Đức đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa, thực phẩm
Cuộc xung đột ở Ukraine đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng ở Đức, khiến giá cả tăng vọt, thậm chí một số mặt hàng thực phẩm và đồ uống còn thiếu hụt.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, với mức lạm phát tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 40 năm qua – 7,3% trong tháng 3/2022, cuộc xung đột ở Ukraine đang tiếp tục tác động trực tiếp đến giá cả cũng như nguồn cung các sản phẩm trên kệ tại nhiều siêu thị ở Đức.
Bia, đồ uống yêu thích của người dân Đức cũng đang trở nên đắt đỏ hơn. Theo Focus Online, lúa mì, lúa mạch, thủy tinh, nhãn và kim loại làm nắp chai đang thiếu hụt. Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất bia Đức Holger Eichele cho biết chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao đang buộc các nhà sản xuất bia phải tăng giá. Tuy nhiên, theo hiệp hội trên, khó có thể xảy ra tình trạng khủng hoảng, do Đức có hơn 1.500 nhà máy bia.
Trong khi đó, Công ty Thông tin thị trường Nông nghiệp (AMI) cho biết dầu hướng dương, một loại thực phẩm đặc biệt phổ biến ở Đức, chiếm tới hơn 30% số lượng chai được bán ở nước này đang ngày càng khan hiếm. Kể từ khi xung đột nổ ra, nguồn cung bị đình trệ và giá trên thị trường thế giới đã tăng gấp đôi. Mặc dù các siêu thị và nhà hàng đang chuyển sang các loại dầu thay thế, nhưng việc Nga cấm xuất khẩu đối với hạt hướng dương và hạt cải dầu đến cuối tháng 8, dự báo các loại dầu khác cũng sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang, giá bánh mì trong tháng 2/2022 đã cao hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Hiệp hội Ngũ cốc và bột xay xát (VGMS) cho biết cuộc xung đột ở Ukraine cũng đang tác động lớn đến các nhà sản xuất mì ống ở Đức. Chi phí năng lượng, nguyên liệu thô, đóng gói và hậu cần gia tăng khiến các nhà sản xuất phải tăng giá.
Giá điện cao, cũng như chi phí nhiên liệu cho thức ăn và vận chuyển gia súc ngày càng tăng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp chăn nuôi, khiến giá thịt tăng trong vài tháng qua ở Đức.
Video đang HOT
Đúng vào dịp lễ Phục sinh, nhiều nhà bán lẻ trên cả nước đang tăng giá trứng. Điều này một phần là do thức ăn cho gà thường chứa ngô hoặc lúa mì từ Ukraine, đang có nguồn cung thiếu hụt và một phần do chi phí vận chuyển tăng. Tính đến tháng 2/2022, trứng đắt hơn gần 20% so với một năm trước. Trong khi chi phí của các sản phẩm từ sữa như sữa, bơ và pho mát cũng tăng trong một thời gian.
Giá nhiên liệu của Đức đang ở mức cao nhất ở châu Âu. Số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang cho thấy Đức có giá nhiên liệu cao nhất ở châu Âu. Kể từ ngày 4/4, giá dầu diesel là 2,06 euro/lít ở Đức, trong khi xăng E5 cũng có giá 2,06 euro/lít. Đức cũng là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất trong Liên minh châu Âu (EU) về giá nhiên liệu, chỉ sau Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch. Trong khi quốc gia láng giềng có giá xăng E5 rẻ nhất là Ba Lan, nơi một lít có giá 1,42 euro.
Vườn nông sản ban công cấp rau củ cho dân Trung Quốc trong cảnh phong tỏa
Các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở Trung Quốc trong đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người nhận ra một thực tế phũ phàng: an ninh lương thực không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Một số người dân không còn lo lắng về việc thiếu rau trong cảnh phong tỏa. Ảnh: Zhong Liu
Đối với một bộ phận nhỏ người dân Trung Quốc, những người đã và đang trải qua cảnh phong tỏa nhiều tháng liền vì đại dịch, họ đã biến ban công nơi ở thành một vườn nông sản chất lượng, vừa để có nguồn thực phẩm cần thiết vừa để cải thiện sức khỏe tinh thần của chính bản thân.
Cô Shi Huanglei (39 tuổi) là một nhân viên y tế sống cùng chồng và con gái 11 tuổi ở Thượng Hải. Cô cho biết khu vườn trồng ngoài ban công chung cư đã giúp họ có được những thực phẩm bổ dưỡng như cà chua, rau diếp và dâu tây. Cô cũng đã trồng thêm rau mùi và húng quế để món ăn thêm nhiều hương vị thơm ngon hơn.
Niềm yêu thích với một khu vườn ngoài ban công của Shi bắt đầu trở thành hiện thực vào năm 2019 khi cô gieo những hạt giống cà chua đầu tiên mà không nghĩ ngợi quá nhiều. Kể từ đó, cây trồng ra hoa kết trái và khiến nữ nhân viên y tế mê mẩn.
"Đó là lúc tôi cảm thấy thích thú với công việc vườn tược và tôi bắt đầu đọc sách, tìm kiếm thông tin trên mạng", cô Shi bày tỏ.
Con gái cô, Wenwen cũng giúp Shi chăm cây và tham gia đọc sách học thêm tri thức.
"Trước đó, con gái tôi không hề biết rau củ, hoa quả lớn lên như thế nào, nhưng giờ con bé có thể viết về những kinh nghiệm trồng cây trong các bài viết luận ở trường", cô Shi cho hay.
Trong bối cảnh thành phố Thượng Hải vẫn đang vật lộn đối phó với làn sóng dịch bệnh mới do biến thể Omicron gây ra, là một nhân viên y tế, Shi được huy động lên mặt trận tiền tuyến và phải làm 10 tiếng mỗi ngày kể từ 28/3.
Mặc dù lịch làm việc căng thẳng song Shi vẫn có thời gian chăm cây. Cô cho biết khoảng thời gian chăm cây giúp cô lấy lại được tinh thần, giảm căng thẳng trong đại dịch. "Nhìn chúng phát triển giúp tâm trí tôi được bình yên trở lại. Mặc dù những cây rau củ này không đủ để chúng tôi ăn nhưng chúng vẫn giúp gia đình tôi cảm thấy an tâm".
Tại Thâm Quyến, nữ thiết kế đồ họa 32 tuổi Zhong Liu cũng có cùng sở thích trồng cây với Shi. Ngay khi phải ngồi nhà vì lệnh phong tỏa và biết hàng rau sẽ bán hết sạch, Zhong Liu cảm thấy không cần vội vã ra ngoài mua đồ tích trữ.
"Tôi không lo lắng vì tôi biết rõ mình có cả một ban công trồng toàn rau", Zhong tự hào về vườn ban công rộng 6m2. Ban công của Zhong đủ các loại rau củ trái cây, thậm chí có cả những cây ăn quả khó trồng như đào, mận, nho cũng đều có quả.
Zhong bắt đầu biến ban công nhà mình thành một khu vườn nông sản từ Tết nguyên đán 2020, thời điểm virus SARS-CoV-2 bắt đầu xuất hiện tại Vũ Hán. "Thành phố bị phong tỏa vì một người nào đó thoát khỏi Vũ Hán và tới Thâm Quyến mang theo virus SARS-CoV-2", Zhong chia sẻ.
Vào thời điểm đó, mối quan tâm chính của nữ họa sĩ là không mua được rau củ. Để không phải lúc nào cũng bất an, Zhong bắt đầu trồng rau, từ rau cải bó xôi và tép tỏi cô mua ngoài chợ.
"Tôi nhận ra rằng trồng rau hữu ích và dễ dàng hơn nhiều. Đặc biệt điều đó khiến tôi cảm thấy an toàn", Zhong nói.
Giống như hầu hết những người làm vườn khác, cô phải học hỏi để ngăn chặn sâu bệnh hại cây trồng. Zhong lắp cửa sổ để tránh bọ và côn trùng bay vào làm hỏng cây. Cô còn thay đất màu mỡ hơn, chịu được nhiệt độ cao hơn.
Chồng của Zhong còn giúp cô lắp đặt hệ thống đèn, được bật 9 tiếng mỗi ngày để bù cho nhược điểm thiếu ánh sáng Mặt Trời trên ban công hướng Bắc. Anh cũng tạo ra một "hệ thống cộng sinh giữa cá và thực vật", có thể tưới cây tự động bằng cách sử dụng nước trong bể cá.
Cũng giống như Shi, Zhong cho biết khu vườn ban công còn như một liều thuốc giảm căng thẳng, là nơi giải tỏa lo lắng và tận hưởng khung cảnh bình dị.
"Vào mùa hè, tôi kiếm một chiếc ghế dài cạnh ban công và ngủ trưa ở đó. Thật thoải mái khi gió thổi qua cửa sổ đang mở", Zhong chia sẻ.
Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ lên mức kỉ lục 61% do giá năng lượng, lương thực tăng vọt Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lên mức cao kỉ lục trong vòng 20 năm qua, khi giá năng lượng, lương thực tăng vọt, làm trầm trọng thêm những thách thức kinh tế đối với chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Giá lương thực, chiếm khoảng 25% trong rổ hàng hóa tính lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng...