Đức cân nhắc dùng vaccine của Nga, Trung
Bộ trưởng Y tế Đức nói nước này nên sử dụng vaccine Covid-19 của Nga và Trung Quốc để đẩy nhanh quá trình tiêm chủng nếu châu Âu chấp thuận.
Trước thềm cuộc họp khẩn cấp với các nhà sản xuất vaccine Đức nhằm giải quyết tình trạng triển khai tiêm chủng chậm trễ của đất nước, Bộ trưởng Y tế Jens Spahn hôm 31/1 tuyên bố nếu có loại vaccine “an toàn và hiệu quả, dù được bất cứ quốc gia nào sản xuất”, họ đều có thể sử dụng.
Spah nói thêm ông không thấy trở ngại nào trong việc sử dụng vaccine Covid-19 từ Nga và Trung Quốc, miễn là chúng được Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt.
Bình luận của Bộ trưởng Spahn cho thấy Đức dường như đang hướng đến một giải pháp mới sau nhiều ngày tranh cãi về nguồn cung vaccine Covid-19 giữa Liên minh châu Âu (EU) và hãng dược AstraZeneca của Anh – Thuỵ Điển.
Nhân viên y tế cho vaccine Oxford/AstraZeneca vào ống tiêm tại trung tâm vaccine ở Newcastle, Scotland, Anh, hôm 11/1. Ảnh: AP .
Thủ hiến bang Bavaria Markus Soeder cùng ngày cũng kêu gọi giới chức châu Âu xem xét sử dụng vaccine Covid-19 của Trung Quốc và Nga để giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung hiện nay.
Video đang HOT
“Các cơ quan giám sát của châu Âu cũng nên thử nghiệm vaccine Covid-19 của Nga và Trung Quốc càng sớm càng tốt”, Soeder nói.
Chính phủ Đức đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ 16 chính quyền bang và ngành y tế vì hành động chậm chạp và không đủ quyết đoán trong việc đảm bảo nguồn dự trữ vaccine cũng như không tạo thêm áp lực để châu Âu hành động nhiều hơn.
Trong bối cảnh một số khu vực phải hủy chương trình tiêm chủng vì thiếu nguồn cung, các chuyên gia pháp lý Đức đã chỉ trích gay gắt hợp đồng giữa AstraZeneca và Ủy ban châu Âu vì “mơ hồ” và không quy định đầy đủ về số lượng cũng như thời điểm giao vaccine. Ủy ban vaccine Đức cũng cảnh báo không nên tiêm vaccine AstraZeneca cho người trên 65 tuổi do chưa xác thực được hiệu quả.
Theo ước tính của Bộ Y tế Đức, người dân nước này đã phải chịu sự trì hoãn tiêm chủng ít nhất 10 tuần. Đức đang là vùng dịch lớn thứ mười thế giới với hơn 2,2 triệu ca nhiễm và hơn 58.000 ca tử vong do nCoV.
Thái Lan chống chọi 'sóng thần' Covid-19
Hơn 6 tháng không xuất hiện ca nhiễm cộng đồng, giữa tháng 12/2020, ổ dịch tại một chợ hải sản nhanh chóng lan khắp Thái Lan.
Chợ hải sản thuộc khu vực Samut Sakhon, tây nam thủ đô Bangkok, nơi ổ dịch bùng phát, sử dụng hàng nghìn lao động là người Myanmar nhập cư. Virus nhanh chóng lan rộng ra 56 trong tổng 77 tỉnh.
Hôm 5/1, cả nước báo cáo 527 ca nhiễm mới, phần lớn là lao động nhập cư liên quan tới chợ Samut Sakhon. Trước đó một ngày, nước này ghi nhận 745 ca nhiễm mới, con số kỷ lục từ khi nCoV xuất hiện.
Tới nay, Thái Lan ghi nhận hơn 9.841 ca nhiễm, 67 ca tử vong.
Trung tâm Điều phối Covid-19 cảnh báo số bệnh nhân mới hàng ngày có thể đạt hơn 10.000 trong tháng 1 nếu chính phủ không đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Nỗ lực triển khai vaccine khiến kiểm soát đại dịch thêm phần gian nan. Chính phủ vẫn chưa đảm bảo đủ liều tiêm phòng Covid-19 cho gần 70 triệu dân, dù nước này là một trong những trung tâm sản xuất vaccine Oxford-AstraZeneca.
Hồi tháng 10/2020, Thái Lan ký thỏa thuận với AstraZeneca, sản xuất 200 triệu liều vaccine, dự kiến phân phối vào tháng 6. Trên thực tế, con số đạt được mới dừng lại ở 26 triệu.
Ngày 4/1, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết chính phủ đang nỗ lực đạt 63 triệu liều, đủ cung cấp cho gần một nửa dân số. Nội các hôm 5/1 đồng ý chi 39 triệu USD cho vaccine, dự kiến tiêm chủng miễn phí cho người dân.
Trong khi đó, Trung Quốc lên kế hoạch cung cấp cho Thái Lan 2 triệu liều vaccine của công ty Sinovac Biotech. 200.000 liều đầu tiên sẽ được phân phối vào tháng 2.
"Tôi hy vọng các lô hàng sẽ tới sớm. Hiện có quá nhiều ca Covid-19, rất khủng khiếp", Watee Kongsilp, một người bán hàng rong tại BangKok chia sẻ.
"Các đơn đặt hàng vaccine Covid-19 tới Thái Lan chậm hơn nước khác. Tôi hiểu những hạn chế về mặt ngân sách chúng tôi đang gặp phải", Cin Amornchainon, một nhân viên văn phòng nói.
Một nhân viên kiểm tra thân nhiệt của hành khách trước khi lên xe tại ranh giới tỉnh Samut Sakhon và Bangkok, Thái Lan, ngày 4/1. Ảnh: AP
Các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á cũng nỗ lực đảm bảo vaccine Covid-19. Indonesia đàm phán trong nhiều tháng với các ông lớn như Sinovac, Novavax, AstraZeneca, COVAX để nhận hàng triệu liều cho gần 270 triệu dân. Malaysia đã ký thỏa thuận, dự kiến cung cấp đủ cho 40% dân số. Việt Nam đang đàm phán với các công ty dược phẩm, nỗ lực phát triển vaccine của riêng mình.
Hiện, Thái Lan phải gồng mình trước làn sóng ca nhiễm mới liên tục tăng.
Lực lượng hải quân đã xây dựng 4 bệnh viện dã chiến trên khắp đất nước, với 4.000 giường bệnh ở khu vực Samut Sakhon, ít nhất 500 giường ở Rayong, bờ biển phía Đông. Nước này cũng lên kế hoạch mở rộng cơ sở y tế tại hai tỉnh ven biển Chanthaburi và Chonburi.
Trước những lo ngại ảnh hưởng kinh tế, Thủ tướng Prayuth quyết định không áp lệnh phong tỏa toàn quốc, song yêu cầu người dân tự giác ở nhà, đảm bảo an toàn.
Hôm 3/1, Prayuth ký lệnh chỉ định 28 tỉnh thuộc "khu vực được kiểm soát cao", cấm các cuộc tụ tập đông người, đóng cửa nhiều doanh nghiệp, trường học, phòng gym, nhà trẻ, tiệm masage... tới cuối tháng 1.
Nội các Thái Lan dự kiến kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia tới ngày 28/2.
Sự cố thách thức nỗ lực phát triển vaccine Covid-19 Giáo sư Oxford hồi tháng 4 tự tin 80% sản xuất thành công vaccine Covid-19 vào tháng 9, nhưng hai lần phải dừng thử nghiệm vì lý do an toàn. Tuyên bố đầy tự tin và rất đáng chú ý của Sarah Gilbert, nhà khoa học người Anh phụ trách phát triển vaccine Covid-19 của Đại học Oxford, được đưa ra vào thời...