Đức có hơn 4.000 ca mắc Covid-19 mới, số ca tử vong ở Tây Ban Nha giảm
Tại Đức, đại dịch viêm phổi cấp Covid-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra đã khiến 117.658 người tại nước này mắc bệnh và 2.544 người tử vong.
Hôm nay là ngày thứ 3 liên tiếp, Tây Ban Nha chứng kiến số ca tử vong mới theo ngày do Covid-19 tại nước này giảm, với 510 ca tử vong mới trong 24 giờ qua. Theo Bộ Y tế Tây Ban Nha, đây là cũng mức tăng thấp nhất kể từ ngày 23/3 và nâng tổng số ca tử vong ở quốc gia châu Âu này lên 16.353 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh minh họa: Getty.
Trong khi đó, số ca mắc bệnh đã tăng lên 161.022 người, so với 157.022 người của ngày trước đó (10/4).
Còn tại Đức, đại dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 đã khiến 117.658 người tại nước này mắc bệnh và 2544 người tử vong.
Theo Viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm, như vậy trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận thêm 4.133 ca mắc và 171 ca tử vong.
Châu Âu hiện là tâm dịch của Covid-19 khi 7 trên 10 quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh là tại châu lục này.
Tuy nhiên, những tia sáng của hi vọng đã le lói xuất hiện tại châu Âu khi chính quyền Tây Ban Nha khẳng định đã qua giai đoạn đỉnh của sự lây nhiễm. Biện pháp phong tỏa toàn quốc cũng bắt đầu mang lại kết quả, với việc áp lực tại các bệnh viện đã giảm rõ rệt tại cả Tây Ban Nha, Italy và Pháp./.
Thu Hoài
Tình hình dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 7/4: Gần 15.000 người mắc bệnh, Indonesia ghi nhận kỷ lục buồn trong ngày
Tính tới hết ngày 5/4, khu vực Đông Nam Á ghi nhận tổng cộng gần 15.000 ca mắc bệnh COVID-19, trong đó có 496 người tử vong. Indonesia trong ngày đã ghi nhận số ca tử vong cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tới nay.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/ TTXVN
Hết ngày 7/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 14.746 ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 672 ca mới.
Video đang HOT
Virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của 496 người ở khu vực này, tăng 28 trường hợp so với một ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số người nhiễm bệnh được điều trị thành công tăng mạnh, với 3.954 trường hợp khỏi bệnh.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN tới hết ngày 7/4
Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 nhanh cho người dân tại Tây Java, Indonesia ngày 4/4/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Indonesia trong 24h qua có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất khu vực và số người tử vong đứng thứ 2 trong số các nước thành viên ASEAN. Cụ thể, ngày 7/4, Indonesia ghi nhận thêm 247 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tại nước này lên 2.738 ca.
Một quan chức Bộ Y tế, ông Achmad Yurianto, cho biết 12 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 7/4, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 221 ca. Ngoài ra, 204 người đã khỏi bệnh.
Nhằm tăng cường năng lực chống chọi với dịch bệnh, chính quyền trung ương Indonesia đã phê chuẩn đề nghị của chính quyền thành phố thủ đô Jakarta, áp đặt các hạn chế xã hội quy mô lớn hơn tại thủ đô, nơi hiện đang là tâm dịch ở đất nước vạn đảo.
Sắc lệnh trên, do Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto ký ngày 7/4, cho phép chính quyền thành phố Jakarta áp đặt một loạt hạn chế xã hội trong vùng thủ đô trong hai tuần qua, các cơ quan nhà nước hỗ trợ việc thực thi. Các biện pháp hạn chế bao gồm giới hạn các sự kiện tôn giáo, các hoạt động liên quan đến văn hóa - xã hội, và đóng cửa các trường học và nơi làm việc.
Hiện Jakarta đã đóng cửa các trường học và áp dụng một số biện pháp hạn chế sau khi tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp có hiệu lực đến ngày 19/4, nhưng hầu hết đều mang tính tự nguyện và khuyến cáo. Thống đốc Jakarta Anies Baswedan đã thúc đẩy hướng ứng phó mạnh tay hơn.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Quezon, Philippines ngày 14/3/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Philippines ngày 7/4 ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong số các nước Đông Nam Á. Tới thời điểm hết ngày, Philippines đã có thêm 14 người thiệt mạng, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 177 ca. Hiện tổng số người mắc nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Philippines là 3.764, tăng 104 ca so với một ngày trước.
Thư ký Nội các Karlo Nograles cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 7/4 đã thông qua quyết định gia hạn các biện pháp cách ly và hạn chế hoạt động đang được áp dụng đối với hơn 50% dân số nước này nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch COVID-19. Dự kiến, các biện pháp phòng ngừa này sẽ hết hiệu lực vào tuần tới, song sẽ được gia hạn đến ngày 30/4 tới.
Nhà chức trách đã bắt đầu áp dụng các chính sách hạn chế di chuyển và tụ tập trong và xung quanh thủ đô Manila cách đây gần 1 tháng. Philippines là một trong những nước sớm triển khai các biện pháp cách ly tại nhà nghiêm ngặt.
Người bán hàng rong trên phố ở Bangkok, Thái Lan, ngày 2/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia tiếp tục là quốc gia ASEAN có số ca COVID-19 nhiều nhất. Tới hết ngày 7/4, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 3969 (với 170 ca bệnh mới), và 63 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, trong ngày, nước này chỉ ghi nhận thêm 1 ca tử vong mới.
Thái Lan ngày 7/4 đã công bố thêm 38 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 1 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong ở nước này lên lần lượt là 2.258 ca và 27 ca. Số liệu này cho thấy số ca nhiễm mới tại Thái Lan đang có xu hướng giảm so với 51 ca trong ngày 6/4 và 102 ca trong ngày 5/4. Trong số các ca nhiễm tại Thái Lan, có 1.408 người đang được điều trị và 824 bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Nội các Thái Lan cùng ngày đã thông qua đề xuất của Bộ Giáo dục lùi ngày khai giảng năm học mới vào ngày 16/5 đối với tất cả các trường học sang ngày 1/7 để phòng chống dịch.
Máy bay của Thai Airways nằm chờ tại sân bay Suvarnabhumi ở Bangkok, sau khi nhiều chuyến bay quốc tế bị dừng do dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Uttama Savanayana cũng xác nhận nội các nước này đã thông qua 3 sắc lệnh liên quan đến hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như lĩnh vực tài chính chịu tác động của COVID-19 với trị giá 1.900 tỷ baht (tương đương 58 tỷ USD).
Trong khi đó, Cơ quan Hàng không dân dụng Thái Lan (CAAT) đã quyết định gia hạn lệnh cấm các chuyến bay chở khách đến Vương quốc Thái Lan kể từ 1h sáng 7/4 đến 11h59' ngày 18/4.
Quyết định cấm bay, do Tổng Giám đốc CAAT Chula Sukamanop ký, cho phép thực hiện các chuyến bay nhà nước hoặc quân sự, các tình huống hạ cánh khẩn cấp, hạ cánh kỹ thuật mà không trả khách, chuyến bay cứu trợ nhân đạo, y tế, các chuyến bay đưa người hồi hương hoặc máy bay chở hàng. Hành khách trên các chuyến bay đến Thái Lan trước khi có tuyên bố trên sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày ở nước này.
Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan trước cửa một tòa nhà ở Singapore ngày 10/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVNthích ảnh
Tại "Đảo quốc sư tử" Singapore, giới chức nước này ngày 7/4 ghi nhận thêm 106 ca mắc bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên 1.481 ca, trong đó có 6 ca tử vong. Ngày 7/4 cũng là ngày đầu tiên đảo quốc này thực hiện lệnh cách ly một phần, hầu hết các công sở đều đóng cửa, các tuyến phố kinh doanh thường ngày đông đúc cũng trở nên vắng vẻ. Lệnh cách ly một phần được ban bố sau khi số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này thời gian gần đây tăng nhanh đột biến, dù trước đó Singapore luôn được đánh giá cao về công tác kiểm dịch với cơ chế nghiêm ngặt và việc ứng dụng công nghệ hỗ trợ theo dõi các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.
Thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi tất cả người dân hãy ở nhà và tuân thủ các biện pháp phòng dịch mới. Các trường học cũng sẽ đóng cửa từ ngày 8/4, trong khi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn sẽ kéo dài khoảng một tháng.
Chính phủ Singapore đã đề xuất một dự luật nhằm đảm bảo ngày tổng tuyển cử an toàn nếu được tổ chức trong thời điểm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn hoành hành. Hiện giới chức Singapore đã ban bố lệnh phong tỏa một phần, có hiệu lực từ ngày 7/4, nhằm ngăn chặn số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đang gia tăng nhanh chóng.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 23/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Lào, chiều 7/4, Bộ Y tế Lào thông báo nước này đã có thêm 2 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại Lào lên 14 ca. Cục Dịch tễ và sức khỏe, thuộc Bộ Y tế Lào, ra thông báo yêu cầu chấm dứt sử dụng buồng khử trùng di động bằng chlorine đang được các bệnh viện sử dụng, do kết quả nghiên cứu được thực hiện mới ở Trung Quốc cho thấy thiết bị này không hiệu quả, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chính phủ Lào đã chỉ đạo khẩn cho Bộ Năng lượng và mỏ ban hành công văn yêu cầu tạm ngừng mọi hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và xây dựng các dự án xây dựng đập thủy điện trên phạm vi cả nước cho đến hết ngày 19/4 tới để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu tại cuộc họp báo ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Cho tới ngày 7/4, Bộ Y tế Campuchia xác nhận đã có 115 ca nhiễm, trong đó có 58 người đã bình phục hoàn toàn. Trong thông điệp gửi tới Ủy ban Quốc gia chống COVID-19, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh bất chấp dịch đã bùng phát, cần phải đảm bảo dự trữ đủ khẩu trang y tế, các bộ đồ bảo hộ và thuốc sát khuẩn.
Nhằm kìm hãm tốc độ lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Thủ tướng Hun Sen đã tuyên bố hủy các lễ hội nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmey, dự kiến diễn ra trong các ngày 13-16/4 tới.
Trong một cuộc họp báo về diễn biến mới nhất của dịch bệnh COVID-19 ở Campuchia ngày 7/4, ông Hun Sen đã thông báo quyết định ngừng các lễ hội trong dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, các cơ sở nhà nước và tư nhân được yêu cầu hoạt động bình thường trong dịp lễ này và các nhân viên sẽ được nghỉ bù 5 ngày sau khi đại dịch COVID-19 đi qua.
Một tuyến phố vắng vẻ tại Jakarta, Indonesia khi lệnh hạn chế đi lại được ban bố nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, ngày 1/4/2020. Ảnh: THX/TTXVNthích ảnh
Ngày 6/4, Chính phủ Brunei thông báo sẽ tiến hành xét nghiệm ngẫu nhiên trong số các lao động nhập cư tại quốc gia này. Theo Bộ Y tế nước này, các số liệu thống kê cập nhật nhất cho thấy 25 trong tổng số 135 ca nhiễm bệnh COVID-19 được phát hiện là người nước ngoài, trong đó có nhiều lao động nhập cư. Ngày 7/4 là ngày thứ hai liên tiếp Brunei không ghi nhận thêm ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới kể từ khi ca đầu tiên được phát hiện hôm 9/3.
Do đó, Bộ Y tế Brunei sẽ tăng cường giám sát tình trạng lây lan trong nước, đặc biệt là trong nhóm người lao động nhập cư. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai các xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động nhập cư. Các chủ sử dụng lao động sẽ được thông báo đưa người lao động tới các địa điểm xét nghiệm để được lấy mẫu kiểm tra miễn phí.
Trong vòng 24h qua, các nước Myanmar và Timo Leste không ghi nhận thêm ca nhiễm bệnh mới.
Thanh Tuấn
Nhật ký phòng cấp cứu, nơi một cái hắt hơi có thể gây hoảng sợ Một y tá đang căng mình chữa chạy cho các bệnh nhân Covid-19 trong bệnh viện ở California, Mỹ. Cô đã ghi lại những khoảng khắc lần đầu trải nghiệm. Đến ca làm việc thứ hai, tôi đã cảm thấy "bình thường" với sự vắng lặng khi không có mặt thành viên gia đình và nhân viên y tế đi lại trên hành...