Đưa sữa hạt Việt Nam sang Hàn Quốc, Vinamilk tự tin tại “Sân chơi lớn”
Sau một thời gian thăm dò và giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hàn Quốc, đầu tháng 06/2020, Vinamilk đã tiến tới ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu lô hà ng lớn với 85 containers sản phẩm gồm: Bộ 3 sữa đậu nành hạt cao cấp và Trà sữa mang thương hiệu Vinamilk.
Có mặt tại Việt Nam chưa đầy 2 năm nhưng bộ sản phẩm sữa hạt thơm ngon, dinh dưỡng này của Vinamilk đã nhanh chóng được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và chinh phục được thị trường Hàn Quốc với hợp đồng xuất khẩu trị giá 1,2 triệu USD.
Thị trường sản phẩm dinh dưỡng tại Hàn Quốc được cho là cạnh tranh rất khốc liệt, với sự thống lĩnh của các tập đoàn thực phẩm lớn trong nước. Với chỉ riêng sản phẩm sữa đậu nành thì đã có gần 40 chủng loại khác nhau có mặt trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Vì vậy, có thể nói, việc Vinamilk “tiến công” để mở rộng thị trường Hàn Quốc với dòng sản phẩm Sữa hạt mới, định vị cao cấp đã góp phần khẳng định sức cạnh tranh về cả chất lượng và thương hiệu của Vinamilk ở thị trường quốc tế.
Không chỉ chú trọng về chất lượng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu cũng được Vinamilk đầu tư để chinh phục thị trường Hàn Quốc
Là nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30.000 USD, người dân Hàn Quốc không chỉ có mức sống cao mà còn có yêu cầu rất cao đối với sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu, và các sản phẩm dinh dưỡng cũng không phải là ngoại lệ. Với chất lượng đạt chuẩn quốc tế, khẩu vị đặc trưng và hình ảnh thương hiệu cao cấp, bộ 3 sản phẩm Sữa đậu nành đậu đỏ, hạnh nhân và hạt óc chó của Vinamilk giới thiệu tại thị trường Hàn Quốc bước đầu tạo được ấn tượng tích cực với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng Hàn Quốc dễ dàng mua được bộ sản phẩm sữa đậu nành hạt cao cấp của Vinamilk thông qua các kênh thương mại điện tử
“Tôi tin rằng người tiêu dùng Hàn Quốc sẽ bị thu hút bởi các sản phẩm của Vinamilk vì hương vị thơm ngon và sự đậm đà của các loạt hạt có trong sản phẩm. Sản phẩm trà sữa thì có hương vị trà rõ nét, gấp đôi các sản phẩm hiện đang có trên thị trường sẽ làm hài lòng các khách hàng vốn rất chuộng các sản phẩm trà sữa với hương vị trà thơm ngon như các sản phẩm từ Châu Âu”, ông Seol Boo Chun, Giám đốc Công ty Vina Korea, đối tác phân phối các dòng sản phẩm này giải thích cho lý do mà Công ty mạnh dạn nhập lượng lớn sản phẩm sữa đậu nành hạt và trà sữa của Vinamilk để kinh doanh tại một thị trường có tiêu chuẩn và yêu cầu cao như Hàn Quốc.
Dây chuyền sản xuất sản phẩm sữa hạt xuất khẩu của Vinamilk
Vinamilk đã có hơn 10 năm để nghiên cứu và phát triển kinh doanh về thị trường Hàn Quốc. Với cách thức tiếp cận thị trường nước ngoài một cách bài bản, trước khi bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu, Vinamilk cùng phía đối tác đã dành nhiều thời gian tìm hiểu thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Sự chuẩn bị này giúp sản phẩm phù hợp khẩu vị, thị hiếu người dân đồng thời tạo ra hương vị đặc trưng riêng cho sản phẩm để chinh phục người tiêu dùng. Đối với thị trường phát triển có yêu cầu cao như Hàn Quốc, Vinamilk cũng chú trọng đầu tư về nhận diện thương hiệu, thiết kế hình ảnh,… để tạo ấn tượng khi sản phẩm ra mắt.
Các sản phẩm được kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Hàn Quốc
Bắt đầu từ tháng 6/2020, các sản phẩm sữa đậu nành hạt và trà sữa của Vinamilk đã bắt đầu được bán trên các trang thương mại điện tử của Hàn Quốc như 11St và eBay. Tại Hàn Quốc, thương mại điện tử rất phát triển, xu hướng mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến với người dân nước này, tỷ lệ chiếm trên 50%. Hơn nữa, xu hướng này lại càng tăng mạnh trong điều kiện cách ly xã hội của Hàn Quốc vì đại dịch Covid-19, người dân hạn chế đi ra ngoài. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng tiện lợi như CU, GS25 và 7-Eleven cũng được cho là kênh phân phối phù hợp để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu của dòng sản phẩm này trong thời gian tới, ông Seol Boo Chun cho biết thêm.
Video đang HOT
Bộ sản phẩm sữa đậu nành hạt của Vinamilk thu hút được người tiêu dùng trong nước chỉ trong một thời gian ngắn ra mắt thị trường
Ông Võ Trung Hiếu – Giám đốc Kinh doanh quốc tế của Vinamilk cho biết: “Vinamilk được biết đến là thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam, liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng uy tín của các tổ chức như Forbes và Nikkei. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Vinamilk đều đạt các tiêu chuẩn chất lượng của Châu Âu và Mỹ, là những tiêu chuẩn mà người tiêu dùng Hàn Quốc tin tưởng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Vinamilk tự tin bước vào sân chơi lớn, cạnh tranh với các nhà sản xuất nội địa tại Hàn Quốc vốn đang chiếm lĩnh thị trường này.”
Các sản phẩm sữa hạt của Vinamilk chuẩn bị lên đường xuất khẩu phục vụ người tiêu dùng Hàn Quốc.
Vinamilk mở đầu năm 2020 với hợp đồng xuất khẩu sữa 20 triệu USD đi Trung Đông được ký kết ngay tại Hội chợ quốc tế Gulfood Dubai. Tiếp đó, trong điều kiện giãn cách xã hội, công ty xuất thành công lô sữa đặc đầu tiên sang Trung Quốc và nhiều nước khác. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, với nhiều biến động lớn về kinh doanh quốc tế do đại dịch Covid-19, Vinamilk vẫn liên tục ghi nhận các tin tích cực đến từ mảng xuất khẩu nhờ sự ổn định, chắc chắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự tích cực khai phá những thị trường quốc tế tiềm năng. Mới đây, Vinamilk được Forbes Vietnam đánh giá thuộc Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2020 và cũng là công ty dinh dưỡng duy nhất trong bảng xếp hạng này.
Tăng trưởng xuất khẩu kỳ vọng vào lực đẩy từ các hiệp định thương mại
Nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 2, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020.
Chế biến cá tra xuất khẩu tại tỉnh An Giang. (Ảnh: TTXVN)
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong quý 2, khi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại, Việt Nam vẫn có thể đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 7-8% như kế hoạch nếu tận dụng được các cơ hội thị trường.
Đặc biệt, các ưu đãi của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu trong thời gian tới.
Xuất khẩu giảm sút
Nhận định về hoạt động xuất nhập khẩu trong 4 tháng qua, ông Trần Thanh Hải- Phó Vụ trưởng Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, từ đầu năm đến nay xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều khó khăn, không đạt tăng trưởng cao như những năm trước.
Tuy nhiên, kết quả xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu của Việt Nam vẫn được đánh giá cao hơn nhiều quốc gia khác đang rơi vào cảnh tăng trưởng xuất khẩu âm.
Bên cạnh đó, trong khi xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm sút, vẫn có những mặt hàng tăng trưởng như: điện thoại và linh kiện điện tử; máy móc thiết bị phụ tùng; gỗ và sản phẩm từ gỗ; gạo; sữa...
Chẳng hạn như việc cùng với hợp đồng xuất khẩu sữa có giá trị 20 triệu USD với một đối tác tại Gulfood Dubai vào đầu năm nay, sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sữa đặc Ông Thọ sang Trung Quốc thật sự là tín hiệu lạc quan của Vinamilk cũng như đối với ngành sữa Việt Nam nói chung, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện xuất khẩu đang giảm tốc.
Không những thế, trong bối cảnh nhiều mặt hàng dệt may gặp khó khăn do bị hoãn, giãn đơn hàng, khẩu trang đang là "cứu cánh" của doanh nghiệp dệt may.
400 triệu khẩu trang y tế là số lượng trong đơn hàng Tổng công ty May 10 đã ký với đối tác giao hàng trong tháng 7. Ngoài đơn hàng khẩu trang y tế, May 10 còn nhận được các đơn hàng từ Đức, Mỹ cho khẩu trang vải kháng khuẩn, tổng cộng hơn 20 triệu chiếc.
Theo Bộ Công Thương, nếu trong quý 1, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa bị tác động nhiều bởi đại dịch COVID-19 thì bước sang quý 2, hoạt động này phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế có độ mở lớn sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế trước diễn biến của dịch ngày càng phức tạp, khó lường.
Hơn nữa, dịch bệnh tại nhiều thị trường khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Đông chưa được kiểm soát, việc các nước áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại tiếp tục gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Công nhân Công ty Cổ phần May Chiến Thắng sản xuất khẩu trang vải dệt kim kháng khuẩn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 đạt 19,7 tỷ USD, giảm mạnh 18,4% so với tháng 3/2020 và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm so với tháng 3; trong đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm tới 20% so với tháng trước và đạt 16,4 tỷ USD.
Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm 18,6% so với tháng 3 đạt 247 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản giảm 6,6% so với tháng 3 đạt 2,02 tỷ USD.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 82,94 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ tăng 6,5%).
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 cả nước đạt 20,4 tỷ USD, giảm 7,9% so với tháng trước và giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu cả nước đạt 79,89 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ.
Dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu có thể thấy tháng 4 Việt Nam đã nhập siêu 700 triệu USD.
Tuy nhiên, tính chung 4 tháng, cán cân thương mại lại tiếp tục xuất siêu 3,04 tỷ USD cao hơn nhiều so với con số thặng dư đạt 983 triệu USD của 4 tháng đầu năm 2019; trong đó, khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 10,17 tỷ USD, khối doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu 7,13 tỷ USD.
Theo các chuyên gia thương mại, sau khi đạt mức tăng trưởng khá tích cực trong quý 1, hoạt động thương mại của Việt Nam trong tháng 4 đã bắt đầu chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19.
Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý 2/2020, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại cộng với những lợi thế cạnh tranh khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực.
Chờ đợi cơ hội
Các chuyên gia thương mại cho rằng, Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới.
Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều nền kinh tế đã tung các gói kích cầu quy mô lớn trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên nền kinh tế bởi đa phần các nước đều tăng cường chi tiêu tài khoá để đối phó với dịch bệnh, duy trì các hoạt động kinh tế thiết yếu và hỗ trợ người lao động.
Đặc biệt, tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ban ngành cũng đã và đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp do tác động của dịch COVID-19.
Hiện nay, tình hình kiểm soát và khống chế dịch bệnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc có kết quả tích cực; các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh... do đó, nhu cầu được dự báo sẽ dần tăng trở lại trong thời gian tới.
Hơn nữa, mới đây Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo kết quả chính thức của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 15 (POR15) cho giai đoạn từ ngày 1/8/2017 đến 31/7/2018 đối với sản phẩm cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đó, mức thuế cuối cùng áp cho các doanh nghiệp đã tham gia trả lời bản câu hỏi và hợp tác với Bộ Thương mại Hoa Kỳ là 0,15 USD/kg (tương ứng khoảng 3,8% giá xuất khẩu), giảm đáng kể so với đợt trước (POR14) là 1,37 USD/kg.
Các doanh nghiệp không hợp tác sẽ nhận mức thuế 2,39 USD/kg, giữ nguyên so với POR14. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam vẫn tiếp tục được hưởng mức thuế 0%.
Mức thuế chống bán phá giá cho cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang một số thị trường cũng có dấu hiệu tăng trưởng khả quan.
Đây là thông tin tích cực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam trong bối cảnh tình hình dịch bệnh dự kiến sẽ tác động đến ngành nuôi cá trong nước.
Các xe container chở hàng nông sản chờ làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Để tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất nhập khẩu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng khẳng định, Bộ Công Thương đã hướng dẫn các địa phương, Hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp dụng ngay các phương thức xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, trên môi trường thương mại điện tử, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm ứng dụng trên máy tính và điện thoại di động... trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Trước mắt, ưu tiên triển khai các hoạt động kết nối giao thương trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu; tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Riêng với thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương đã trao đổi và làm việc nhằm sớm đẩy nhanh năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu; đảm bảo vận tải giao thương ở biên giới; điều tiết lượng hàng hóa lên cửa khẩu, tránh để ùn tắc nhiều làm tăng chi phí.
Đặc biệt, Bộ còn thiết lập cơ chế liên kết bảo đảm trao đổi thông tin thông suốt với các Tham tán thương mại, các Vụ thị trường nước ngoài, các Hiệp hội ngành hàng, Trung tâm Xúc tiến thương mại địa phương và các doanh nghiệp trên cả nước trên các ứng dụng internet như đầu mối tiếp nhận, phản hồi các nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và các nước thông qua địa chỉ email, nhóm tương tác trên các ứng dụng Viber, Zalo.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng xây dựng và hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng tích hợp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam theo nhóm ngành hàng, khu vực địa lý, quy mô, loại hình doanh nghiệp, năng lực sản xuất xuất khẩu, nhu cầu xuất nhập khẩu và chia sẻ quyền truy cập hệ thống cho hệ thống các Thương vụ, Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cùng khai thác, sử dụng để tăng cường khả năng kết nối cơ hội kinh doanh, đầu tư thúc đẩy xuất khẩu./.
Vietcombank soán ngôi vốn hóa niêm yết lớn nhất của Vingroup Vietcombank hiện tại có vốn hóa 330.000 tỷ đồng, cao hơn con số 321.000 tỷ đồng của Vingroup và trở thành doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam. Trong phiên giao dịch cuối tuần 5/6, giá cổ phiếu Vietcombank giữ nguyên mốc tham chiếu 89.000 đồng. Trong khi đó, thị giá cổ phiếu Vingroup giảm 1% còn 95.000 đồng. Diễn biến này...