Đức cảnh báo hành động pháp lý đối với việc chậm giao vaccine ngừa COVID-19
Chính phủ Đức ngày 31/1 đe dọa sẽ có hành động pháp lý chống lại các nhà sản xuất thuốc không cung cấp vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 cho Liên minh châu Âu (EU) theo đúng kế hoạch, trong bối cảnh căng thẳng về việc chậm trễ giao hàng từ nhà sản xuất vaccine AstraZeneca đang gia tăng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Berlin, Đức ngày 23/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với nhật báo Đức Die Welt, Bộ trưởng Kinh tế Đức nói: “Nếu các công ty không tôn trọng nghĩa vụ của họ, chúng tôi sẽ phải quyết định các hậu quả về pháp lý”.
Căng thẳng giữa lãnh đạo EU với gã khổng lồ dược phẩm AstraZeneca của Anh-Thụy Điển, ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây do hãng dược phẩm chậm trễ trong việc cung cấp vaccine ngừa COVID-19 như đã cam kết.
Video đang HOT
AstraZeneca cho biết, hãng chỉ có thể giao một phần tư số liều vaccine như đã cam kết trước đó cho EU trong quý I/2021, bởi nhà máy ở châu Âu của họ gặp vấn đề. Trong khi đó, Brussels ngầm cáo buộc AstraZeneca dành ưu đãi cho Anh trong việc cung cấp vaccine.
Tuần trước, Italy (I-ta-li-a) đe dọa hành động pháp lý chống lại công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ vì chậm trễ trong việc cung cấp vaccine như đã cam kết.
Các quan chức hàng đầu Đức sẽ gặp gỡ các nhà sản xuất dược phẩm để giải quyết các vấn đề chậm trễ giao hàng trên.
Cuối tuần qua, Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất trong EU, loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba mà khối này phê duyệt sau Pfizer-BioNTech và Moderna.
Đức muốn điều chiến hạm tới Nhật Bản
Đức đang cân nhắc điều tàu hộ vệ tới Nhật Bản, động thái hiếm hoi dường như nằm trong cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
"Chúng tôi dự kiến sẽ ra khơi mùa hè này. Chúng tôi vẫn chưa quyết định chi tiết, nhưng đang cân nhắc điều tàu tới Nhật Bản", Thomas Silberhorn, Quốc vụ khanh Bộ Quốc phòng Liên bang Đức, cho biết hôm 24/1. Ông nhấn mạnh kế hoạch này "không nhằm vào bất kỳ ai".
Chính phủ Đức cuối năm ngoái thông qua chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới và đang xem xét những chính sách dựa theo chiến lược này, bao gồm cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc.
Tàu hộ vệ Đức khởi hành từ Mỹ tới Trung Đông năm 2018. Ảnh: Reuters.
Theo các nguồn tin chính phủ Đức và đảng cầm quyền, một tàu hộ vệ đóng quân ở phía bắc nước Đức sẽ triển khai tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, với những chuyến cập cảng tại Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và những quốc gia khác. Chiến hạm dự kiến tiếp liệu và tham gia diễn tập ở một số vùng lãnh thổ của Pháp trong khu vực. Chính phủ Đức dường như cũng có kế hoạch cho tàu di chuyển qua Biển Đông, nhưng điều này chưa được xác nhận.
Đức luôn thận trọng trong việc triển khai quân đội ngoài châu Âu, trong khi châu Á vốn không phải khu vực nước này có lợi ích truyền thống. Tuy nhiên, dường như Berlin đang muốn thể hiện sẵn sàng duy trì trật tự thế giới vì lợi ích ngày càng lớn tại Đông Á.
Các nước châu Âu đang cố tách rời chính trị và kinh tế trong chính sách với Trung Quốc, trong đó gồm duy trì khoảng cách về chính trị nhưng vẫn bảo đảm quan hệ kinh tế tốt đẹp. Sự hiện diện của chiến hạm Đức tại châu Á có thể coi là thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của châu Âu.
Đức hối thúc các nước EU có biện pháp chung để ngăn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 Ngày 20/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về các biện pháp chung nhằm ngăn chặn biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và cảnh báo nếu không có động thái này, Đức sẽ tiến hành kiểm soát biên giới với các nước láng...