Dưa gang trộn
Cũng như dưa hấu, dưa leo…, dưa gang là nguồn cung cấp phong phú vitamin và kali, có lợi cho tràng vị, giải rượu.
Ảnh: Thanh Ly
Trưa hè nóng nực, chỉ cần lấy một quả dưa gang đem ra cắt lát, chấm chút muối ăn thì mọi mệt mỏi dường như tan biến. Đấy là chưa kể đến món dưa gang nước dừa đường cát. Trái dưa được gọt bỏ vỏ, băm nhỏ, cho một ít nước đường cát đã thắng, thêm ít nước cốt dừa, vài miếng đá bào. Đơn giản thế mà lại món giải khát rất ngon.
Video đang HOT
Ngoài ra, từ dưa gang có thể chế biến thành nhiều món ăn. Phổ biến là món dưa muối. Chỉ cần vài miếng dưa muối cùng với chén cơm nguội vậy mà ngon đáo để. Rồi dưa muối xào dầu ăn với cơm nóng hay kho với cá chuồn, cá nục, cá ngừ… tạo nên những bữa cơm giản dị mà đầm ấm tình quê.
Khoái khẩu nhất vẫn là món dưa gang trộn. Chọn những trái dưa thật tươi, vỏ còn xanh, cắt đôi bỏ hạt, thái mỏng đem ngâm với muối chừng năm phút cho lát dưa mềm, đem xả sơ qua với nước lạnh rồi vắt ráo nước.
Phi dầu ăn cho thật thơm, rưới lên dưa và trộn đều với ít bột ngọt, tiêu, nước mắm. Thêm các loại rau thơm như ngò, lá ớt non, rau răm, rau húng…, đợi khi nào dọn ăn cho rau vào, sau đó rắc lên một ít đậu phộng rang. Muốn đổi vị có thể trộn dưa với tép khô hay tôm lột. Dưa gang trộn ngon nhất là xúc bánh tráng nướng.
Theo TNO
Rau răm
Hầu như tất cả các món gỏi, miến, bún Hà Nội, hột vịt lộn hay cá kèo kho... khi quên rau răm đều không thể dậy mùi hấp dẫn đặc trưng.
Ảnh: Minh Khôi
Rau răm (Persicaria odorata hay Polygonum odorata), còn gọi là thủy liễu thuộc họ Polygonaceae, là cây thân thảo, gốc bò dài trên mặt đất, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á. Rau răm là sự pha trộn của rau mùi và xả, duy nhất được sử dụng khi lá còn tươi. Là càng già thì hương vị càng mất đi.
Theo tây y, rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau. Về tác dụng dược lý rau răm có thể gây sẩy thai, tiêu thai, kháng estrogen, giải độc nọc rắn...
Theo lương y Quách Văn Nguyên trong Cây rau làm thuốc trị bệnh thì rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu và không độc, có tính sát trùng. Được dùng để kích thích tiêu hóa, trị các chứng lạnh bụng, đầy hơi (dùng cả thân rau răm tươi giã và vắt lấy nước cốt uống), chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ. Rau răm giã nát ngâm rượu hoặc dùng ngoài da như hắc lào, lang ben, lở ngứa.
Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn quá nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Ăn nhiều rau răm với thịt gà dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Những người máu nóng, gầy yếu cũng không nên ăn nhiều. Phụ nữ đang hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Rau răm ngoài ăn sống có thể nấu canh rất ngon và ngọt với thịt bò, cá diếc, cá bống, nghêu, hoặc canh cá trê nấu cà chua rau răm.
Theo TNO
Tô mì Quảng "khủng" lập kỷ lục Việt Nam Sáng 29.3, nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày Giải phóng TP.Đà Nẵng và khai trương khu ẩm thực, vui chơi, giải trí tại Trung tâm thương mại Dragon Vĩnh Trung (Đà Nẵng), trung tâm này đã giới thiệu tô mì Quảng "khủng" và qua đó lập kỷ lục tô mì Quảng lớn nhất Việt Nam. Mì Quảng được xem là món ăn...