Đức: Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch
Những tác động từ xung đột tại Ukraine có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch của Đức, dù nước này tái kết nối các nhà máy điện sử dụng than để bù lại sự sụt giảm nguồn cung năng lượng từ Nga.
Những tấm pin năng lượng mặt trời “hyCleaner” được giới thiệu tại hội chợ năng lượng ở Munich, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chính phủ Đức đang thúc đẩy việc chuyển đổi sang năng lượng thay thế, đặt mục tiêu đưa nguồn năng lượng mới lên đóng góp 80% sản lượng điện vào năm 2030.
Theo nghiên cứu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade, Đức đặt mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng sạch trong trung hạn, thậm chí vượt mức cần để đạt các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2035.
Nghiên cứu cho thấy hoạt động sản xuất điện từ than gia tăng, sau khi được Chính phủ Đức phê chuẩn vào đầu tháng này, sẽ không làm tăng lượng khí thải CO2 ở Liên minh châu Âu (EU), do những hạn chế được đặt ra trong hệ thống giao dịch khí thải của khối.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu, than sẽ không thể trở thành sự thay thế lâu dài cho khí đốt của Nga, do giá giao dịch khí thải ở EU cao.
Theo tác giả của nghiên cứu, ông Markus Zimmer, các thủ tục lập kế hoạch và phê chuẩn về năng lượng tái tạo phải được đơn giản hóa và đẩy nhanh để đáp ứng các mục tiêu của Chính phủ Đức.
Nghiên cứu đưa ra ước tính Đức phải đầu tư hàng năm khoảng 28 tỷ euro (28,1 tỷ USD) cho đến năm 2035 để đạt các mục tiêu tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo và lĩnh vực này cần khoảng 440.000 lao động trong giai đoạn 2022-2035.
G20 tìm cách giải quyết các thách thức toàn cầu
Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào ngày 7 - 8/7 tới tại đảo Bali của Indonesia sẽ tìm cách giải quyết một loạt thách thức mà cả thế giới đang phải đối mặt.
Dù rằng nguy cơ đối đầu Nga - phương Tây phủ bóng đen lên hội nghị, nhưng những nỗ lực của nước chủ nhà Indonesia làm dấy lên hy vọng diễn đàn này sẽ mở ra bước tiến trong giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện nay, đặc biệt là cuộc xung đột tại Ukraine.
Với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn", Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm 2022 nhằm mục đích tăng cường hợp tác thông qua đối thoại để hồi sinh chủ nghĩa đa phương trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu. Suy thoái kinh tế toàn cầu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng được cho sẽ là các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp tại Bali. Hội nghị cũng là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11 tới cũng tại hòn đảo du lịch này của Indonesia.
Trong một phát biểu ngày 30/6, bà Dian Triansyah Djani, đồng Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao G20, cho biết hội nghị sẽ không ra văn bản hoặc thông cáo chính thức, nhưng những vấn đề được đưa ra thảo luận sẽ giúp tăng cường hợp tác cụ thể giữa các quốc gia trong tương lai. Bà cho biết trong khuôn khổ hội nghị sẽ diễn ra nhiều cuộc gặp song phương và bên lề.
Nhờ nỗ lực tham vấn và kết nối tích cực của nước chủ nhà Indonesia, tất cả các thành viên G20 đều xác nhận cử ngoại trưởng tham dự hội nghị lần này. Theo các nhà phân tích, việc quy tụ được đại diện của tất cả các nước thành viên giữa những lời kêu gọi, sức ép đòi tẩy chay và loại Nga ra khỏi G20 đã là một thành công đáng kể của Indonesia cho đến thời điểm này, với tư cách người cầm lái nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm nay.
Trong một tuyên bố ngày 1/7, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đánh giá cao cam kết tham dự của những người đồng cấp, cho rằng điều này sẽ làm tăng sự lạc quan rằng các nhà lãnh đạo G20 có thể thể hiện vai trò của mình trong việc kiến tạo hòa bình thế giới. Bà Retno nhấn mạnh: "Tình hình thế giới đang thực sự rất khó khăn, chúng ta cần hợp tác để thực hiện các cam kết vì hòa bình và nhân loại. Thế giới đang chờ đợi các nhà lãnh đạo G20 thể hiện vai trò lãnh đạo vì hòa bình, nhân loại và thịnh vượng".
Với tư cách là Chủ tịch G20 năm 2022, Indonesia cũng mời Ukraine tham dự. Dù chưa rõ đại diện Kiev sẽ tham dự trực tiếp hay trực tuyến, nhưng như vậy hội nghị lần này đánh dấu lần đầu tiên người đứng đầu ngành ngoại giao Nga và Ukraine cùng có mặt tại một diễn đàn quan trọng kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua. Do đó, những phản ứng tại phiên phát biểu của Ngoại trưởng Nga và Ukraine, khả năng xảy ra đấu khẩu căng thẳng giữa đại diện phương Tây và Moskva sẽ là những điều dư luận quan tâm hiện nay.
Hội nghị có thể không đạt kết quả cụ thể, nhưng cách tiếp cận cân bằng của Jakarta đã làm hài lòng cả những nước ủng hộ sự tham gia của Nga trong G20 cũng như các nước phương Tây khi tạo cơ hội để Moskva và Kiev bày tỏ ý kiến tại diễn đàn này. Trước cuộc gặp tại Bali, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Đức và đến thăm cả Kiev và Moskva để gặp gỡ lãnh đạo cao nhất của hai nước. Trong khi sứ mệnh trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine chưa mang lại đột phá, kết quả chuyến công du châu Âu của nhà lãnh đạo quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á có thể tạo tiền đề giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu hiện nay. Trước lời kêu gọi của Indonesia, G7 đã nhất trí không áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các mặt hàng ngũ cốc và phân bón của Nga. Đặc biệt, Tổng thống Widodo cũng nhận được sự đảm bảo an ninh của người đồng cấp Nga Vladimir Putin đối với nguồn cung thực phẩm và phân bón từ cả Ukraine và Nga.
Chuyến thăm con thoi cả Ukraine và Nga của Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong các ngày 29 và 30/6 có lẽ là động thái ngoại giao đáng chú ý nhất cho đến nay của một nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á trong cuộc xung đột Ukraine - Nga. Trước thềm chuyến thăm, Ngoại trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh rằng Tổng thống Widodo đã quyết định "nỗ lực đóng góp vào việc giải quyết xung đột hơn là im lặng". Bản thân Tổng thống Widodo cũng cho biết nhiệm vụ của ông là đề nghị cả hai nhà lãnh đạo "mở cửa cho một cuộc đối thoại vì hòa bình".
Dự kiến bên lề hội nghị ngoại trưởng G20, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị sẽ có cuộc gặp nhằm thảo luận về các biện pháp giảm căng thẳng và tăng cường hợp tác. Cụ thể, hai quan chức ngoại giao sẽ gặp gỡ để tìm ra những "phương án có trách nhiệm" nhằm giảm căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như chống biến đổi khí hậu, chống ma túy xuyên quốc gia và an ninh sức khỏe toàn cầu cũng được thảo luận. Về phía Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này cho biết, ông Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ sẽ "trao đổi quan điểm về tình trạng quan hệ Mỹ-Trung, cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực". Phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á, ông Daniel Kritenbrink bảy tỏ "hy vọng tại cuộc gặp, hai bên sẽ có thể trao đổi về các biện pháp nhằm bảo đảm rằng cạnh tranh Mỹ-Trung không dẫn đến sai lầm hay đối đầu. Mỹ cũng sẽ cam kết tiếp tục tìm hiểu các lĩnh vực có tiềm năng hợp tác".
Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc gặp giữa ngoại trưởng 3 nước tại Bali. Nội dung chính trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm 3 bên này được cho sẽ là các vấn đề liên quan tới Triều Tiên. Nếu diễn ra, đây sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cùng người đồng cấp Mỹ Blinken và ông Park Jin, người vừa nhậm chức Ngoại trưởng Hàn Quốc hồi tháng 5 vừa qua trong chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol.
Đức sẽ chấm dứt nhập khẩu dầu Nga từ cuối năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Thủ tướng nước này Olaf Scholz ngày 31/5 tuyên bố Đức và Ba Lan muốn chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào cuối năm nay, bất chấp các ngoại lệ liên quan lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga mà Liên minh châu Âu (EU) vừa đưa ra. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN Phát...