Đức hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các hành động tại Địa Trung Hải
Ngày 13/10, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các hành động gây căng thẳng tại Địa Trung Hải.
Tàu thăm dò Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ di chuyển ngoài khơi phía Tây tỉnh Antalya trên Địa Trung Hải ngày 12/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP của Pháp, phát biểu trước khi bắt đầu chuyến thăm Cyprus và Hy Lạp, Ngoại trưởng Maas yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ duy trì các cuộc đối thoại, đồng thời kêu gọi Ankara không tiếp tục các hoạt động thăm dò khí đốt tại các khu vực có tranh chấp trên Địa Trung Hải.
Ngoại trưởng Đức đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tái triển khai tàu thăm dò Oruc Reis thực hiện khảo sát địa chất tại khu vực Đông Địa Trung Hải – có tranh chấp thăm dò dầu khí và chủ quyền lãnh hải với Hy Lạp.
Trong khi đó, cùng ngày, Hy Lạp tuyên bố sẽ không đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào tàu Oruc Reis vẫn trong vùng thềm lục địa của nước này.
Video đang HOT
Hãng tin Reuters của Anh dẫn phát biểu ngày 13/10 của người phát ngôn Chính phủ Hy Lạp khẳng định nước này sẽ không triển khai các kênh tiếp xúc với Thổ Nhĩ Kỳ nếu tàu Oruc Reis chưa rời khỏi vùng biển nói trên.
Trước đó, tối 11/10, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tàu thăm dò Oruc Reis của nước này sẽ thực hiện khảo sát địa chất tại Đông Địa Trung Hải trong 10 ngày tới. Hai tàu khác, gồm Ataman và Cengiz Han, cùng với tàu thăm dò Oruc Reis sẽ tiếp tục công việc tại khu vực gồm cả đảo Kastellorizo miền Nam của Hy Lạp cho đến ngày 22/10.
Hoạt động tìm kiếm dầu mỏ và khí đốt từ lâu là nguyên nhân châm ngòi căng thẳng giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ – hai nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tàu thăm dò địa chấn Oruc Reis tới vùng biển tranh chấp với Hy Lạp ở Đông Địa Trung Hải đã gây ra nhiều căng thẳng giữa hai nước, thậm chí hai bên tiếp tục leo thang căng thẳng với nhiều hoạt động trên quân sự trên biển. Tháng trước, Ankara đã rút tàu Oruc Reis khỏi vùng biển tranh chấp để mở đường cho các biện pháp ngoại giao trước thềm một hội nghị thượng đỉnh của Liên minh châu Âu (EU).
EU nhất trí trừng phạt Nga vì vụ Navalny
Các nước EU thống nhất đề xuất được Pháp và Đức đưa ra, trong đó kêu gọi trừng phạt Nga vì vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Navalny.
Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất về mặt nguyên tắc với các đề xuất cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm trong vụ đầu độc lãnh đạo đối lập Alexei Navalny, ba nguồn tin ngoại giao giấu tên cho biết sau cuộc họp của EU tại Luxembourg hôm nay.
Tốc độ thúc đẩy lệnh trừng phạt này cho thấy EU đang tỏ ra cứng rắn hơn với Moskva. Tổ chức này từng mất gần một năm để thống nhất những biện pháp cấm vận nhằm vào Nga sau vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal tại Anh hồi năm 2018.
Navalny trong buổi phỏng vấn tại Berlin, Đức, hôm 6/10. Ảnh: Reuters.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói rằng vụ đầu độc Navalny "không thể không có hậu quả". "Pháp và Đức đề xuất áp đặt trừng phạt với một số người khiến chúng tôi chú ý trong vấn đề này", ông nói nhưng không cho biết chi tiết. Một số nhà ngoại giao cho biết các ngoại trưởng EU thống nhất với biện pháp đóng băng tài sản và cấm đi lại với nhiều quan chức Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU).
Bộ Ngoại giao Nga chưa bình luận về thông tin này. Nghị sĩ Nga Vladimir Dzhabarov hôm 12/10 cảnh báo Moskva có thể đáp trả tương xứng với những lệnh trừng phạt của EU, khẳng định "không có bằng chứng rõ ràng phía sau các cáo buộc".
Các biện pháp cấm vận sẽ không được thông qua ngay do giới chức EU cần soạn thảo văn bản pháp lý và chờ phê duyệt bởi chuyên gia tại 27 nước thành viên.
Navalny, lãnh đạo 44 tuổi của đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Berlin để điều trị theo nguyện vọng của gia đình. Bệnh viện Charite ở Berlin hôm 23/9 thông báo Navalny được xuất viện, nói thêm ông này có thể phục hồi hoàn toàn, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá những tác động lâu dài có thể xảy ra.
Anh và Đức tuyên bố Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp sau đó cũng kết luận tương tự. Tuy nhiên, Nga liên tục khẳng định đây là cáo buộc "vô căn cứ".
Tổng thống Putin còn cho rằng Navalny "có thể đã tự đầu độc" trong một âm mưu được lên kế hoạch kỹ lưỡng nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Nga. Ông cũng gọi Navalny là "kẻ gây rối trên Internet từng giả bệnh trong quá khứ".
Berlin cảnh báo Vua Thái không điều hành đất nước từ Đức Berlin cảnh báo Vua Maha Vajiralongkorn không cố gắng điều hành đất nước từ đất Đức, khi biểu tình chống chế độ quân chủ đang diễn ra ở Thái Lan. Thái Lan đang chứng kiến làn sóng biểu tình chống chính phủ với hàng nghìn người đổ ra đường kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Tuy nhiên, Vua Maha Vajiralongkorn lại...