Đức đóng góp hơn 6 triệu USD vào quỹ chống Covid-19 của ASEAN
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Niels Annen ngày 14/12 thông báo nước này sẽ đóng góp 5 triệu euro (khoảng 6,08 triệu USD) vào Quỹ Ứng phó Covid-19 của ASEAN.
Đại sứ quán Đức tại Việt Nam nhấn mạnh các nước cần nỗ lực cùng nhau để chống lại đại dịch Covid-19, cũng như những tác động của dịch bệnh, một cách hiệu quả.
“Quan hệ hợp tác với ASEAN là một thành phần cơ bản trong Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Đức”, thông cáo của đại sứ quán Đức tại Việt Nam nhấn mạnh.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Niels Annen thông báo về khoản đóng góp vào Quỹ Ứng phó Covid-19 của ASEAN. Ảnh: ĐSQ Đức tại Việt Nam .
Quỹ Ứng phó Covid-19 của ASEAN được những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước ASEAN thành lập ngày 26/6 tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36, dưới sự chủ trì của Việt Nam.
Tính đến tháng 11, Việt Nam – nước chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 37 – thông báo quỹ nhận được 10 triệu USD. Trong đó, mỗi nước New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ đóng góp 1 triệu USD.
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố Việt Nam sẽ đóng góp 100.000 USD vào Quỹ Ứng phó Covid-19, cam kết đóng góp thiết bị vật tư y tế trị giá 5 triệu USD vào kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực
COVID-19 không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Sáng 12/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 (HNCC ASEAN-37) và các Hội nghị Cấp cao liên quan chính thức khai mạc theo hình thức trực tuyến.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự lễ khai mạc và phát biểu chào mừng Hội nghị. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc, chủ trì hội nghị.
Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, do dịch COVID-19, các nhà lãnh đạo không có dịp gặp trực tiếp trong năm qua, nhưng trên các nền tảng kỹ thuật số hiện đại, các nhà lãnh đạo vẫn duy trì trao đổi và hợp tác, rút ngắn khoảng cách địa lý và không gian vật chất giữa các quốc gia.
"Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng, dịch bệnh COVID-19 đã không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng ta vui mừng thấy hợp tác trên 3 trụ cột vẫn được triển khai tích cực, đúng tiến độ qua kết quả đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Trăn trở với nỗi đau của người dân, đau đáu với nhu cầu khôi phục để vượt qua giai đoạn cam go này, Thủ tướng cho biết, Chính phủ các nước ASEAN đã đoàn kết cùng hành động ngay từ những ngày đầu.
Cụ thể, từ giữa tháng 2/2020, Chủ tịch ASEAN đã ra Tuyên bố về Ứng phó chung của ASEAN trước bùng phát dịch bệnh COVID-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị.
Giữa tháng 4/2020, khi dịch COVID-19 mới bùng phát, trên tinh thần "Gắn kết và Chủ động thích ứng" , đã diễn ra phiên họp Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN 3 về ứng phó với dịch COVID-19, lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác đã có những cam kết mạnh mẽ, tiếp đó tới Cấp cao ASEAN-36, họp tháng 6/2020, các quốc gia thành viên ASEAN đã triển khai hành động mạnh mẽ ở cả cấp quốc gia và khu vực.
Quỹ ứng phó COVID-19 của ASEAN công bố tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 nhận được cam kết ủng hộ tới 10 triệu USD, sẵn sàng hỗ trợ nhu cầu chống dịch của các quốc gia.
"Tại Cấp cao ASEAN 37 lần này, chúng ta sẽ lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp của ASEAN và thông qua Khung chiến lược ASEAN về ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp của ASEAN. Với hỗ trợ của Nhật Bản, ASEAN thống nhất sẽ thành lập Trung tâm khu vực ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh. Đây là những kết quả hợp tác thiết thực, có ý nghĩa nâng cao năng lực chung ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và nguy cơ dịch bệnh trong tương lai", Thủ tướng tuyên bố.
Mở lại lối đi chung cho công dân ASEAN
Nêu rõ việc ASEAN đang trải qua những thời khắc vô cùng khó khăn khi cuộc sống và sinh mạng người dân bị đe dọa bởi COVID-19, đời sống kinh tế - xã hội bị đảo lộn, chất chồng thêm bởi thiên tai, bão lũ, hạn hán gay gắt..., Thủ tướng nhấn mạnh, nhu cầu cần thiết nâng cao năng lực thể chế và khả năng vận hành hiệu quả của bộ máy ASEAN để thích ứng với các yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh thành công trong quá trình triển khai ba trụ cột Cộng đồng ASEAN.
Rà soát triển khai Hiến chương ASEAN là rất cần thiết và tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 37, các nhà lãnh đạo sẽ cho ý kiến chỉ đạo về nhiệm vụ quan trọng này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết, thực hiện nhiệm vụ kép vừa chống dịch, vừa thúc đẩy phục hồi, ASEAN sẽ chính thức thông qua tại hội nghị lần này Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai cụ thể cho cả 3 trụ cột. Các kế hoạch duy trì ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng, đẩy mạnh kết nối và khôi phục giao thương trong khu vực đang được khẩn trương thúc đẩy. Hình thành khuôn khổ đi lại an toàn cho doanh nhân, nhà đầu tư trong bối cảnh COVID-19. Trước mắt, chúng ta có thể xem xét mở lại lối đi chung cho công dân ASEAN tại các cửa khẩu.
Thủ tướng cũng nhận định, trong 75 năm qua, với vai trò thúc đẩy của Liên Hợp Quốc thông qua các Tuyên bố và Nghị quyết quan trọng, thế giới và khu vực chúng ta đạt những tiến bộ đáng khích lệ trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Vì thế, nhân dịp này, ASEAN lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo nữ ASEAN để đại diện lãnh đạo nữ từ các nước trực tiếp lên tiếng về vai trò của phụ nữ thúc đẩy phát triển bền vững trong thế giới hậu COVID-19.
"Đoàn kết và tự cường, ASEAN sẽ vững vàng vượt lên các thách thức, hướng tới cuộc sống ấm no, thịnh vượng cho hơn 600 triệu người dân, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng.
Không bị cuốn vào các dòng xoáy biến động, góp phần tái định hình thế giới Nhận thức được lợi thế và nguy cơ đặt ra với khu vực, ASEAN trên tinh thần tự cường, đã tỉnh táo và kiên định tiếp cận cân bằng và hài hòa, giữ vững vai trò trung tâm, không bị chao đảo, cuốn vào các dòng xoáy biến động thế giới và khu vực. Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn...