Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine
Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, Đức cũng sẽ tiếp tục thúc giục các nước châu Âu đảm bảo cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine.
Trước đó, sau cuộc họp dự kiến cấp Bộ trưởng Ngoại giao của Hội đồng Ukraine – NATO tại Brussels, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi các đồng minh kiểm tra các hệ thống phòng không trong kho vũ khí và xem xét có thể cung cấp cho Ukraine được không.
Đầu tháng này, quan chức phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cũng tuyên bố Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba gần đây đã đề ghị ông chuyển 7 hệ thống Patriot. Trong cuộc phỏng vấn sau đó, ông Kuleba nói rằng chính sách ngoại giao thân thiện của ông đã không hiệu quả và hiện ông có kế hoạch đề nghị phương Tây cung cấp hệ thống phòng không Patriot theo cách cứng rắn hơn.
Video đang HOT
Cho đến nay, Mỹ, Đức và Hà Lan đã gửi một số bệ phóng Patriot tới Ukraine. Trong khi Kiev tuyên bố rằng các hệ thống nay rất hiệu quả trong chống tên lửa đang lao tới thì Bộ Quốc phòng Nga lại cung cấp bằng chứng cho thấy một số bệ phóng và radar đã bị phá hủy.
Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng, tầm bắn xa nhất từ 70 -160 km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24km.
Đây được coi là một hệ thống phòng không đáng gờm, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và các mối đe dọa khác.
Các nước phương Tây đã liên tục cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022.
Moskva đã liên tục cảnh báo phương Tây không nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, cho rằng điều đó không gì khác ngoài việc leo thang thù địch và kéo dài xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Moskva sẽ coi những đoàn vận chuyển hàng hóa quân sự từ các nước NATO đến Ukraine là mục tiêu hợp pháp của Nga.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh
Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Nga đã thành công trong việc phá hủy một số phương tiện bọc thép của Ukraine. Ảnh: TASS
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 20/3, ba tháng đầu năm 2024 đã chứng kiến tổn thất về vũ khí, trang thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh.
Ukraine đã mất 6 HIMARS (Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao), và 5 bệ phóng tên lửa phòng không Patriot kể từ đầu năm, ông Shoigu nêu rõ.
Nga tuyên bố đã phá hủy các HIMARS trong suốt cuộc xung đột ở Ukraine, bắt đầu vào tháng 2/2022. Đoạn phim trực tuyến hồi đầu tháng này dường như lần đầu tiên xác nhận việc HIMARS của Ukraine bị phá hủy. Theo tài liệu của Lầu Năm Góc, Mỹ đã gửi 39 HIMARS tới Ukraine và cam kết bổ sung thêm tên lửa HIMARS trong gói viện trợ được công bố hồi đầu tháng này.
Ukraine đã ca ngợi hiệu suất của HIMARS và có thái độ tương tự đối với Patriot, vốn được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh của Nga và được coi là "tiêu chuẩn vàng" của hệ thống phòng không. Kiev đã vận động mạnh mẽ để có thêm nhiều hệ thống Patriot, cho đến nay Mỹ đã gửi một khẩu đội và Kiev cũng nhận được một số hệ thống tên lửa này từ các nguồn khác.
Mỗi khẩu đội Patriot có một số bệ phóng chứa và bắn tên lửa. Các thông tin hồi đầu tháng này cho biết một cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã hạ gục hai bệ phóng Patriot trong một đoàn xe Ukraine.
Marina Miron, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ thuộc Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học King's London, nói với tờ Newsweek rằng lực lượng Ukraine đã bố trí các khẩu đội Patriot gần tiền tuyến, nhưng không rõ Nga đã nhắm mục tiêu thành công bao nhiêu bệ phóng.
Kể từ đầu năm 2024, Nga tuyên bố đã phá hủy một loạt thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp và do Ukraine vận hành. Các nhà phân tích phương Tây và các nguồn tin Ukraine cho rằng Nga đã điều chỉnh các kỹ chiến thuật của mình, rút ngắn thời gian giữa việc xác định vị trí các tài sản quan trọng của Ukraine và tấn công thiết bị trước khi Kiev có thể di chuyển các hệ thống như HIMARS đi nơi khác.
Bộ trưởng Shoigu cũng tuyên bố ngày 20/3 rằng Ukraine đã mất 4 xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất, 27 xe chiến đấu bộ binh Bradley và 5 xe tăng Leopard do Đức sản xuất. Lữ đoàn cơ giới số 47 của Ukraine đã sử dụng xe Abrams và Bradley trong các cuộc đụng độ ác liệt xung quanh thành phố Avdiivka ở vùng Donetsk mà Nga đã giành quyền kiểm soát vào giữa tháng 2 vừa qua và trong các trận chiến tiếp theo ở phía Tây khu vực chiến lược này.
Chuyên gia Miron trước đó đã nói với tờ Newsweek rằng những loại xe tăng như Abrams chỉ mới xuất hiện ở tiền tuyến gần đây vì Ukraine đã hạn chế triển khai. Những hạn chế về khả năng ngụy trang các thiết bị quan trọng của Ukraine và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev.
Ông Shoigu thông báo thêm, Nga đã bắn hạ khoảng 420 máy bay không người lái và 67 tên lửa của Ukraine trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào cuối tuần trước, theo hãng thông tấn TASS.
Binh sĩ Ukraine gần hoàn tất chương trình huấn luyện, Mỹ sớm giao tên lửa Patriot cho Kiev 65 binh sĩ Ukraine dự kiến rời khỏi căn cứ ở bang Oklahoma (Mỹ) trong một vài ngày tới để sang châu Âu nhận huấn luyện bổ sung trước khi trở về nước cùng một hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Bệ phóng tên lửa Patriot bên ngoài đồn Fort Sill. Ảnh: AP Mặc dù các quan chức quân sự Mỹ không...