Đức không muốn cấm Huawei xây dựng mạng lưới 5G
Đức sẽ chỉ thắt chặt tiêu chí an ninh chứ không muốn cấm Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei xây mạng 5G cho nước này.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier hôm 7/3 cho biết, Đức không muốn cấm Tập đoàn công nghệ Huawei xây dựng mạng lưới 5G tại nước này, nhưng thay vào đó sẽ thắt chặt các tiêu chí an ninh đối với những nhà cung cấp.
Trụ sở cơ quan tình báo Đức. Ảnh: i24NEWS.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình về việc liệu chính phủ có kế hoạch cấm Huawei xây dựng mạng lưới 5G hay không, ông Altmaier khẳng định, Đức sẽ không loại trừ bất kì công ty nào. Tuy nhiên, chính phủ Đức sẽ thay đổi luật để đảm bảo rằng tất cả các thành phần được sử dụng trong mạng lưới 5G sẽ được bảo mật và không có vi phạm với các quy tắc bảo vệ dữ liệu.
Huawei là nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các thiết bị thông tin hàng đầu thế giới, trong đó có mạng không dây thế hệ mới 5G.
Tuy nhiên, Mỹ, Anh và nhiều nước khác đã cảnh báo về các nguy cơ an ninh từ công nghệ của Huawei, điều mà tập đoàn Trung Quốc này luôn bác bỏ. Mỹ, Australia, New Zealand cùng nhiều nước khác đã cấm hoặc hạn chế sử dụng thiết bị của ./.
Video đang HOT
Theo Reuters
Đại chiến công nghệ Mỹ - Trung: Điệp vụ đánh cắp công nghệ ly kỳ
Bản cáo buộc tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc tìm cách bắt chước một robot thử nghiệm điện thoại của công ty Mỹ chẳng khác nào một phim gián điệp
Bộ Tư pháp Mỹ hồi cuối tháng 1-2019 đã bóc niêm phong 2 cáo trạng đối với tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc - Huawei, trong đó có cáo buộc Huawei đánh cắp các bí mật thương mại từ T-Mobile - công ty dịch vụ không dây của Mỹ.
Kế hoạch liều lĩnh
Giữa tháng 6-2012 và tháng 9-2014, Huawei đã nhiều lần tìm cách đánh cắp thông tin về thiết kế của một robot có tên "Tappy" do tập đoàn T-Mobile chế tạo năm 2006. Tappy - bao gồm một cánh tay robot và camera cài vào các điện thoại mới để kiểm tra cảm ứng và phát hiện bất cứ lỗi kỹ thuật nào, được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm ở trụ sở của T-Mobile ở TP Bellevue, bang Washington - Mỹ.
Tappy - robot thử nghiệm điện thoại di động của công ty T-Mobile Ảnh: BUSINESS INSIDER
Robot này có nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị trước khi đưa ra thị trường. Với cánh tay robot có các ngón bọc cao su, Tappy thực hiện các thao tác trên màn hình điện thoại như một người dùng thực thụ. Cùng lúc đó, nó phát hiện các vấn đề, tính toán thời gian hoàn thành mỗi tác vụ cũng như mức tiêu thụ pin của từng ứng dụng.
Ít nhất là vào thời điểm xảy ra vụ việc, Tappy là niềm mơ ước của nhiều công ty điện thoại di động khác và chỉ có người của T-Mobile mới được phép vận hành robot tuyệt mật. Tuy vậy, về sau, công ty cũng bắt đầu cho phép một số nhân viên nhất định của các hãng cung cấp điện thoại tiếp cận và vận hành Tappy với điều kiện họ phải ký vào các thỏa thuận bảo mật và cam kết không để lộ thông tin. Những thỏa thuận này cấm nhân viên của các nhà cung cấp tìm cách sao chép công nghệ Tappy cũng như quay phim hay chụp hình robot.
Tập đoàn Huawei ở Trung Quốc cũng nỗ lực tìm cách chế tạo robot thử nghiệm điện thoại có tên "xDeviceRobot" nhưng không mấy thành công. Các thiết bị của Huawei không đạt được kết quả tốt trong các bài kiểm tra Tappy của T-Mobile cũng như thường vận hành kém hơn so với thiết bị của các đối thủ.
Vào tháng 5-2012, chi nhánh của Huawei ở Mỹ (Huawei USA) tìm cách hỏi mua giấy phép công nghệ sản xuất Tappy từ T-Mobile nhưng công ty của Mỹ không chấp thuận. Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết đó là lúc Huawei bắt đầu "điệp vụ" đánh cắp bí mật thiết kế của Tappy.
Trong cuộc họp trực tuyến tháng 6-2012, một kỹ sư Huawei ở trụ sở Trung Quốc đưa ra danh sách hàng loạt câu hỏi cho các nhân viên Huawei USA, yêu cầu họ tìm câu trả lời về Tappy, bao gồm thông số kỹ thuật, hình ảnh robot từ nhiều góc độ và số sê-ri của các bộ phận.
Hai tháng sau, T-Mobile dành cho các kỹ sư Huawei USA quyền tiếp cận Tappy để họ có thể thử nghiệm các điện thoại của Huawei trước khi tung ra thị trường. Những kỹ sư này bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi về hoạt động của Tappy nhưng các đồng nghiệp ở T-Mobile không hưởng ứng. Huawei được cho là không ngừng dồn ép các kỹ sư ở chi nhánh Mỹ đào sâu hơn nữa những thông tin về Tappy, buộc họ phải khai thác các kỹ sư T-Mobile về thiết kế của robot này. Một kỹ sư của Huawei xuất hiện trong cáo trạng với tên viết tắt là "A.X." đã chụp lén một số hình ảnh của Tappy và gửi về trụ sở ở Trung Quốc nhưng Huawei vẫn thấy chưa đủ.
Thưởng cho nhân viên đánh cắp bí mật thương mại
Trong một lá thư gửi về tập đoàn, Giám đốc nghiệm thu kỹ thuật Huawei USA - người được gọi bằng tên "R.Y." trong cáo trạng, đã dùng nhiều từ viết hoa để nhấn mạnh những khó khăn trong nhiệm vụ tìm hiểu quá sâu về Tappy: "Một lần nữa, chúng tôi KHÔNG THỂ hỏi được nhân viên T-Mobile bất cứ câu nào về con robot. T-Mobile RẤT tức giận với những câu hỏi của chúng tôi". Trong thư, R.Y. còn đề nghị Huawei cử kỹ sư từ Bắc Kinh tới Bellevue để trải nghiệm "tai nghe, mắt thấy" hoạt động của Tappy, từ đó có thể hiểu rõ hơn robot của T-Mobile từ phần cứng tới phần mềm, cũng như cách thức vận hành.
Huawei điều kỹ sư "F.W." tới Mỹ, được A.X. và một đồng nghiệp khác của chi nhánh lén đưa vào phòng thí nghiệm của T-Mobile để xem xét và chụp ảnh Tappy. Họ bị phát giác 2 lần. F.W. buộc phải rời khỏi phòng thí nghiệm. Sau đó, T-Mobile rút giấy phép vào phòng thí nghiệm của các nhân viên từ Huawei nhưng vẫn châm chước giữ lại quyền tiếp cận duy nhất cho kỹ sư chi nhánh tại Mỹ của tập đoàn này là A.X. Phía tổng hành dinh của Huawei vẫn chưa chịu bỏ cuộc, họ tiếp tục hối thúc kỹ sư này gửi hình ảnh và thông tin về Tappy. "Không cần ở nhà phải liên tục nhắc nhở tôi như vậy"- A.X. phản hồi trong một email gửi về trụ sở vào thời điểm đó.
Tới tháng 5-2013, A.X. đã thực hiện hành động vô cùng liều lĩnh khi tháo rời cánh tay của Tappy và nhét vào túi laptop của mình. Khi bị nhân viên T-Mobile chất vấn về cánh tay robot mất tích, A.X. chối bay chối biến. Và đêm đó, A.X. cùng F.W. đo đạc và chụp ảnh cánh tay. Hôm sau, A.X. thông báo đã "tìm thấy" cánh tay Tappy trong...túi của mình. Lúc bấy giờ, T-Mobile cuối cùng cũng tước thẻ ra vào phòng thí nghiệm của A.X.
Theo trang NPR, Huawei đã rất lo lắng về nguy cơ bị phát giác. Hồi năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã đưa ra báo cáo nói rằng Huawei là mối đe dọa tiềm tàng với an ninh quốc gia vì hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ. Tập đoàn Trung Quốc từng bị 2 công ty Motorola và Cisco của Mỹ kiện vì hành vi này.
Phía Huawei đã giải thích với T-Mobile rằng cuộc điều tra nội bộ của họ tiến hành ở cả Mỹ và Trung Quốc đã xác định A.X. và F.W. hành động tự ý trong vụ "mượn cánh tay Tappy" nên họ đã sa thải cả 2 kỹ sư này. Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), T-Mobile quyết định khởi kiện dân sự đối với Huawei và tòa phán quyết tập đoàn Trung Quốc phải bồi thường cho phía công ty Mỹ 4,8 triệu USD vào năm 2017.
Huawei hiện phải đối mặt với 10 tội danh ở tòa án liên bang Mỹ, trong đó có âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, cản trở công lý và lừa đảo. Một chi tiết từ bản cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ được cho là đã có thể nói lên nhiều điều về những hành vi phạm tội mà phía Huawei vẫn đang một mực chối bỏ. Theo đó, vào tháng 7-2013, dù đang phủi tay với vụ "mượn cánh tay Tappy", Huawei lại đưa ra một chính sách chính thức tưởng thưởng cho những người thu lượm được thông tin mật từ các đối thủ. Chương trình này nêu rõ "không nhân viên nào bị trừng phạt khi hành động theo chính sách của công ty".
Theo người lao động
Bloomberg: Mỹ "cùm" được Huawei, nhưng Trung Quốc đã "xích" được con cưng của Mỹ từ trước Cây viết của Bloomberg đã dự đoán hậu quả khôn lường mà nhiều tập đoàn lớn của Mỹ sẽ phải đối mặt, nếu chính phủ nước này tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc như vụ Huawei. * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tim Culpan, cây viết của Bloomberg về các vấn đề công nghệ. "Sóng gió" chờ...