Đức kéo dài các biện pháp phong tỏa đến ngày 18/4
Các nguồn thạo tin cho biết, tại hội nghị trực tuyến giữa chính quyền liên bang và các bang ngày 22/3, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang đã nhất trí kéo dài các biện pháp phong tỏa hiện nay cho tới ngày 18/4 tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức ngày 18/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, cuộc họp trực tuyến diễn ra căng thẳng, kéo dài và đã phải tạm ngừng để chuyển sang quy mô họp nhỏ hơn. Tuy nhiên, có hai điểm mà hội nghị đã đạt được là kéo dài lệnh phong tỏa tới giữa tháng 4 và giữ nguyên quy định về quy mô được gặp gỡ trong dịp lễ Phục sinh từ ngày 2/4 tới (cho phép 2 gia đình gặp gỡ với tối đa 5 người lớn).
Theo các nguồn thạo tin, cuộc họp đã bị ngừng lại sau khi Thủ tướng Merkel bác đề xuất của thủ hiến 5 bang (gồm Schleswig-Holstein, Mecklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Sachsen-Anhalt và Rheinland-Pfalz) khi những người đứng đầu các bang này muốn người dân trong bang vẫn được hưởng “kỳ nghỉ không tiếp xúc” trong dịp lễ Phục sinh, bất chấp tỷ lệ lây nhiễm ở mức cao. Theo báo Bild, Thủ tướng Merkel đã chuyển sang họp nhóm ở quy mô nhỏ hơn để thảo luận về các biện pháp cứng rắn nhằm ứng phó với sự bùng phát mạnh của các biến thể mới. Những người tham gia cuộc họp nhóm nhỏ ngoài Thủ tướng Merkel còn có Thị trưởng Berlin Michael Mller, Thủ hiến Bayern Markus Sder và Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz.
Video đang HOT
Cuộc họp trên ban đầu được cho sẽ thảo luận về việc nới lỏng phong tỏa, song đã phải chuyển theo hướng siết chặt trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang bùng phát trở lại ở tất cả các bang với sự lây lan mạnh của các biến thể mới, vốn chiếm trên 72% số ca lây nhiễm mới. Theo dự thảo nghị quyết cuộc họp được chuẩn bị trước đó, các biện pháp hạn chế hiện nay sẽ tiếp tục được áp dụng, trong đó các cơ sở văn hóa, giải trí vẫn bị đóng cửa, trong khi các khu vực có chỉ số lây nhiễm cao sẽ phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.
Tại hội nghị gần đây nhất, Thủ tướng Merkel và các thủ hiến bang nhất trí từng bước dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong trường hợp tình hình dịch bệnh thuyên giảm. Trong trường hợp ngược lại, các bang có chỉ số lây nhiễm vượt trên 100/100.000 dân/7 ngày thì sẽ phải “kéo phanh khẩn cấp”. Tính tới tối 22/3, trên cả nước Đức đã có 10/16 bang có chỉ số vượt trên 100, đặc biệt bang Thringen có chỉ số lên tới 209,7. Hiện chỉ số trung bình trong 7 ngày ở Đức là 107,3, mức cao nhất kể từ ngày 26/1.
Liên quan tình hình ngân sách của Đức, đại dịch COVID-19 kéo dài đang khiến nền kinh tế đầu tàu châu Âu đội thêm các khoản nợ mới. Theo số liệu của Bộ Tài chính, Chính phủ liên bang đang có kế hoạch bổ sung khoản nợ mới gần 142 tỷ euro trong năm nay và năm tới. Riêng trong năm 2021, dự thảo ngân sách bổ sung khoản vay thêm là 60,4 tỷ euro và khoản vay ròng trong năm 2020 là 81,5 tỷ euro. Tính tổng từ năm 2020 đến 2022, núi nợ liên bang sẽ tăng khoảng 450 tỷ euro do hậu quả của đại dịch COVID-19. Theo kế hoạch, Quốc hội Đức cũng sẽ đình chỉ phanh nợ năm thứ ba liên tiếp đối với ngân sách năm 2022.
Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz tiếp tục lập kế hoạch với các khoản nợ mới cho đến năm 2025, nhưng trong khuôn khổ của trần nợ, cho phép nợ mới ở mức thấp. Để “hỗ trợ” cho các khoản nợ mới, các khoản dự trữ tiết kiệm sẽ được sử dụng hết vào năm 2023 và 2024. Dự thảo ngân sách cho năm 2022 sẽ được soạn thảo và trình Nội các vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, ngân sách này sẽ chỉ được thông qua với Quốc hội mới sau cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 26/0 tới.
Đức siết chặt kiểm soát biên giới với Pháp
Ngày 28/2, Đức đã đưa vùng Moselle của Pháp giáp biên giới nước này vào danh sách khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi khu vực này phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi.
Cảnh sát Đức được triển khai tại tuyến đường ở Kehl, biên giới Đức - Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đó, nhà chức trách Đức quyết định thực thi quy định nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất nhập cảnh tại khu vực biên giới nói trên. Cụ thể, giao thông công cộng giữa Moselle với các bang Rhineland-Palatinate và Saarland của Đức sẽ phải tạm ngừng, trong khi người điều khiển phương tiện tư nhân đến từ Moselle sẽ phải trình giấy xét nghiệm có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, Clement Beaune đã bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Đức. Theo ông Clement Beaune, phía Pháp đang thảo luận với nhà chức trách Đức về vấn đề này, vì biện pháp trên gần như là đóng cửa biên giới, theo đó sẽ ảnh hưởng đến 16.000 người lao động xuyên biên giới ở Moselle. Ông nhấn mạnh Pháp đang tìm cách giảm nhẹ các biện pháp nhiều nhất có thể.
Do lo ngại nguồn lây lan dịch bệnh ở khu vực biên giới các nước láng giềng, Đức cũng đã siết chặt kiểm soát biên giới với CH Séc và Áo.
Trong khi đó, Pháp - nước lâu nay vẫn phản đối thực hiện lệnh phong tỏa mới - cũng đã bắt đầu siết chặt hạn chế tại một số địa phương như Dunkirk và Nice.
Liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19, phóng viên TTXVN tại Israel cho biết cuối tuần qua, lễ Purim của người Do Thái đã diễn ra với nhiều hoạt động tại khắp các địa phương của nước này. Tuy nhiên, năm nay chính phủ Israel đồng loạt thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tụ tập đông người có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, do đó các hoạt động trong dịp lễ này kém sôi động
Purim là lễ mừng sự kiện giải thoát dân Do Thái gốc Ba Tư khỏi sự truy sát của Haman. Trong ngày lễ này, người Israel tặng nhau thực phẩm, làm việc thiện, hóa trang, tiệc tùng và diễu hành, với những đám đông lên tới hàng chục nghìn người.
Năm nay, Chính phủ Israel đã quyết định áp đặt lệnh giới nghiêm từ 8h30' tối 25/2 đến 5h sáng 28/2. Trong thời gian này, người dân không được rời nhà quá 1 km. Các hoạt động kinh doanh buôn bán tạm dừng, trừ các dịch vụ thiết yếu. Người dân không được phép tụ tập tiệc tùng hoặc đón khách tới nhà. Mức phạt đối với mỗi trường hợp vi phạm là 500 NIS (khoảng 156 USD). Vì vậy, lễ Purim năm nay rất ít người ra đường, kể cả ở các tụ điểm công cộng nơi giới trẻ thường tụ tập, như quảng trường Dizengoff, quảng trường Rabin ở thành phố Tel Aviv.
Bộ trưởng Y tế Israel Yuli Edelstein đã cảnh báo có thể áp đặt các hạn chế tương tự trong lễ hội Passover, dự kiến sẽ rơi vào cuối tháng 3 tới, nếu có nhiều người dân vi phạm trong lễ Purim này. Cảnh báo này được đưa ra trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine cùng với quy định giãn cách xã hội tại Israel đang tạo ra những hiệu quả tích cực trong ngăn chặn dịch COVID-19.
Giải cứu khoảng 150 người di cư ở ngoài khơi Libya Tổ chức từ thiện Sea-Watch của Đức ngày 27/2 thông báo đã giải cứu khoảng 150 người di cư ở vùng biển ngoài khơi Libya trong hai chiến dịch. Người di cư chờ được giải cứu ngoài khơi Libya ngày 9/2/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo thông báo trên mạng xã hội Twitter, tàu cứu hộ Sea-Watch 3 đã cứu được 102 người...