Đưa sản phẩm OCOP đến các thành phố trọng điểm trong nước
Ngày 15/5, tại Phường An Lợi Đông, Thành phố Thủ Đức, TP HCM, tỉnh Hậu Giang đã khai trương Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Hậu Giang. Đây là nơi tập trung trưng bày, giới thiệu và kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, Hậu Giang đã công nhận được 46 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao, 4 sao như: cá thát lát, khổ qua rừng, rượu, mức khóm, nước màu khóm, trà mãng cầu, trà khổ qua rừng, trái cây, gạo sạch…
Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Hậu Giang
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình OCOP, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trong tỉnh Hậu Giang còn gặp một số khó khăn như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung; Một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất chưa hiếu hết mục tiêu, ý nghĩa và nội dung Chương trình này nên chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm, đầu tư máy móc, trang thiết bị, mở rộng sản xuất.
Video đang HOT
Nhiều doanh nghiệp OCOP hoạt động còn rời rạc, thiếu sự kết nối và đặc biệt, sản phẩm OCOP Hậu Giang vẫn chưa được truyền thông, quảng bá rộng rãi và chưa có một hệ thống trưng bày, chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm một cách chuyên nghiệp.
Các sản phẩm OCOP Hậu Giang được trưng bày tại Trung tâm.
Người dân đến tham quan, mua sắm tại Trung tâm.
Theo ông Phạm Tiến Hoài- Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên chế biến nông sản Tiến Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, sau Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Hậu Giang trọng điểm trong nước, các Trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP Hậu Giang sẽ là nơi kết nối các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trong tỉnh tạo thành “một liên minh – vươn tầm Hậu Giang”.
Đồng thời tiếp sức đưa sản phẩm Hậu Giang đến thị trường trong nước và quốc tế, từ đó góp phần cải thiện đời sống của bà con nông dân và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Kênh vốn hiệu quả
Nguồn vốn vay từ chương trình vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp người dân của huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống.
Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn Tân Phước Bắc, xã Vạn Phước) cho biết, năm 2019, gia đình bà được vay 80 triệu đồng từ chương trình vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để mua 2 con bò giống nuôi sinh sản. Qua 2 năm chăm sóc, đàn bò của gia đình bà đã tăng lên 6 con, hứa hẹn đem lại cuộc sống ổn định. Ông Hồ Văn Dũng (thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh) phấn khởi khi thấy đàn bò được chăm sóc khỏe mạnh. Năm 2018, gia đình ông được vay 50 triệu đồng từ chương trình tín dụng chính sách cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn để chăn nuôi bò. Đến nay, ông đã bán 3 lứa bò mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình.
Gia đình ông Hồ Văn Dũng vay vốn nuôi bò hiệu quả.
Từ năm 2020 trở về trước, xã Vạn Phước là một trong những địa phương khó khăn vùng bãi ngang ven biển của huyện Vạn Ninh với tỷ lệ hộ nghèo hơn 11%. Được tiếp cận nguồn vốn chương trình tín dụng cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn đã giúp người dân địa phương có thêm kênh vốn để làm ăn. Người dân vay vốn chủ yếu để phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, xây dựng mô hình kinh tế... Hiện nay, dư nợ của chương trình trên địa bàn xã khoảng 11 tỷ đồng, với khoảng 250 lượt hộ vay. Ông Nguyễn Hùng - Chủ tịch UBND xã Vạn Phước chia sẻ, chương trình tín dụng này mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã từ hơn 12% thời điểm đầu năm 2016 xuống còn 2,45% vào đầu năm 2021. Địa phương đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2020.
Ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vạn Ninh cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, chương trình tín dụng chính sách hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn tiếp tục được triển khai tại 5 xã: Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Thạnh, Đại Lãnh, Vạn Long. Đây đều là những xã khó khăn của huyện với tỷ lệ hộ nghèo hơn 10%. Việc được hỗ trợ vốn vay tối đa 100 triệu đồng với thời gian vay tối đa 5 năm đã giúp nhiều hộ có điều kiện thực hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh. Để triển khai có hiệu quả chương trình, phòng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đoàn thể trong quản lý, sử dụng vốn vay từ khâu xét duyệt hồ sơ, thẩm định phương án sản xuất, kinh doanh đến giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân. Từ năm 2016 đến nay, phòng giao dịch đã giải ngân gần 90 tỷ đồng với khoảng 1.990 lượt hộ vay vốn. Hiện nay, dư nợ của chương trình hơn 68 tỷ đồng với 1.763 khách hàng còn dư nợ, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn vay đã giúp nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập và tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Năm 2021, huyện Vạn Ninh còn 4 xã được thụ hưởng nguồn vốn chương trình này là: Vạn Khánh, Vạn Thạnh, Đại Lãnh và Vạn Long. Địa phương kiến nghị NHCSXH tỉnh và cấp trên quan tâm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trong thời gian tới.
UBND TP.HCM trao quyết định thành lập 5 tờ báo, tạp chí UBND TP.HCM trao quyết định thành lập 5 tờ báo, tạp chí trực thuộc và bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cho các đơn vị này. Sáng 29/4, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong chủ trì lễ công bố và trao quyết định thành lập 5 cơ quan báo chí trực thuộc UBND TP.HCM, gồm: Báo Pháp Luật TP.HCM, tạp chí...