Đức không có khả năng thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga bằng LNG
Đến nay, Berlin đã triển khai hoạt động vận hành 6 trạm khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG nhưng vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) thăm Qatar để tìm kiếm nguồn cung khí đốt. Ảnh: Reuters
Theo báo Izvestia (Nga) ngày 27/9, các nghị sĩ Đức cho biết nước này cần ít nhất 11 trạm lưu trữ LNG và nhiều năm nữa mới có thể độc lập với khí đốt tự nhiên của Nga, lưu ý thêm rằng những nỗ lực nhằm tăng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Trung Đông khó có thể cứu nước này khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng.
Vào mùa Xuân năm nay, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã cam kết rằng nước này sẽ mua khí đốt từ Qatar để giảm sự phụ thuộc vào Nga. Nhưng chuyến thăm Doha của ông đã kết thúc trong thất bại do Berlin không đồng ý ký hợp đồng dài hạn và giờ đây Qatar đang cung cấp LNG cho nước láng giềng Italy.
Chuyến công du Trung Đông gần đây của Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng gây thất vọng không kém. Trong khoảng thời gian từ ngày 24 – 25/9, nhà lãnh đạo Đức chỉ đàm phán được hợp đồng mua LNG từ UAE. Theo các điều khoản của hợp đồng, công ty dầu khí quốc gia ADNOC của UAE sẽ cung cấp 137.000 mét khối LNG.
Video đang HOT
Tờ báo Arập al-Arab lưu ý rằng chuyến thăm của Thủ tướng Đức tới Saudi Arabia không mang lại kết quả rõ ràng do những bất đồng trong lĩnh vực năng lượng. Sau cuộc hội đàm tại Qatar, ông Scholz nói rằng Đức “đã đạt được tiến bộ” trong tìm kiếm nguồn cung để nhập khẩu LNG của mình.
Nghị sĩ Steffen Kotre, Phó Chủ tịch ủy ban về năng lượng và bảo vệ khí hậu trong Quốc hội Đức cho biết nguồn cung LNG cho nước này có thể được đảm bảo, nhưng sẽ phải mất nhiều năm do các quốc gia khác đều có hợp đồng dài hạn với Qatar. Việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt là một ý tưởng hay, tuy nhiên nước này đã “đi vào ngõ cụt” do chính sách trừng phạt chống Nga.
Để khắc phục sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, Đức đã bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu LNG gần như từ đầu. Vào đầu năm nay, Đức là quốc gia lớn duy nhất của EU không có cơ sở lưu trữ để tiếp nhận và tái cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Đến nay, Đức đã có sáu dự án như vậy: hai dự án ở Wilhelmshaven, 2 dự án ở Brunsbttel và Stade, và 2 dự án ở Lumbin.
Kho lưu trữ LNG di động đầu tiên (FSRU) ở Wilhelmshaven dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 20/12/2022. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, sáu trạm LNG của Đức sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào đầu năm 2024. Theo ông Kotre, Đức sẽ cần xây dựng ít nhất 11 cơ sở lưu trữ LNG để thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga. Ông Kotre cảnh báo: “Sẽ mất nhiều năm để xây dựng cơ sở hạ tầng tốt” và việc Đức từ chối cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga sẽ đi kèm với các chi phí kinh tế và xã hội nghiêm trọng.
Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Nga Alexander Kamkin bình luận mặc dù LNG là một chủ đề phát triển nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng năng lượng, nhưng đó không phải là cách giải quyết cuộc khủng hoảng. Theo ông Kamkin, trước tháng 2/2022, Mỹ đã xuất khẩu khoảng 2% LNG của mình sang Đức và từ đó đã tăng khối lượng lên khoảng 6%. Tuy nhiên, mức tăng này không thể sánh với 40% lượng khí đốt của Nga mà Đức từng nhận và nhập khẩu từ UAE sẽ không giúp Đức tránh được cuộc khủng hoảng năng lượng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đức kêu gọi 'kích hoạt Nord Stream 2 càng sớm càng tốt'
Theo nhà lãnh đạo của Quốc hội Đức, việc mở lại Nord Stream 2 sẽ là phép thử để kiểm tra xem Moskva có sẵn sàng tăng xuất khẩu khí đốt sang Đức hay không.
Nord Stream 2 được thiết kế để bơm khí đốt từ Nga sang Đức nhưng chưa bao giờ đi vào hoạt động. Ảnh: DW
Đức nên cho phép đường ống Nord Stream 2 bị chặn bắt đầu bơm khí đốt tự nhiên của Nga để "mọi người không phải trải qua mùa Đông lạnh giá và ngành công nghiệp của Đức không bị thiệt hại nghiêm trọng", Wolfgang Kubicki, Phó chủ tịch Quốc hội Đức, cho biết ngày 19/8.
Đường ống trên đã hoàn thành vào cuối năm 2021, nhưng Berlin vào cuối tháng 2 đã từ chối cho phép nó đi vào hoạt động để phản ứng trước việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Kubicki, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (FDP) do Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner lãnh đạo (một phần của liên minh cầm quyền của Đức cùng với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và Đảng Xanh của Thủ tướng Olaf Scholz), đã kêu gọi kích hoạt đường ống "càng sớm càng tốt" để lấp đầy các kho dự trữ trước mùa Đông.
Ông Kubicki cho biết "không có lý do chính đáng để Nord Stream 2 bị đóng", bởi vì Đức đã khai thác khí đốt thông qua đường ống Nord Stream 1 cũ hơn từ Nga sang Đức. "Nhận khí đốt từ Nord Stream 2 không trái đạo đức hơn từ Nord Stream 1. Nó chỉ là một đường ống khác", ông Kubicki nêu rõ.
Ông Kubicki lập luận: "Nếu các kho chứa khí đã đầy, chúng ta có thể đóng cửa Nord Stream 2 lần nữa - và các đường ống khác cũng vậy, khi chúng tôi độc lập với khí đốt của Nga. Nhưng chúng ta hiện vẫn chưa đạt được điều đó".
Nhập khẩu thông qua Nord Stream 1 gần đây đã giảm xuống chỉ còn 20% công suất, một sự sụt giảm mà công ty năng lượng Gazprom của Nga đổ lỗi cho việc chậm trả lại một tuabin khí nhưng các quan chức Đức và EU cho rằng có "động cơ chính trị".
Theo ông Kubicki, việc mở Nord Stream 2 sẽ kiểm tra xem Tổng thống Nga Vladimir Putin có sẵn sàng tăng các chuyến hàng khí đốt đến Đức hay không. Nhà lãnh đạo Nga hồi tháng trước cho biết: "Chúng tôi vẫn có một tuyến đường ống đã sẵn sàng - đó là Nord Stream 2. Chúng tôi có thể đưa nó vào hoạt động".
Một số thành viên FDP đã chỉ trích lời kêu gọi của ông Kubicki. "Nord Stream 2 đã chết", Marie-Agnes Strack Zimmermann, một nhà lập pháp thuộc FDP, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng trong Quốc hội Đức nói.
Trong khi đó, người phát ngôn của lãnh đạo FDP - Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner - gọi đề xuất của ông Kubicki là "sai lầm và vô lý".
Xung đột Ukraine khiến Đức 'xoay 180 độ' về đối ngoại và quốc phòng Trong thời hạn 30 phút, Thủ tướng Olaf Scholz đã đảo ngược chính sách đối ngoại và quốc phòng vốn được Đức theo đuổi và áp dụng trong nhiều thập kỉ qua, tờ Financial Times ngày 28/2 bình luận. Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu trước Quốc hội Đức ngày 27/2. Ảnh: Getty Images Phát biểu trước Quốc hội Đức trong phiên họp...