Đức đạt mức tiêm chủng kỷ lục trên 1 triệu mũi trong ngày
Bộ Y tế Liên bang Đức ngày 29/4 cho biết nước này lần đầu tiên đạt mức tiêm chủng cao kỷ lục khi tiến hành tiêm chủng được trên 1% dân số chỉ trong một ngày.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Schwelm, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trên trang Twitter, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn thông báo nước này đã đạt mức tiêm chủng gần 1,1 triệu liều trong tổng dân số trên 83 triệu người và hiện 25,9% dân số, tương ứng với hơn 21,5 triệu người, đã được tiêm ít nhất 1 mũi.
Trong khi đó, theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), tỷ lệ người được tiêm chủng đầy đủ đạt gần 7,5%, tương ứng với trên 6,2 triệu dân. Bang Saarland có tỷ lệ tiêm chủng mũi thứ nhất ở mức cao nhất, với 28,7%, trong khi bang Brandenburg với 23,4% đạt tỷ lệ thấp nhất. Tuy nhiên, Chủ tịch RKI Lothar Wieler thông báo tới nay, Đức mới đạt tỷ lệ tiêm chủng cho hơn 66% tổng số người trên 80 tuổi ở nước này, trong khi với nhóm người trên 70 tuổi mới đạt chủng ngừa cho khoảng 30%.
Video đang HOT
Hiện Chính phủ Đức đang soạn các quy định đảm bảo một số thuận lợi cho những người đã tiêm chủng đầy đủ và quy định này có thể được đưa ra thảo luận ở cả Quốc hội và Hội đồng Liên bang vào cuối tháng 5 tới. Theo Bộ trưởng Spahn, nghiên cứu cho thấy nguy cơ lây nhiễm ở những người đã tiêm đủ thấp hơn nhiều so với những người có xét nghiệm âm tính, do vậy, có thể nới lỏng một số quy định như việc cách ly, với các trường hợp đã tiêm đủ. Trong khi đó, từ tuần tới, bang Bayern sẽ có quy định ứng xử bình đẳng giữa những người đã khỏi bệnh với những người được tiêm đẩy đủ và những người có kết quả xét nghiệm âm tính. Theo đó, các trường hợp này sẽ được một số thuận lợi hơn so với những người còn lại, như đi mua bán hay làm/cắt tóc. Bộ trưởng Spahn cũng cho biết hiện số ca nhiễm mới có giảm, song chưa rõ đây chỉ là tạm thời hay xu hướng ở Đức.
Liên quan chứng nhận tiêm chủng của Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Spahn cho biết chỉ những người được chủng ngừa có thể đánh giá tác dụng mới có thể được nhận chứng nhận tiêm chủng của EU. Hiện còn phải làm rõ sự liên quan của chứng nhận tiêm chủng với những vaccine đã được Cơ quan Dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) chấp thuận. Ngoài ra, Đức cũng nhấn mạnh cần phải chấp thuận chứng nhận tiêm chủng trên giấy, bởi nhiều nước chưa có khả năng đảm bảo chứng nhận tiêm chủng bằng kỹ thuật số.
Bộ trưởng Y tế Đức kêu gọi 'phong tỏa cứng' trong 2 tuần
Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn ngày 27/3 kêu gọi tiến hành "phong tỏa cứng" từ 10 đến 14 ngày nhằm kiểm soát sự bùng phát của đại dịch COVID-19 ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 19/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc đối thoại trực tuyến với người dân, Bộ trưởng Spahn cho rằng Đức thực sự cần ít nhất từ 10 đến 14 ngày ngừng mọi tiếp xúc và đi lại để có thể kiểm soát được tình trạng bùng phát đang tiếp tục xu hướng gia tăng mạnh hiện nay. Theo ông, Đức cần áp đặt phong tỏa qua kỳ nghỉ Phục sinh vào tuần tới, tương tự như đã thực hiện hồi năm ngoái khi người dân Đức được yêu cầu ở nhà và tránh mọi tiếp xúc.
Ông nhấn mạnh nếu xu hướng gia tăng không kiểm soát, hệ thống y tế Đức sẽ đạt tới hạn trong tháng 4 tới. Bộ trưởng Spahn cũng kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chỉ nên gặp gỡ ở ngoài trời trước kỳ nghỉ Phục sinh từ ngày 2-5/4 tới.
Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi người dân tận dụng cơ hội xét nghiệm miễn phí với mạng lưới trên 10.000 điểm xét nghiệm trên toàn quốc để tất cả người dân có thể xét nhiệm tối thiểu 1 lần/tuần. Đối với các trường học và nhà trẻ, mỗi học sinh/trẻ nhỏ sẽ được xét nghiệm ít nhất 2 lần/tuần, trong khi các chủ lao động cũng được yêu cầu làm xét nghiệm tối thiểu 2 lần/tuần cho nhân viên.
Trước đó, Hiệp hội chăm sóc tích cực của Đức (DIVI) cũng đã kêu gọi thực hiện phong tỏa cứng trong 2 tuần, coi đây là cách thức duy nhất để tránh sự quá tải ở các bệnh viện. Theo tổ chức này, việc thực hiện đồng thời phong tỏa cứng, tiêm chủng và xét nghiệm là cần thiết để tránh sự quá tải cho các cơ sở chăm sóc tích cực. DIVI cũng kêu gọi các chính trị gia Đức lập tức ngừng mọi kế hoạch mở cửa trở lại do số ca nhiễm mới đang gia tăng mạnh mỗi ngày.
Trong khi đó, chuyên gia y tế của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Karl Lauterbach yêu cầu nhanh chóng bàn lại phương án chống dịch trước làn sóng lây nhiễm gia tăng mạnh hiện nay. Ông cho rằng nếu không có phong tỏa cứng, chẳng hạn như áp đặt giới nghiêm từ 20h trong 2 tuần, Đức sẽ khó có thể đảo ngược xu thế hiện nay. Thủ hiến bang Baden-Wrttemberg, ông Winfried Kretschmann cũng lên tiếng cho rằng trung ương và địa phương cần họp khẩn vào đầu tuần tới để bàn về một lệnh phong tỏa cứng trước tình hình nghiêm trọng hiện nay.
Ông cũng ủng hộ lời kêu gọi áp đặt phong tỏa cứng kéo dài 2 tuần được Bộ trưởng Y tế Spahn đưa ra trước đó. Một cuộc khảo sát của kênh truyền hình ZDF cho thấy số người Đức mong muốn siết chặt các biện pháp phong tỏa cao hơn so với bộ phận ủng hộ duy trì các biện pháp hiện tại và chỉ có 1/4 số người được hỏi muốn nới lỏng phong tỏa.
Viện Robert Koch (RKI) ngày 27/3 thông báo chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân ở Đức đã lên tới 124,9 - mức cao nhất từ giữa tháng 1/2021. Theo các cơ quan y tế Đức, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm gần 18.000 ca nhiễm mới và 127 ca tử vong. Hiện tỷ lệ số ca mắc biến thể phát hiện ở Anh trong số các ca nhiễm mới ở Đức chiến trên 71%.
Các nhà dịch tễ học thậm chí cảnh báo về sự xuất hiện những biến thể mới, kể cả ở Đức. Theo chuyên gia Timo Ulrichs, khi bước vào giai đoạn tiêm chủng với số ca nhiễm cao, virus sẽ bị sức ép bởi vaccine và có nguy cơ biến thể "trốn thoát" sự tầm nã của chủng ngừa. Ông cho rằng để giữ nguy cơ các biến thể "đào tẩu" như vậy ở mức thấp thì cần phải giảm số ca nhiễm mới bằng các biện pháp phong tỏa cứng.
Hiện ở Đức chỉ còn 3/16 bang có chỉ số lây nhiễm trung bình dưới 100 là Rheinland-Pfalz (97,3), Saarland (69,7) và Schleswig-Holstein (65,5). Như vậy, 13 bang có chỉ số vượt 100 phải thực hiện "kéo phanh" (tái áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt) theo nghị quyết đã được chính quyền trung ương và địa phương thông qua.
Bộ trưởng Y tế Đức rơi vào tầm ngắm vì bê bối khẩu trang Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn đang trở thành đối tượng gây chú ý từ 21/3 sau thông tin về thỏa thuận mua khẩu trang năm 2020 giữa bộ này với một doanh nghiệp nơi chồng ông đang làm việc. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Ảnh: AP Tạp chí Der Spiegel đưa tin rằng một công ty có tên Huberg...