Đứa trẻ 3 tuổi bị bệnh tiểu đường, bác sĩ cảnh báo do chế độ ăn của người mẹ trong khi mang thai
Nếu người mẹ trong thời gian mang thai có chế độ ăn uống không hợp lý, không những gây hại cho sức khỏe của người mẹ, còn mang bệnh cho con. Trường hợp đứa trẻ 3 tuổi bị bệnh tiểu đường là lời cảnh tỉnh sâu sắc.
Cậu bé 3 tuổi đã bị bệnh tiểu đường
Cô Lý ở Hàng Châu (Trung Quốc) có một cậu con trai vô cùng đáng yêu tên là Tiểu Bảo, năm nay cậu bé tròn 3 tuổi. Bình thường Tiểu Bảo rất nghịch ngợm luôn khiến cô Lý đau đầu. Tuy nhiên, gần đây Tiểu Bảo có chút thay đổi, cậu bé thường im lặng, mỗi ngày đều mơ mơ hồ hồ, giống như muốn ngủ.
Điều này khiến cô Lý có chút lo lắng, nên dẫn con trai đến Bệnh viện Nhi thành phố Hàng Châu để kiểm tra. Sau khi xem xét toàn diện, bác sĩ đã đưa đứa trẻ đi đo lượng đường trong máu. Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của Tiểu Bảo là 24,2 mmol/L, trong khi đường huyết lúc đói của người bình thường chỉ từ 3,9 đến 6,1 mmol/L.
Kết quả cho thấy lượng đường trong máu của Tiểu Bảo là 24,2 mmol/L (Ảnh minh họa).
Cuối cùng, bác sĩ Khoa Nôi tiêt, chuyên hoa va di truyên nói với cô Lý rằng, đứa trẻ bị bệnh tiểu đường loại 1. Cũng chính là nói Tiểu Bảo 3 tuổi đã bị bệnh tiểu đường, bác sĩ xem xét thời kỳ mang thai của cô Lý đã xuất hiện bệnh tiểu đường thai kỳ, Tiểu Bảo bị tiểu đường rất có khả năng có liên quan đến chế độ ăn uống không đúng cách khi mang thai của người mẹ.
Sau khi nghe những lời của bác sĩ, cô Lý ngồi thụp xuống và bật khóc: “ Đều là lỗi của tôi, hồi đó nếu không phải tôi ăn uống bừa bãi, lại bị nghén đồ ngọt nên ăn thả phanh thì cũng không đến mức khiến bản thân bị tiểu đường thai kỳ, hiện tại còn hại đứa trẻ, tôi thật sự đáng tội chết“.
Bác sĩ cảnh cáo: Mặc dù muốn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ phát triển, nhưng các bà mẹ không thể ăn uống tùy tiện theo ý mình thích, đặc biệt là những thực phẩm có lượng đường cao, một khi ăn quá nhiều, sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ, không chỉ gây hại cho sức khỏe của bản thân, còn có thể khiến trẻ bị tiểu đường thời thơ ấu. Khi bị tiểu đường tuýp 1 thì trẻ phải chung sống với bệnh này suốt đời.
Do đó, các bà mẹ trong giai đoạn mang thai nhất định phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý, không chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển, cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Các bà mẹ không thể ăn uống tùy tiện theo ý mình thích, đặc biệt là những thực phẩm có lượng đường cao (Ảnh minh họa).
Các thực phẩm các bà bầu nên ăn để tránh tiểu đường thai kỳ
Video đang HOT
Khoai lang: Khoai lang dễ ăn, thơm ngọt và đem lại hiệu quả đặc biệt trong việc hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bạn có thể luộc, hấp hoặc nướng khoai lang. Tất cả những cách chế biến đều rất làm những mẹ bầu vừa miệng.
Mộc nhĩ: Có tác dụng hạ đường huyết nhờ mộc nhĩ chứa nhiều polysaccharides. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin, sắt, canxi và các khoáng chất trong mộc nhĩ cũng tương đối cao. Nhờ vậy mà ăn nó, phụ nữ mang thai sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn.
Hành tây tím: Có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau, hành tây tím chứa nhiều hóa chất tự nhiên có tác dụng cao trong việc hạ đường huyết, giảm mỡ máu… Để tránh bị tiểu đường trong thai kỳ, các mẹ hãy thêm loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của mình để thấy được công dụng tuyệt vời của nó.
Khoai lang dễ ăn, thơm ngọt và đem lại hiệu quả đặc biệt trong việc hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu (Ảnh minh họa).
Rong biển: Chứa rất ít đường, rong biển có tác dụng tích cực trong hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu. Canh rong biển là một gợi ý cho mẹ bầu để chế biến loại thực phẩm chứa nhiều vitamin này.
Cà rốt: Có nhiều vitamin B1, B2, B9, protein, chất xơ thô, sắt, canxi… nhưng đặc biệt cà rốt không hề có chất béo hoặc cholesterol. Vì thế, nó cực kỳ có lợi cho những bà bầu đang mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cà rốt còn được dùng để hạ huyết áp, trị táo bón.
Mướp đắng (khổ qua): Phụ nữ mang thai có thể ngại loại thực phẩm này có tính hàn nên từ chối nó. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu lâm sàng, mướp đắng lại rất có giá trị trong việc chữa cao huyết áp. Vì tác dụng tuyệt vời như thế, thỉnh thoảng, mẹ bầu có thể bổ sung nó vào bữa ăn của mình.
Vài lần 1 tuần, phụ nữ mang thai nên đưa các loại cá thơm ngon này lên bàn ăn nhà mình để bảo vệ sức khỏe cho mình và con yêu (Ảnh minh họa).
Cá: Trong một số loại cá như cá hồi, cá thu sẽ là nguồn bổ sung axit béo omega-3 làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và làm cải thiện sức đề kháng insulin. Vài lần 1 tuần, phụ nữ mang thai nên đưa các loại cá thơm ngon này lên bàn ăn nhà mình để bảo vệ sức khỏe cho mình và con yêu.
Tỏi: chứa rất nhiều chất hữu cơ như Allicin, flanovoids… những thành phần rất quan trọng này kích thích tuyến tụy tiết insulin chính vì vậy mà làm lượng đường được lưu thông đến tế bào, giảm lượng đường trong máu. Phụ nữ có thai nên ăn tỏi bởi công dụng đặc biệt của nó.
Theo Helino
Bà mẹ kể lại trải nghiệm 36 giờ đau đẻ kinh hoàng trong lần đầu sinh con, ám ảnh đến mức nghĩ không bao giờ sinh nữa
Không chỉ trải qua lần đầu sinh con đau đớn kéo dài nhiều giờ mà trải nghiệm sinh nở của người mẹ này còn khiến cô mắc phải chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý suốt nhiều năm sau.
Louise Pentland, vlogger làm đẹp nổi tiếng ở Anh, chia sẻ về lần sinh con gái đầu lòng vô cùng khó khăn 7 năm trước đã để lại những sang chấn tâm lý nặng nề với cô. Pentland thổ lộ rằng, phải mất tới 7 năm, cô mới đủ can đảm làm video để kể về câu chuyện mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) vì lần đầu sinh con. Mong muốn của cô là giãi bày mọi chuyện và giúp đỡ những bà mẹ khác.
Pentland cho biết, cô mang thai con gái đầu lòng Darcy năm 24 tuổi. Thai kỳ diễn ra vô cùng suôn sẻ cho tới lúc bà mẹ trẻ chuyển dạ sau khi đã quá ngày dự sinh. Ban đầu, Pentland hi vọng sẽ được sinh nở trong bồn nước nhưng thực tế chuyển dạ của cô đồng nghĩa với việc Pentland phải sinh trong phòng đẻ như bao sản phụ khác. Và điều này khiến cô có cảm giác mình bị mất kiểm soát.
Thai kỳ diễn ra vô cùng suôn sẻ cho tới lúc bà mẹ trẻ chuyển dạ sau khi đã quá ngày dự sinh.
Pentland mô tả căn phòng nơi cô được đưa vào đó chẳng khác nào "một phòng giam". Cô còn phải trải qua vô số cuộc kiểm tra âm đạo từ vô số bà đỡ. Nó gây ra cảm giác "bẩn thỉu" đối với Pentland.
Sau khi đồng ý dùng thuốc giảm đau pethodine, Pentland cho biết, cô cảm thấy "đơ" hoàn toàn trước tác dụng của thuốc và "không còn biết gì nữa".
" Trải nghiệm sinh nở lần đó với tôi vô cùng, vô cùng đau đớn. Tôi nằm trong phòng sinh suốt 31 giờ trong tổng số 36 giờ đau đẻ mà không dùng bất cứ loại thuốc nào, ngoại trừ codeine", Pentland nói trong video
Darcy chào đời với sự trợ giúp từ thủ thuật rạch tầng sinh môn - lớp da nằm giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật được áp dụng nhằm nới rộng đường ra cho em bé.
Bác sĩ đặt bé yêu nằm lên ngực Pentland. Nhưng khi nhau thai được đưa ra, bà mẹ trẻ bắt đầu mất máu, tới 1,5 lít. Kết cục, Pentland không được về phòng ngay như những bà mẹ khác mà phải nằm tại phòng sinh thêm 8 tiếng nữa.
Cảm giác mong manh, dễ bị tổn thương của Pentland càng trở nên tồi tệ hơn lúc về phòng và nhìn mọi người đang ôm ấp, cưng nựng con mình. " Ai cũng yêu em bé và khen con. Ai cũng hỏi: 'Sinh nở thế nào?' và tôi có cảm giác mình sẽ phải kể đi kể lại câu chuyện riêng tư này rất nhiều lần".
Cảm giác mong manh, dễ bị tổn thương của Pentland càng trở nên tồi tệ hơn lúc về phòng và nhìn mọi người đang ôm ấp, cưng nựng con mình.
Gần như suýt khóc, ngôi sao có hơn 2,5 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube, tiết lộ, những ngày sau đó, cô liên tục hồi tưởng cảnh sinh nở và lúc nào cũng trong tình trạng nước mắt đầm đìa, mệt mỏi cùng cực. Rất nhiều vị khách tới thăm em bé trong những tuần đầu tiên xuất viện cũng tạo nên cảm giác bức bối vì Pentland không thể kêu họ về để có những "giây phút gắn kết quý giá với con gái mới sinh".
Pentland, ngôi sao có hơn 2,5 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube, tiết lộ, những ngày sau đó, cô liên tục hồi tưởng cảnh sinh nở và lúc nào cũng trong tình trạng nước mắt đầm đìa.
Trong suốt thời gian đó, Pentland biết mình phải chăm sóc con nhưng lại không nhìn con bằng ánh mắt yêu thương. Có điều gì đó cô không dám nói cho những người khác biết. Cơ chế tự vệ của cơ thể được kích hoạt và Pentland đã nghĩ sẽ không bao giờ sinh nở thêm bất cứ lần nào nữa. Nhưng ý tưởng này không thành sự thật vì Pentland đã chào đón bé con thứ hai, Pearl 7 năm sau.
Câu chuyện sinh nở "kinh hoàng" năm đó rốt cuộc đã có một "kết thúc tốt đẹp" - theo lời Pentland. Bởi nỗi sợ hãi phải trải qua một lần tương tự khiến cô quyết định thuê một bà đỡ riêng và bày tỏ mọi cảm xúc của mình với người đó. Đây là một lựa chọn tốt bởi nó đảm bảo rằng, bà đỡ sẽ luôn có mặt ở bên Pentland trong toàn bộ quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở.
Bé Pearl chào đời một cách an toàn vào đầu năm nay sau khi Pentland sử dụng kỹ thuật sinh nở nhờ thôi miên để kiểm soát cơn đau. Pentland sinh con tại nhà và mô tả trải nghiệm thứ hai này bằng những từ ngữ vô cùng tích cực: Một trải nghiệm "đẹp đẽ, êm dịu và thoải mái".
Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý - PTSD là gì?
Đây là một chứng rối loạn lo lắng gây ra do các sự kiện bi kịch, đáng sợ, cực kỳ căng thẳng. Những người bị PTSD thường chịu đựng những cơn ác mộng, màn hồi tưởng tới sự kiện đau thương và có thể trải nghiệm tình trạng mất ngủ, không thể tập trung.
Triệu chứng thường đủ nghiêm trọng và kết quả là cuộc sống thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng sâu sắc, có thể kéo dài tới nhiều năm sau.
Trung bình, cứ 3 người phải chứng kiến những sự kiện đau lòng lại có 1 người bị PTSD.
Những người cảm thấy lo lắng mình có thể bị PTSD nên tới gặp bác sĩ. Họ có thể sẽ gợi ý lộ trình trị liệu tâm lý hoặc chống trầm cảm cho người bệnh.
Theo Helino
Bà bầu uống rượu, con sinh ra kém thông minh Phụ nữ mang thai uống hai cốc rượu mỗi tháng có thể khiến con sinh ra kém thông minh và bị tăng động giảm chú ý. Theo The Guardian, kết luận này được Bệnh viện Đại học Erlangen (Đức) công bố trên tạp chí Frontiers in Behavioral Neuroscience. Cụ thể, người mẹ uống rượu trong khi mang thai sinh ra em bé có...