chủng vaccine Pfizer/ BioNTech ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi có bệnh nền.
Ngay cả các trẻ khỏe mạnh ở nhóm tuổi này vẫn có thể được tiêm vaccine nếu có nhu cầu.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, STIKO đã ra khuyến nghị tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi có bệnh nền và tiếp xúc với các bệnh nhân có nguy cơ. Quan điểm của STIKO về việc tiêm chủng cho trẻ em được các bậc phụ huynh đón chờ trong bối cảnh tỷ lệ lây nhiễm tại Đức hiện ở mức cao, nhất là với nhóm chưa được tiêm chủng.
Video đang HOT
Trẻ em trong độ tuổi 5-11 là nhóm hiếu động, thường tụ lại chơi đùa ở các nhà trẻ và trường học, do vậy nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đặc biệt, những trẻ mắc một số bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc COVID-19 nghiêm trọng. STIKO thường thận trọng trong việc đưa ra khuyến nghị tiêm chủng đối với trẻ em, trước đó là với nhóm từ 12-17 tuổi, do chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu cần thiết. Việc đưa ra khuyến nghị tiêm chủng nêu trên, ngoài tính tới các rủi ro tiềm tàng đối với các em, STIKO còn xem xét tới lợi ích xã hội. Quyết định tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi có thể còn khó khăn hơn so với nhóm trẻ nhiều tuổi hơn, bởi trẻ nhỏ hiếm khi bị ốm nặng khi mắc COVID-19. Do vậy, chúng không có nguy cơ cao khi mắc bệnh, song lại có thể góp phần làm lây lan dịch và lây nhiễm sang người thân.
Dư luận từ lâu nhận định STIKO trước mắt có thể chỉ khuyến nghị tiêm chủng đối với trẻ mắc một số bệnh nền và có thân nhân bị bệnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khuyến nghị tạm thời mà chưa phải là cuối cùng. Dự kiến, tới tháng 1 hoặc tháng 2/2022, STIKO mới đưa ra khuyến nghị liên quan đến việc tiêm chủng cho trẻ bị bệnh về cơ tim. Trước đó, hồi cuối tháng 11/2021, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã bật đèn xanh cho kế hoạch tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ngừa COVID-19 cho nhóm tuổi này. Vaccine dành cho trẻ từ 5-11 tuổi là chế phẩm đóng chai khác biệt và có liều thấp hơn (1/3) so với vaccine Pfizer/BioNTech thông thường dành cho người trưởng thành. BioNTech dự kiến phân phối chế phẩm này ở thị trường Đức từ ngày 13/12 tới.
Khuyến nghị trên được đưa ra vào thời điểm tỷ lệ trẻ em bị nhiễm bệnh ở mức khá cao. Theo số liệu của giới chức Đức, trong tuần qua, cứ 40 học sinh ở nước này thì có một em bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi COVID-19, đó là khả năng bị mắc bệnh hoặc phải cách ly do tiếp xúc với trường hợp F0. Số ca mắc COVID-19 ở học sinh Đức trong tuần từ ngày 29/11 đến ngày 5/12 là 103.000 trường hợp, cao hơn khoảng 10.000 ca so với tuần trước đó. Số học sinh bị cách ly giảm nhẹ xuống còn khoảng 150.000.
Tổng cộng ở Đức có khoảng 11 triệu học sinh và khoảng 40.000 trường học và trường dạy nghề. Trong tuần qua, khoảng 1.500 trường phải hạn chế học trực tiếp và 86 trường bị đóng cửa. Thống kê cũng cho thấy có 7.700 trường hợp giáo viên mắc COVID-19 và khoảng 4.000 trường hợp phải cách ly.
Đức kêu gọi các bang mở cửa trở lại các trung tâm tiêm chủng
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn ngày 1/11 đã kêu gọi nhà chức trách tất cả các bang trong cả nước mở cửa trở lại các trung tâm tiêm chủng nhằm đẩy nhanh tỷ lệ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức, ngày 13/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với tờ Rheinische Post, người đứng đầu Bộ Y tế Đức cho biết: "Các bang nên chuẩn bị mở cửa lại các trung tâm tiêm chủng, vốn đã được đưa về trạng thái dự phòng kể từ cuối tháng 9 vừa qua". Theo ông Spahn, chiến dịch này cần phải triển khai sớm để càng nhiều người được tiêm nhắc lại mũi thứ ba càng tốt.
Trong bối cảnh mùa Đông đang đến, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trở lại trong những ngày qua, ông Spahn cho biết Chính phủ Đức muốn thúc đẩy việc tiêm mũi vaccine tăng cường cho người già và những người mắc bệnh mãn tính để tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Để làm tốt điều này, Bộ Y tế đề nghị rằng tất cả những người trên 60 tuổi nên được thông báo tiêm phòng mũi thứ ba một cách cụ thể.
Ông Spahn cho biết: "Theo số liệu thống kê từ Israel, mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 tăng cường có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng trong việc phá vỡ làn sóng thứ tư". Vì vậy, Bộ Y tế kêu gọi lãnh đạo các bang họp với chính phủ liên bang để thảo luận về kế hoạch tiêm mũi tăng cường. Ông Spahn lưu ý rằng tất cả mọi người đều có quyền được tiêm phòng nhắc lại.
Ủy ban vaccine thuộc Viện Robert Koch của Đức khuyến nghị tiêm nhắc lại cho những người trên 70 tuổi, người dân và những nhân viên chăm sóc y tế trong viện dưỡng lão, những người tiếp xúc trực tiếp với người cao tuổi và những người bị suy giảm hệ miễn dịch.
Trong khi đó, lo ngại trước nguy cơ làn sóng dịch bệnh mới có thể bùng phát trở lại trong mùa Đông, một số tập đoàn lớn của Đức đang xem xét kế hoạch lập khu vực nhà ăn riêng chỉ dành cho nhân viên đã tiêm vaccine hoặc những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 được phép vào.
Theo báo cáo, tập đoàn dược phẩm Bayer, công ty năng lượng Eon và công ty du lịch Alltours đều đang lên kế hoạch mở những căng tin riêng biệt dành cho những người đã được tiêm chủng. Tại khu vực áp đặt quy định 2G (dành cho những người đã tiêm chủng và phục hồi), nhân viên sẽ được phép ăn cùng nhau trong điều kiện hoàn toàn bình thường, trong khi những người không tiêm hoặc không có thông tin về tình trạng tiêm chủng sẽ tiếp tục thực hiện các quy định về giãn cách xã hội như đeo khẩu trang.
Theo thống kê của Viện Robert Koch, hiện mới có khoảng 2/3 người dân ở Đức được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ mắc mới COVID-19 trong 7 ngày qua đã tăng lên 155 ca/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 110/100.000 dân một tuần trước đó. Cơ quan này cho rằng trong vài tuần tới, số bệnh nhân tại các khoa chăm sóc đặc biệt có thể tăng trở lại lên tới 3.000 ca.
Đức quy định người chưa tiêm vaccine COVID-19 tự trả tiền xét nghiệm Hiện ở Đức có khoảng 3 triệu người trên 60 tuổi chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây được coi là áp lực lớn đối với giới chức y tế nước này trong việc kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Pfizer/BioNTech cho người dân tại Dublin, Đức ngày 29/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Cho đến nay...