Dubai biến rác thải thực phẩm thành phân bón tăng màu mỡ đất
Một công ty tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) có tên Reloop đang thu gom rác thải thực phẩm từ nhà bếp của khách sạn ở Dubai và biến nó thành phân bón.
Rác thải thực phẩm là vấn đề nhức nhối chung trên toàn cầu. Ảnh: dailynews.com
Reloop, ra mắt từ năm 2021, chuyên giúp các ngành công nghiệp ở UAE xử lý rác thải thực phẩm thay vì đưa chúng ra bãi rác.
“Chúng tôi đã đưa hơn một triệu kg rác thải thực phẩm khỏi các bãi chôn lấp. Và con số đó tương đương hơn 1.200.000 kg khí thải carbon”, ông Youssef Chehade, đồng sáng lập của Reloop, cho biết.
Theo ông Chehade, cho đến nay, hơn 100 khách sạn và nhà hàng đang hợp tác chuyển giao rác thải thực phẩm cho Reloop.
Sau khi thu gom và phân loại, rác thải thực phẩm sẽ được đưa đến Tadweer Waste Treatment LLC – một tập đoàn được chính phủ chứng nhận. Tadweer Waste Treatment LLC sở hữu cơ sở sản xuất phân bón. Tại đây, rác thải thực phẩm được trộn với rác cỏ cây và sàng lọc.
Video đang HOT
Sau đó, mất 12 tuần để hỗn hợp này hoàn thiện quá trình ủ phân tự nhiên để trở thành “vàng nâu”.
Khâu cuối cùng là các bao phân bón thành phẩm được đưa đến các nông trại khắp UAE. Người nông dân sử dụng chúng để tăng độ màu mỡ cho đất.
Ông Youssef Chehade phân tích: “Nếu chúng ta nhìn vào ngành nông nghiệp, một trong những thách thức chính là đất đai, và 90% đất và phân bón tại UAE được nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi ở đây chúng tôi có thể sản xuất phân hữu cơ và đất giàu dinh dưỡng từ rác thải thực phẩm. Rác thải thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và thực sự cải thiện cấu trúc đất mà chúng ta có. Như bạn biết, chúng ta sống trong sa mạc cát và có thể biến nó thành một môi trường giàu dinh dưỡng để canh tác, giúp ngành nông nghiệp đồng thời bảo vệ và cải thiện an ninh lương thực cho đất nước”.
Ông Hamad Khalfan al-Mutawa, chủ một trang trại địa phương ở vùng Hatta của Dubai, cho biết: “Một trong những thành phần quan trọng nhất trong hệ thống thực phẩm là sự hiện diện của phân bón hữu cơ tự nhiên”.
Vào năm 2023, UAE đã công bố kế hoạch hành động hướng đến năm 2030 giảm 50% lãng phí thực phẩm và rác thải trong nước bằng cách tạo ra các chuẩn mực xã hội mới, nhân rộng các biện pháp thực hành tốt và tạo điều kiện cho các chính sách.
Nga chuyển hướng xuất khẩu sang Đông Nam Á
Nga có kế hoạch thành lập các khu công nghiệp, trung tâm vận tải và hậu cần ở các quốc gia thuộc châu Phi và khu vực Đông Nam Á.
Xuất khẩu phi năng lượng, phi tài nguyên như rau, trái cây, ngũ cốc, kim loại quý, hóa chất, phân bón... cũng sẽ được chuyển hướng các nước Mỹ Latinh.
Thu hoạch lúa mì tại vùng Stavropol, miền nam nước Nga. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các biện pháp này được đưa ra trong khuôn khổ bản cập nhật dự án quốc gia về "Hợp tác quốc tế và xuất khẩu".
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 27/5, kênh truyền hình Izvestia đưa tin, Nội các Nga dự định kéo dài dự án quốc gia "Hợp tác quốc tế và xuất khẩu" đến năm 2030 sau thời hạn ban đầu vào năm 2024. Từ năm 2018, tổng chi phí cho dự án đã lên tới hơn 950 tỷ ruble (khoảng 10,6 tỷ USD), nhằm tăng khối lượng thương mại với Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU) lên 1,5 lần, cũng như tăng khối lượng đầu tư lẫn nhau giữa các nước. Trọng tâm của dự án này vẫn là xuất khẩu phi tài nguyên, phi năng lượng - cung cấp các sản phẩm nông nghiệp (ngũ cốc, rau, trái cây và các loại khác), cũng như hàng công nghiệp - hóa chất, phân bón, đá, gang và thép, kim loại màu và kim loại quý.
Chính phủ Nga ước tính đến năm 2030, xuất khẩu phi tài nguyên, phi năng lượng sẽ tăng lên 248,1 tỷ USD, trong đó sản phẩm công nghiệp sẽ chiếm 192,9 tỷ USD, sản phẩm nông nghiệp chiếm 55,2 tỷ USD. Tính đến cuối năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu phi nguyên liệu, phi năng lượng của Nga đạt 146,3 tỷ USD, giảm 23% so với năm 2022.
Bộ Công Thương Nga cho biết trong lần cập nhật này, dự án chuyển hướng xuất khẩu phi tài nguyên, phi năng lượng sang các thị trường thân thiện và tạo cơ hội tiếp cận các quốc gia mới. Trong số các thị trường hứa hẹn, bộ đã nêu tên các quốc gia ở châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh. Bộ cũng nêu ra nhiệm vụ chính mà các cơ quan chức năng phải đối mặt và triển khai các công cụ liên quan để hỗ trợ các nhà xuất khẩu.
Trong số đó có việc thành lập các trung tâm vận tải và hậu cần, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng khác ở các nước thân thiện. Ngoài ra, một nhiệm vụ khác là việc triển khai các hành lang vận tải và hậu cần quốc tế ưu tiên (MTLK) - tuyến đường biển phía Bắc và hành lang Bắc - Nam, cũng như các hành lang vận tải và hậu cần quốc tế ưu tiên theo hướng châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Theo đánh giá của ông Maxim Chereshnev, thành viên Hội đồng Doanh nghiệp Nga, Chủ tịch Hội đồng Phát triển Ngoại thương, Quan hệ thương mại và Kinh tế quốc tế, quyết định tập trung vào thị trường châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh là hợp lý và tự nhiên trong tình hình hiện nay. Theo ông, những quốc gia này có thị trường nội địa rộng lớn và việc hợp tác với các thị trường này có thể mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp Nga.
Ông Chereshnev cho biết Nga đặt mục tiêu xuất khẩu nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn, tức là hàng hóa cuối cùng, ra nước ngoài.
Đồng quan điểm, ông Georgiy Ostapkovich - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường tại Trường Kinh tế Cao cấp của Nga, nói rằng quyết định của chính phủ "định hướng lại toàn bộ hoạt động hậu cần từ Tây sang Đông và Nam" là hoàn toàn đúng đắn.
Theo ông, đầu tư của Nga phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực này sẽ phụ thuộc vào khối lượng xuất khẩu cùng chủng loại hàng hóa và là chủ đề đàm phán giữa các nước.
Theo Tổng cục Hải quan Liên bang, năm 2023, mặt hàng xuất khẩu chính của Nga vẫn là khoáng sản, bao gồm cả dầu mỏ, chiếm 61% tổng lượng xuất khẩu. Hơn nữa, theo Trung tâm Xuất khẩu Nga, các vị trí xuất khẩu tiếp theo vẫn là nông sản - 10% (43 tỷ USD), hóa chất (27,2 tỷ USD). Tiếp theo là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các hàng hóa khác (22,9 tỷ USD), rồi đến gỗ, sản phẩm bột giấy và giấy (9,9 tỷ USD) và cuối cùng là sản phẩm dệt may và giày dép (1,7 tỷ USD). Trong 10 năm qua, từ 2013 đến 2022, xuất khẩu phi tài nguyên, phi năng lượng của Nga đã tăng hơn 33%.
Hàng tỷ USD tiền "bẩn" được mang lậu bằng đường hàng không như thế nào? Các chuyến bay từ Heathrow đến Dubai có hai yếu tố quan trọng để những kẻ "rửa tiền" lợi dụng: Một sân bay không quét hành lý của khách đi qua để phát hiện tiền mặt và sân bay kia hoan nghênh các bao tải tiền đó. Từ những lỗ hổng an ninh Một ngày tháng 8/2020, Jo-Emma Larvin đẩy một chiếc xe...