Dứa mua về chớ dại ăn ngay, làm thêm 1 bước nữa miếng nào cũng ngọt như mật, không chua hay rát lưỡi
Làm thêm một bước này quả dứa nào cũng ngọt như mật, ăn bao nhiêu cũng không sợ bị rát lưỡi.
Mùa hè là thời điểm dứa chín rộ, bạn dễ dàng bắt gặp những quả dứa vàng ươm tỏa hương thơm ngào ngạt ở các sạp hoa quả ven đường hay quầy trái cây tại các siêu thị.
Dứa giàu dinh dưỡng, vị chua ngọt kích thích vị giác nhưng có nhược điểm nhỏ là ăn nhiều lưỡi sẽ có cảm giác tê, hơi khó chịu.
Vì sao ăn dứa lại bị rát lưỡi?
Đa phần mọi người đều cho rằng “thủ phạm” khiến chúng ta bị rát lưỡi chính là lõi dứa mà không biết nguyên nhân xuất phát từ bromelain. Đây là 1 loại enzym có khả năng thúc đẩy phân hủy protein và cấu trúc màng nhầy trong niêm mạc miệng. Điều này làm cho chúng ta sau khi ăn dứa sẽ xuất hiện cảm giác rát lưỡi.
Bromelain được tìm thấy nhiều nhất trong lõi dứa. Ước tính, lượng bromelain ở phần này nhiều gấp 20 lần so với thịt dứa. Đây là lý do vì sao khi bạn ăn cả lõi dứa thì sẽ bị rát lưỡi hơn so với bình thường.
Ăn dứa thế nào để không bị rát lưỡi?
Nguyên nhân gây rát lưỡi khi ăn dứa là do bromelain vì thế cách để khắc phục điều này chính là bất hoạt loại enzym này. Có 3 cách mà mọi người thường áp dụng là:
1. Ngâm nước muối
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy một số người bán dứa sẽ ngâm quả này trong các lọ thủy tinh chứa đầy nước muối.
Bởi bromelain rất sợ mặn nên nếu ngâm dứa trong loại nước này phần nào sẽ bất hoạt được loại enzym này. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngâm dứa trong nước muối cũng mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thứ nhất, đúng là muối có khả năng bất hoạt bromelain. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn nước muối sẽ không thể xâm nhập hoàn toàn vào bên trong thịt dứa. Đây là nguyên do vì sao bên ngoài quả dứa thì ngọt nhưng bên trong vẫn chua.
Không những thế, việc bạn ngâm dứa quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng tới vị ngon của loại trái cây này.
Video đang HOT
Thứ hai, ngâm dứa nếu không dùng nước đun sôi để nguội, dụng cụ vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.
2. Luộc dứa
Không phải ai cũng biết ngoài sợ mặn thì bromelain còn rất sợ nhiệt độ cao. Dễ thấy, các món ăn chế biến từ dứa dù bạn ăn nhiều bao nhiêu cũng không bị rát lưỡi. Vì thế, để khắc phục tình trạng này bạn hoàn toàn có thể làm chín nó.
Nhiệt độ sẽ làm bất hoạt bromelain và ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn gây hại xâm nhập từ đó bạn có thể yên tâm ăn dứa.
3. Dùng baking soda
Ngoài cách làm trên, bạn cũng có thể ngâm dứa trong baking soda. Bỏ 1 thìa baking soda vào nước sôi để nguội rồi khuấy đều cho tan ra. Lần lượt cho những miếng dứa đã cắt vào ngâm từ 3 – 5 phút là có thể lấy ra ăn.
Bước 1: Gọt vỏ dứa và cắt thành từng miếng nhỏ
Dứa mua về bạn gọt sạch vỏ và phần mắt rồi cắt thành từng miếng lớn. Bạn có thể chia quả dứa làm 4 để tiện cho các bước sơ chế sau.
Bước 2: Đun nước muối
Bắc nồi nước lên bếp thêm 1 thìa muối vào. Cứ 500ml nước bạn cho 20g muối ăn. Tỷ lệ muối và nước rất quan trọng, nếu ít quá thì không có tác dụng, nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến vị của dứa.
Bước 3: Luộc dứa
Cho dứa vào nồi nước muối, bật bếp và đun tới khi nước sôi thì bạn chờ khoảng 1 phút là có thể vớt dứa ra. Để dứa ráo nước sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 4: Thưởng thức
Luộc dứa sơ sẽ giúp muối thẩm thấu vào bên trong nhanh hơn. So với ngâm dứa trong nước muối phương pháp này không chỉ sạch sẽ, hợp vệ sinh mà còn giúp dứa có vị ngọt ngon hơn. Lưu ý, không nên luộc dứa quá lâu dễ làm hao hụt lượng vitamin trong loại trái cây này.
Cách nấu chè hạt đác thơm ngon cho ngày hè nắng nóng
Chè hạt đác là món ăn bổ dưỡng. Cách nấu chè hạt đác không hề khó như các món chè thông thường khác. Hãy cùng VietNamNet vào bếp để làm món chè hạt đác thơm ngon cho ngày hè nắng nóng.
1. Nguyên liệu làm chè hạt đác
Hạt đác: 500g
Mít đã bỏ hạt: 200g
Hạt é: 50g
Nước cốt dừa: 200ml
Muối ăn: 1 ít
Lá dứa: 1 nắm
Chanh: 1 quả
Đường phèn: 150g
Nguyên liệu làm chè hạt đác (Ảnh: Thời báo văn học nghệ thuật)
2. Cách làm chè hạt đác thơm ngon, đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hạt đác đem ngâm trong chậu nước có pha chút muối hạt và chút nước cốt chanh. Sau khoảng 15 phút thì rửa lại 2 - 3 lần cho sạch và để ráo nước. Sau khi ráo nước bạn cho hạt đác vào bát ngâm với đường phèn cho ngấm.
Hạt é cho vào bát ngâm với 200ml nước trong khoảng 15 phút cho nở.
Mít bỏ hạt rồi cắt thành sợi nhỏ.
Lá dứa rửa sạch rồi buộc gọn lại.
Bước 2: Nấu chè
Cho hạt đác đã ngâm đường vào chảo rồi cho thêm 1 lít nước và đun trên bếp với lửa nhỏ. Khi nước sôi, bạn cho lá dứa vào đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp và để cho hỗn hợp nguội.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
Hòa nước cốt dừa với chút muối rồi cho vào nồi và đun với lửa vừa. Khi đun nhớ khuấy lên cho đều, tới khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thành
Bạn múc chè hạt đác vào cốc, cho thêm hạt é, mít thái sợi rồi rưới nước cốt dừa lên, cho thêm đá bào là có thể thưởng thức.
Chè hạt đác thơm ngon cho ngày hè nắng nóng (Ảnh: Zing)
3. Một vài lưu ý khi nấu/bảo quản chè hạt đác
Để nấu chè hạt đác thơm ngon, cần chọn được nguyên liệu chuẩn.
Trong đó, hạt đác là nguyên liệu chính trong công thức nấu chè hạt đác. Hạt đác là loại hạt rừng, được trồng chủ yếu ở vùng Nam Trung Bộ. Hạt đác có màu trắng đục, có vị ngọt mát, giòn sần sật và rất tốt cho sức khỏe. Hạt đác có giá thành khá cao, nên khi lựa chọn loại nguyên liệu này, bạn phải thật chú ý mới chọn được loại hạt đác chất lượng.
Nên chọn loại hạt đác có màu trắng hơi đục; không chọn loại có màu trắng tinh vì có khả năng chúng đã bị tẩy trắng.
Hạt đác tươi sẽ mềm và ngon hơn. Hạt vừa chín tới sẽ ngon hơn. Không nên chọn loại hạt cứng, đó là những hạt già, ăn không ngon và ngọt bằng hạt non.
Có một loại hạt dễ nhầm với hạt đác là hạt thốt nốt. Hạt thốt nốt thường to và có màu trắng trong, có mùi đặc trưng của thốt nốt. Khi chọn mua, bạn cần kiểm tra để tránh nhầm lẫn.
Nếu chưa kịp chế biến ngay được thì bạn nên cho đác vào ngăn mát tủ lạnh. Không nên để ở nhiệt độ thường lâu, vì sẽ khiến hạt đác bị nhớt và hỏng.
Nếu bạn muốn bảo quản hạt đác với số lượng lớn thì có thể rửa sạch nhớt rồi chia hạt đác thành từng túi nhỏ và để vào tủ đông. Khi muốn ăn, bạn chỉ việc đem ra rã đông và luộc sơ qua là có thể sử dụng được. Làm theo cách này sẽ giúp giữ được hạt đác trong 3 tháng.
Đối với hạt đác đã rim, bạn nên cho vào hộp nhựa sạch rồi đậy nắp lại và để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp bạn bảo quản được từ 2 - 3 tuần. Ngoài ra, bạn có thể cho hạt đác đã rim bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh sẽ giúp giữ được hơn 1 tháng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách nấu chè hạt đác ngon, đơn giản thanh mát cho ngày hè. Chúc bạn thực hiện thành công món chè hấp dẫn này nhé!
Công thức làm tào phớ mềm mịn thanh mát, nắng 40 độ C có một bát ăn ngon hết ý Tào phớ mềm mịn, có hương vị ngọt nhẹ và mùi thơm đặc trưng, rất phù hợp để giải nhiệt trong mùa hè này. Mời bạn cùng Emdep.vn khám phá công thức chế biến món tào phớ thơm ngon, bổ dưỡng và thanh mát ngay sau đây nhé ! Tào phớ truyền thống Nguyên liệu: 500ml sữa đậu nành 2 muỗng canh bột...