Đưa vợ đi liên hoan 8/3 về “dính cồn”, nam tài xế đổi lái cho vợ
Khi bị CSGT dừng xe yêu cầu thổi nồng độ cồn, nam tài xế L.C.V. nhất quyết không chịu thổi nồng độ cồn vì cho rằng vợ mình cầm lái chứ không phải người đàn ông này điều khiển.
Tối 8/3, Tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) ra quân xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn tại khu vực ngã tư Hàm Nghi – Nguyễn Cơ Thạch. Thời gian làm việc của tổ công tác từ 19h đến 24h cùng ngày.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, lúc 21h11, cán bộ tổ công tác sử dụng bộ đàm thông báo có một trường hợp điều khiển xe máy Honda SH mang BKS 29L1-695.xx nghi sử dụng rượu bia, nên tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe.
Anh V. nhất quyết không chịu thổi nồng độ cồn và yêu cầu CSGT đưa ra hình ảnh bản thân điều khiển xe máy (Ảnh: Trần Thanh).
Tuy nhiên, khi phát hiện CSGT từ xa, người đàn ông điều khiển xe máy đã dừng xe, đổi lái cho người phụ nữ phía sau.
Khi bị cán bộ CSGT yêu cầu thổi nồng độ cồn, nam tài xế nhất quyết không chấp hành và nói rằng bản thân không phải là người điều khiển xe máy, mà là vợ của anh này.
Đại diện tổ công tác sau đó đã tiến hành giải thích cho nam tài xế nêu trên rằng, lực lượng chức năng đã phát hiện người đàn ông có hành vi đổi lái cho vợ mình từ điểm chốt phía trên đường Nguyễn Cơ Thạch.
Sau khi sử dụng rượu bia và điều khiển xe máy, anh V. đã đổi lái cho vợ khi thấy CSGT (Ảnh: Trần Thanh).
Tuy nhiên, sau khoảng 10 phút đồng hồ, nam tài xế nêu trên vẫn nhất quyết không chịu thổi nồng độ cồn. Người này cũng thừa nhận rằng bản thân hôm nay cùng vợ đi liên hoan 8/3 về. Nhưng do đã uống rượu nên anh ta để vợ mình điều khiển xe máy.
Sau 3 lần thông báo nhưng người đàn ông vẫn không chấp hành, tổ công tác đã đưa người và phương tiện vào chốt để làm việc. Sau khoảng 20 phút, người đàn ông nêu trên đã chấp hành thổi nồng độ cồn. Danh tính người này được làm rõ là anh L.C.V. (SN 1987, quê Lạng Sơn). Anh V. vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,297mg/lít khí thở.
Đại úy Trương Xuân Hòa, tổ trưởng tổ công tác cho biết, với vi phạm này, anh V. sẽ bị xử phạt 4,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 17 tháng và bị tạm giữ phương tiện đến 7 ngày làm việc.
Anh L. tại chốt CSGT (Ảnh: Trần Thanh).
Cũng với lý do vui liên hoan ngày 8/3, anh N.T.L. (SN 1974, ở quận Ba Đình) vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,319mg/lít khí thở.
Tại chốt CSGT, anh L. cho biết, do hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ nên anh và bạn bè có sử dụng rượu bia. Do chủ quan nên người đàn ông này đã không bắt xe ôm để về nhà.
“Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm. Chỉ vì vui liên hoan quá nên tôi đã trót vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông”, anh L. phân trần.
Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo Cục CSGT (C08) Bộ Công an, tài xế có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ 5 - 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng nồng độ cồn nếu cho rằng mình không sử dụng rượu bia mà vẫn có cồn.
Vi phạm nồng độ cồn vẫn cao
Theo thống kê của C08, trong 45 ngày qua, CSGT toàn quốc phát hiện, xử lý 99.135 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. C08 cho hay đây là con số rất cao, tăng 23,6% so với 45 ngày liền kề trước đó, dù vẫn trong thời gian cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn.
Tài xế có quyền nghỉ ngơi, đề nghị đo lại nồng độ cồn. Ảnh DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, trong số các trường hợp vi phạm, có tới 31% tài xế vi phạm ở mức 3 (mức kịch khung theo Nghị định 100, trên 0,4 mg/lít khí thở). Ngoài ra, thống kê cho thấy có tới 1.438 tài xế không chấp hành việc kiểm soát, những trường hợp này đều vi phạm ở mức kịch khung.
"Số người bị xử lý nồng độ cồn rất cao như vậy cho thấy thói quen chưa thay đổi, do đó thời gian tới lực lượng CSGT vẫn sẽ tiếp tục xử lý kiên quyết", đại diện C08 cho hay.
Tài xế có quyền yêu cầu CSGT cho nghỉ, đo lại nồng độ cồn nếu nghi ngờ
Theo C08, trong năm 2023, lãnh đạo Bộ Công an xác định quan điểm thiết lập kỷ cương, bảo đảm trật tự an toàn trên các tuyến giao thông toàn quốc. Trong đó, tài xế có nồng độ cồn là một trong 3 hành vi vi phạm được tập trung xử lý để giảm tai nạn, cùng với hành vi chở quá tải trọng và chạy quá tốc độ.
Thời gian tới, lực lượng CSGT sẽ tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn
DUY HOÀNG
Đại diện C08 cho hay, việc kiểm soát nồng độ cồn được lực lượng CSGT thực hiện trên cả nước, đặc biệt tập trung tại các đô thị, nhằm răn đe nhưng cũng là giúp người dân hình thành thói quen "đã uống rượu bia thì không lái xe".
Quá trình xử phạt cũng "không có vùng cấm và không có ngoại lệ". Cụ thể, lực lượng CSGT đã tham mưu hơn 40 thành ủy, tỉnh ủy có văn bản chỉ đạo cơ quan, ban, ngành, đảng viên, công chức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, đã uống rượu bia thì không lái xe và không được can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm.
Ngoài ra, theo đại diện C08, các cán bộ CSGT làm nhiệm vụ phải ghi rõ nhật ký ca công tác, trong mỗi máy đo nồng độ cồn cũng lưu trữ toàn bộ dữ liệu để chỉ huy đơn vị đối chiếu với các biên bản xử lý. Bên cạnh đó, một số địa phương CSGT còn phải kiểm tra chéo địa bàn nhằm tránh có sự quen biết, xin bỏ qua vi phạm.
Xử lý để người dân tâm phục khẩu phục
Trước những lo ngại của tài xế về việc ăn hoa quả, uống thuốc dạng siro sẽ có nồng độ cồn khi kiểm tra, đại diện C08 khẳng định, ngay khi Nghị định 100 ra đời, C08 đã có những thử nghiệm với nhiều loại hoa quả, thuốc ho, nước trái cây lên men... kết quả cho thấy người ăn, uống đều không có nồng độ cồn.
Theo đại diện C08, quy trình kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT có 2 bước, đầu tiên là đo định tính để xác nhận có cồn hay không, sau đó mới đo định lượng để xác định chính xác mức cồn trong hơi thở.
"Trường hợp kiểm tra định tính xác định có nồng độ cồn, nếu lái xe có sử dụng một số đồ ăn lên men trước đó thì họ có quyền đề nghị CSGT cho nghỉ ngơi 5 - 10 phút, đồng thời uống nước cho sạch khoang miệng trước khi đo định lượng. Ngoài ra, tài xế đã đo định lượng xác định có cồn cũng được phép đề nghị lực lượng chức năng cho thổi lại để đảm bảo tính khách quan", đại diện C08 cho hay.
Cảnh báo tình trạng dùng tem kiểm định giả
Theo đại diện C08, ngoài tình trạng tài xế vi phạm nồng độ cồn có chiều hướng gia tăng thì tình trạng lái xe dùng giấy tờ giả, đặc biệt làm giả tem kiểm định cũng đáng báo động trong thời gian gần đây.
Thống kê của C08 cho thấy, từ cuối năm 2022 tới nay, toàn quốc đã phát hiện 40 trường hợp dùng tem kiểm định giả. CSGT đã chuyển cơ quan điều tra 20 trường hợp, trong đó 4 vụ bị khởi tố và 9 trường hợp bị xử lý hành chính.
CSGT niêm phong phương tiện dùng tem kiểm định giả để bàn giao cho Công an TP.Thái Nguyên xử lý. Ảnh DUY HOÀNG
Để dẫn đến tình trạng này cũng một phần do công tác đăng kiểm thời gian qua gây khó khăn cho chủ phương tiện, đặc biệt là chủ xe kinh doanh vận tải. Không đăng kiểm được, nhiều tài xế đã lên mạng mua tem giả để dán vào xe nhằm tránh bị CSGT xử lý.
"Nhiều người cho rằng đây là hành vi bình thường nhưng chúng tôi khuyến cáo đây là vi phạm rất nghiêm trọng. Tài xế có thể bị khởi tố hình sự", đại diện C08 nói, và cho hay, trường hợp phương tiện gặp tai nạn giao thông trên đường mà nguyên nhân liên quan tới yếu tố an toàn kỹ thuật thì chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Xác minh người đàn ông cản trở xe cứu thương đi đón người bệnh Người cản trở xe cứu thương không chỉ chạy lạng lách trước đầu xe, mà còn xuống xe chửi bới tài xế, rồi dùng tay đập cửa kính xe. Tối 30-10, Công an huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương đang xác minh, làm rõ thông tin một người đàn ông cản đường xe cứu thương. Theo đó, chiều cùng ngày, mạng xã hội...