Đức đầu tư hàng trăm triệu USD xây đường cao tốc dành riêng cho xe đạp
Đức dự tính xây dựng gần 100 km đường cao tốc dành riêng cho xe đạp, kết nối 10 thành phố phía Tây.
Khởi đầu với 4,8 km thử nghiệm vào năm 2016, Chính phủ Đức hiện bắt tay vào dự án xây dựng đường cao tốc xe đạp dài gần 100 km kết nối 10 thành phố phía tây Đức bao gồm Frankfurt, Muchen, Berlin. Tính đến 2017, đã có khoảng 1.200 người sử dụng tuyến đường này mỗi ngày.
Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2020, theo German-way.
Khoảng cách giữa các thành phố Đức không vượt quá 10 dặm (16 km), nên thực sự lý tưởng khi người dân di chuyển bằng xe đạp trên cao tốc. Theo Climate Action, xunh quanh tuyến đường khoảng 2 km có có 1,6 triệu người sinh sống, trong đó có 150.000 sinh viên và 430.000 người lao động. Tuyến đường được thiết kế chạy qua hầu hết các trường đại học của những thành phố này với mục đích để sinh viên hướng tới cuộc sống thân thiện với môi trường hơn.
Theo các chuyên gia quy hoạch của nhóm phát triển khu vực RVR, khi con đường hoàn thành dự kiến sẽ giảm được 50.000 xe ô tô ra đường mỗi ngày, tương đương 16.000 tấn phát thải carbon. Theo dự kiến, những đoạn đường cao tốc này sẽ được xây dựng quanh khu vực bỏ hoang của vùng công nghiệp Ruhr. Chuyên gia quy hoạch cho biết mỗi km đường cao tốc sẽ cung cấp thêm lựa chọn di chuyển mỗi ngày cho gần 1 triệu người Đức.
Đường dành cho xe đạp và đường dành cho người đi bộ song song, tách biệt hoàn toàn với làn xe cơ giới. Đường được thiết kế với chiều rộng gần 4 m bao gồm cả những đoạn hầm chui và được dọn tuyết trong mùa đông.
Vấn đề chính của giải pháp cao tốc xe đạp này là chi phí xây dựng cao từ 400.000 đến 1,7 triệu bảng/km, khiến dự án của Đức có giá khoảng 152 triệu bảng (gần 200 triệu USD). Ở Đức, chính quyền thành phố và liên bang chịu trách nhiệm cho các công trình, vì vậy các nguồn tài chính khác phải được huy động. Dự án có hơn một nửa chi phí được quỹ hỗ trợ của liên minh châu Âu cung cấp, bên cạnh đó các tập đoàn tư nhân cũng sẵn sàng đầu tư.
Đức không phải là quốc gia đầu tiên xây dựng đường cao tốc xe đạp. Đường cao tốc xe đạp đầu tiên trên thế giới được xây dựng từ năm 1900 ở California, Mỹ nhưng không thành công lâu dài.
Đan Mạch và Hà Lan là hai quốc gia có đường cao tốc xe đạp thành công nhất hiện nay. Hà Lan bắt đầu xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp 23 năm trước và vẫn tiếp tục mở rộng, trong khi Đan Mạch tập trung phát triển đường dành cho xe đạp ở Copenhagen. Na Uy cũng có dự án đường xe đạp kết nối 9 thành phố.
Video đang HOT
Đường cao tốc xe đạp ở Đức. (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Đường cao tốc xe đạp ở Hà Lan. (Ảnh chụp từ video của City Lab)
Đường cao tốc xe đạp ở thành phố Almelo, Hà Lan. (Ảnh: Wordpress)
Hà Lan sở hữu nhiều thành phố thân thiện với xe đạp. (Ảnh: TreeHugger)
Cao tốc xe đạp ở Đan Mạch, cách 1,7 km lại có một trạm bơm hơi. (Ảnh: Cycling Embassy of Denmark)
Đường cao tốc xe đạp được cho là sẽ thu hút nhiều người đi xe đạp hơn. (Ảnh: Cycling Embassy of Denmark)
Đường “con rắn” cho xe đạp tại Copenhagen, Đan Mạch. (Ảnh: We Love Cycling)
(Tổng hợp)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Quốc gia có "đường cao tốc" nhỏ nhất thế giới, chỉ rộng 1 mét
Một doanh nhân tên Stefan Mandachi, 33 tuổi, đã bỏ tiền xây "đường cao tốc" nhỏ nhất để chỉ trích sự bất lực của chính phủ trong việc mở rộng mạng lưới đường cao tốc.
Một doanh nhân Romania đã bỏ tiền xây đường cao tốc "nhỏ nhất thế giới".
Theo Mirror, Mandachi chỉ trích rằng Romania chỉ có 800km đường cao tốc, dù diện tích đất nước lớn bằng nước Anh. Doanh nhân này đã bỏ ra 5.000 USD để xây đường "cao tốc" nhỏ nhất thế giới, rộng chỉ một mét. Không rõ "con đường" này dài bao nhiêu.
Bên cạnh "đường cao tốc" siêu nhỏ là những ô tô bỏ hoang, để nhấn mạnh rằng ở Romania hiện nay rất thiếu mạng lưới đường cao tốc.
Mandach đến từ khu vực Moldavia, nói anh hi vọng nỗ lực này sẽ mang đến hiệu quả. "Chúng ta cần phải đấu tranh. Vậy nên tôi có ý tưởng xây đường cao tốc này".
Doanh nhân này nói hành động của mình nhằm phản ánh tình trạng thiếu mạng lưới đường cao tốc ở Romania.
Chủ khách sạn nói: "Chúng ta là khu vực duy nhất ở Romania không có đường cao tốc, dù chỉ một mét, nên tôi xây đường rộng một mét để làm ví dụ".
Các hoạt động kinh doanh, thương mại ở Moldavia không phát triển vì hệ thống đường giao thông khá tồi tệ, theo Mirror.
Ionut Ciurea, người đứng đầu tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng Romania nói, 2% GDP của đất nước bị sụt giảm vì mạng lưới đường giao thông hạn chế.
Theo Danviet
Thái Lan tố cáo các nước phương Tây can thiệp nội bộ Bộ Ngoại giao Thái Lan ngày 11/4 đã mạnh mẽ lên án hành động của đại sứ những nước phương Tây. Cử đại diện đến chứng kiến việc thủ lĩnh đảng Tương lai mới Thanathorn Juangroongruangkit trình diện trước cảnh sát, cáo buộc họ là can thiệp vào các công việc nội bộ của Thái Lan và chứng tỏ sự thiên vị. Một...