Đức bình luận khả năng phản công của Ukraine, phớt lờ các đề xuất của Tổng thống Zelensky
Dẫn một số nguồn tin, tờ Bild đưa tin Bộ Quốc phòng Đức tin rằng Kiev sẽ không thể tiến hành phản công trong thời gian tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin, Bộ Quốc phòng Đức không tin Ukraine sẽ sớm có thể thực hiện phản công. Đồng thời, nguồn tin cho hay quân đội Đức (Bundeswehr) sẽ không tiếp tục cung cấp vật tư hạng nặng cho Ukraine.
“Việc chuyển giao đã hoàn tất”, tờ báo viết, trích dẫn một tài liệu nội bộ của Bộ Quốc phòng Đức. Do đó, Berlin sẽ không cung cấp thêm xe tăng Leopard 2 cho Kiev, mặc dù lực lượng vũ trang Đức vẫn có khoảng 300 xe tăng chiến đấu chủ lực này trong kho.
Theo báo cáo, quyết định tương tự cũng được áp dụng với xe chiến đấu bộ binh và lựu pháo tăng.
Cũng theo tờ Bild, Berlin đã phớt lờ 2 yêu cầu chính mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất trong chuyến công du châu Âu vừa qua, theo “kế hoạch chiến thắng” của ông. Hai yêu cầu này bao gồm bật đèn xanh cho các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga (yêu cầu phải có tên lửa Taurus của Đức, cùng một số yêu cầu khác) và đẩy nhanh tư cách thành viên Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Ukraine.
“Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đưa ra câu trả lời ‘không’ dứt khoát, nhưng cũng không có câu trả lời tích cực nào. Hơn nữa, việc ông Scholz nói về khoản viện trợ hàng tỷ USD đã cam kết cho Ukraine tại một cuộc họp báo với ông Zelensky chỉ là lời nói suông”, tờ Bild viết. Gói viện trợ này không bao gồm bất kỳ vũ khí mới nào vì số tiền và các dự án được đề cập trên thực tế đã được phê duyệt và viện trợ vào năm ngoái.
Video đang HOT
Đức là nhà cung cấp quân sự lớn thứ hai cho Ukraine, sau Mỹ vào thời điểm hiện tại. Quốc gia này đã phân bổ kinh phí để hỗ trợ quân sự cho Kiev và cam kết chi trả cho các khoản chi phí trong tương lai lên tới khoảng 28 tỷ euro. Tuy nhiên, so với năm nay, Đức sẽ giảm một nửa viện trợ quân sự cho Ukraine trong năm 2025, theo dự thảo ngân sách.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ xung đột ở Ukraine biến thành một cuộc chiến tranh nóng với NATO nếu khối này cho phép Kiev sử dụng các hệ thống tầm xa để tấn công Nga.
Xung đột Nga – Ukraine đã kéo dài hai năm rưỡi mà chưa có dấu hiệu chấm dứt. Hôm 12/10, Nga tuyên bố lực lượng nước này đã phát động các cuộc tấn công trên diện rộng vào các cơ sở năng lượng của Ukraine.
Theo đó, lực lượng Moskva đã tiến hành các cuộc tấn công hiệu quả các địa điểm lưu trữ vũ khí và các cơ sở năng lượng của các thực thể quân sự Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của Nga đã tiếp tục trấn áp cuộc tấn côn lược của Ukraine vào khu vực Kursk.
Trong khi đó, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cùng ngày tuyên bố quân đội của họ đã có 94 trận giao tranh với lực lượng Nga ở các khu vực tiền tuyến ở miền Đông Ukraine tính đến chiều ngày 12/10. Các trận chiến ác liệt nhất xảy ra theo hướng Kurakhovo.
Phía Ukraine cũng cho biết quân đội của họ đang giữ vững vị trí và đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga.
Đức cho phép Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga
Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức đã quyết định cho phép Ukraine tấn công vùng lãnh thổ Nga giáp khu vực Kharkov bằng vũ khí do Berlin cung cấp, nhằm ngăn chặn bước tiến của Moskva quanh thành phố này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
"Cần phải làm gì đó với Kharkov để ngăn Nga sử dụng biên giới làm lá chắn bảo vệ", ông Scholz nói với các phóng viên trong cuộc họp báo được phát sóng trên kênh truyền hình Phoenix của Đức hôm 24/7.
Theo Thủ tướng Scholz, Đức cũng sẽ sớm tạo điều kiện viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua các cơ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thành phố Wiesbaden của nước này.
"Tại Washington, NATO đã quyết định rằng việc phối hợp hành động của nhiều quốc gia sẽ không còn được thực hiện tại căn cứ Ramstein của Mỹ nữa, mà là tại các cơ sở của NATO mà không cần NATO phải làm gì cả. Điều này rất quan trọng", ông Scholz giải thích.
Ông Scholz cũng lên tiếng ủng hộ các sáng kiến hòa bình có sự tham gia của Nga. Ông tái khẳng định rằng Đức không có kế hoạch tham gia vào cuộc đối đầu trực tiếp với cường quốc Á - Âu này.
"Đức sẽ không điều quân đến Ukraine. Berlin sẽ không bắn hạ máy bay và tên lửa của Nga bằng phi công và máy bay chiến đấu Đức. Không, chúng tôi sẽ không làm điều đó và chúng tôi sẽ không cho phép vũ khí của mình tấn công sâu vào lãnh thổ Nga", ông Scholz nói thêm.
Cuối tháng 5, người phát ngôn Nội các Đức Wolfgang Buchner cũng đã xác nhận rằng Berlin sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Đức cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga giáp với khu vực Kharkov.
Ông Buchner cam kết Berlin sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine mặc dù đã cung cấp vũ khí cho Kiev.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết Berlin và các đồng minh phương Tây nhất trí rằng Kiev có thể sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga ở gần Kharkov.
Tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho liên minh này sẽ thành lập một trung tâm chỉ huy NATO tại Wiesbaden để phối hợp đào tạo, viện trợ trang thiết bị cho Ukraine và hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của lực lượng vũ trang Kiev.
Trong những tháng gần đây, giao tranh đã leo thang xung quanh thành phố Khakov khi Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga từ khu vực này. Moskva cam kết sẽ đáp trả các cuộc tấn công của Kiev.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 5 cảnh báo các nước phương Tây cần hiểu rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ khiến xung đột leo thang và dẫn đến "hậu quả nghiêm trọng".
"Sự leo thang liên tục này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", Tổng thống Putin nói và nhấn mạnh đại diện của các nước NATO, đặc biệt là ở châu Âu, phải nhận thức được "họ đang chơi trò gì".
Đức từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa từ chối cung cấp các tên lửa hành trình Taurus của nước này cho Ukraine trong bối cảnh Mỹ và Anh vừa thông báo sẽ chuyển các loại vũ khí mới nhất cho quốc gia Đông Âu này. Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức sản xuất, có...