Đức: Đường hầm thời thế chiến 2 thành boongke cho giới siêu giầu
Một dự án cải tạo hệ thống đường hầm từ thời Thế chiến thứ 2 tại Đức thành boongke cao cấp dành cho giới siêu giàu đang gây phẫn nộ trong dư luận, đặc biệt là thân nhân các nạn nhân của chế độ Đức Quốc xã.
Hệ thống đường hầm nằm gần thị trấn Halberstadt, cách Berlin khoảng 200 km về phía tây nam, được xây dựng bởi hơn 7.000 lao động cưỡng bức tại trại tập trung Buchenwald. Trong số này, hơn một nửa đã chết khi tham gia đào mạng lưới ngầm dài 13 km, nơi Đức Quốc xã sử dụng để sản xuất máy bay vào cuối Thế chiến thứ 2.
Doanh nhân Peter Karl Jugl, người mua lại khu vực này vào năm 2019, đang quảng bá một dự án đầy tham vọng nhằm biến nơi đây thành “boongke tư nhân lớn nhất thế giới”.
Theo trang web của dự án, boongke này sẽ bao gồm trường học, bệnh viện, sòng bạc, quán bar, và cả spa cao cấp, phục vụ cho những khách hàng giàu có muốn chuẩn bị cho kịch bản tận thế.
Người mua phải sử dụng loại tiền điện tử có tên “BunkerCoin” để đổi lấy không gian dưới lòng đất, với giá một căn phòng nhỏ lên tới nửa triệu euro.
Ông Jugl cho rằng dự án này nhằm “bảo vệ mạng sống” trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, ông cũng đối mặt với nhiều chỉ trích từ phía gia đình các nạn nhân, các tổ chức tưởng niệm và chính quyền địa phương.
Ông Gero Fedtke, giám đốc khu tưởng niệm trại Langenstein-Zwieberge, nhận định kế hoạch này không tôn trọng di sản lịch sử đau thương gắn liền với các đường hầm.
Video đang HOT
Jean-Louis Bertrand, con trai của một cựu tù nhân chiến tranh Pháp từng bị giam giữ tại khu vực này, gọi dự án là sự xúc phạm đối với ký ức về những người đã thiệt mạng.
Ông khẳng định rằng hệ thống đường hầm là một phần không thể tách rời của lịch sử trại giam gần đó, nơi cha ông từng sống sót qua những năm tháng lao động khổ sai.
Một số ý kiến khác còn cho rằng dự án này chỉ là một mưu đồ nhằm tăng giá bán lại khu vực nhạy cảm cho chính quyền Đức.
Theo nhiều nguồn tin, Jugl đã đề nghị tiểu bang Saxony-Anhalt mua lại các đường hầm với giá tám triệu euro, cao hơn nhiều lần so với mức giá ông từng trả là 1,3 triệu euro.
Trong khi đó, Bộ Văn hóa bang Saxony-Anhalt khẳng định, bất kỳ thay đổi nào về cấu trúc hoặc mục đích sử dụng của các đường hầm đều phải được phê duyệt vì đây là một di tích lịch sử.
Tới nay, chưa có giấy phép xây dựng nào được cấp, và chính quyền bang cũng đang cân nhắc khả năng mua lại khu vực này để bảo tồn.
Trong khi đó, tranh cãi xung quanh dự án vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đối với những người như Bertrand, bảo vệ ký ức về các nạn nhân và di sản lịch sử là nhiệm vụ quan trọng hơn bất kỳ lợi ích kinh doanh nào.
Bên trong những căn hầm trú ẩn của các tỷ phú
Khi thế giới đang rơi vào vòng xoáy bất ổn với thiên tai và căng thẳng địa chính trị thì giới "lắm tiền nhiều của" đã chuẩn bị những căn hầm sâu trong lòng đất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những tai hoạ tiềm ẩn trong tương lai.
Những căn hầm trú ẩn xa hoa là một trong những tài sản mà người giàu trên thế giới muốn sở hữu.
Ảnh: The Hollywood Reporter
Trong một năm tài chính đầy rủi ro, từ tháng 4/2022 đến tháng 4/2023, người Mỹ đã chi số tiền khổng lồ 11 tỷ USD vào thiết bị sinh tồn.
Trong thời kỳ Thế chiến thứ hai, "hầm tận thế" chỉ đơn giản là nơi để con người tránh bom đạn, thảm hoạ. Còn trong thế kỷ 21, các tỉ phú cho xây những căn hầm với đầy đủ hồ bơi, trung tâm spa, hầm rượu và rạp chiếu phim để tiếp tục cuộc sống, "bất chấp" những biến động của thế giới bên ngoài.
Họ đang đổ hàng trăm triệu vào những căn hầm có thể sánh ngang với một khu nghỉ dưỡng sang trọng, những hòn đảo tư nhân. Những "căn hộ sinh tồn" khiến dư luận phải đặt câu hỏi liệu họ đang chuẩn bị cho ngày tận thế hay đang lên kế hoạch cho cuộc sống dưới lòng đất độc nhất thế giới.
Theo tờ Mail on Sunday, Mark Zuckerberg, tỷ phú tự thân trẻ nhất hành tinh và nhà sáng lập nền tảng Facebook nổi tiếng, đã quyết định rằng một chuyến nghỉ dưỡng đơn giản trên đảo Hawaii là quá bình thường, thay vào đó, anh chọn một căn hầm trị giá 100 triệu USD được hoàn thiện với tất cả các tiện nghi trang trí của một khu nghỉ dưỡng sang trọng.
Nội thất tiện nghi là những điều không thể thiếu trong những căn hầm này.
Trong khi nhiều tỷ phú tuyên bố lợi ích của họ là giải cứu thế giới, thậm chí còn tranh cãi về việc ai là người rộng lượng hơn, nhiều chuyên gia cho rằng mục tiêu cuối cùng của giới siêu giàu là tự bảo vệ mình.
Chẳng hạn, công ty Rising S có trụ sở tại Texas bán các hầm trú ẩn với phương châm: "Chúng tôi không bán nỗi sợ hãi. Chúng tôi cung cấp sự chuẩn bị". Công ty cung cấp hầm với giá khởi điểm là 40.000 USD.
Trong đó, hầm trú ẩn sang trọng nhất của công ty, được gọi là dòng "Quý tộc" trị giá 9,6 triệu USD. Hầm trú ẩn quý tộc này đi kèm với sân chơi bowling riêng, hồ bơi, cửa "chống đạn" và nhà để xe rộng rãi. Hầm trú ẩn đắt nhất của công ty có giá khoảng 14 triệu USD.
Mặc dù vậy, công ty cho biết thường điều chỉnh nơi trú ẩn phù hợp với mong muốn của khách hàng sang trọng. Ngoài ra, họ đã xây dựng bất cứ thứ gì từ phòng điều hành đến chuồng ngựa, trường bắn, sân bóng rổ vào khu trú ẩn. Các hầm trú ẩn của Rising S cũng có thể có nhiều phòng phụ, nhằm chuẩn bị cho những vị khách vào nhà chơi.
Ngoài việc bảo vệ khách hàng, các nhà sản xuất hầm trú ẩn hứa rằng khách sẽ có cuộc sống bình thường nhất có thể. Ảnh: New York Times
Hay một trong những hầm trú ẩn của công ty Vivos (trụ sở ở California) tên là Europa One nằm ở Đức, cung cấp cho các gia đình với diện tích sinh sống hơn 230 mét vuông.
Địa điểm này còn có một rạp chiếu phim, khu vườn, hồ bơi. cùng các toà nhà bảo vệ bao quanh khuôn viên để đảm bảo an ninh.
Chia sẻ với Insider, Vivos cho biết các hầm trú ẩn của họ được thiết kế để cho phép cư dân hoạt động trong tối thiểu một năm mà không cần phải quay trở lại thế giới bên ngoài.
Tuy nhiên, công ty này cho biết khách hàng của họ không thuộc "1% giới thượng lưu", mà là tầng lớp trung lưu, được giáo dục tốt với nhận thức sâu sắc về các sự kiện toàn cầu hiện tại.
Công ty đưa ra mức giá bắt đầu từ 35.000 USD mỗi người với "chiết khấu đáng kể" có sẵn cho các cá nhân có kỹ năng sinh tồn quan trọng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các hầm trú ẩn của tỷ phú, cho dù trên đất liền, trên biển hay thậm chí là hành tinh khác, tốt nhất chỉ là giải pháp tạm thời bởi xác suất hầm trú ẩn "thực sự bảo vệ những người cư ngụ khỏi thực tế là rất ít".
Quá khứ vẫn chưa ngủ yên Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này. Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đã làm việc ấy theo cách "không ngoại giao nhất", nhưng lại có được...